H.P – vi sinh vật cổ xưa gây ung thư dạ dày có thực sự đáng sợ?

Theo dõi VGT trên

Người ta cho rằng Helicobacter pylori (H.P) là một loại vi sinh sống trong trong dạ dày người từ cổ xưa. Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp nó là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là một vi khuẩn hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Vi khuẩn H.P đã được tìm thấy ở trong dạ dày của người vào năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren.

Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% những người bị nhiễm H.P trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng.

Người ta cho rằng vi khuẩn H.P là một loại vi sinh sống trong trong dạ dày người từ cổ xưa, vi khuẩn H.P cũng được tìm thấy trong dạ dày người từ 60.000 năm trước đây ở châu Phi.

H.P - vi sinh vật cổ xưa gây ung thư dạ dày có thực sự đáng sợ? - Hình 1

Vi khuẩn H.P được WHO xếp vào là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Vi khuẩn H.P cũng được coi là một vi sinh vật bình thường trong hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của con người. Trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn H.P.

Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, và Úc… tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P thấp hơn, chỉ khoảng 20 – 40%. Trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P tăng dần theo tuổi, vào độ tuổi 40-50 có tới 80% người dân Việt Nam có nhiễm vi khuẩn H.P.

Vi khuẩn H.P lây truyền và tái nhiễm như thế nào?

Cho đến nay, việc chính xác bị nhiễm H.P như thế nào người ta cũng chưa biết rõ. Nhưng vi khuẩn H.P lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp qua miệng- miệng ở những thành viên trong gia đình và lây truyền qua phân, do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn.

Bằng chứng là các vi khuẩn H.P đã được phát hiện có trong phân, nước bọt và trong mảnh cao răng của người. Có thể việc nhai cơm và mớm cơm cho con ở một số nước trong đó có Việt Nam trước đây cũng là nguyên nhân trực tiêp lây truyền H.P.

Ở các nước đã phát triển, việc vệ sinh chung rất tốt, thì lây truyền chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình với nhau, còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể lây truyền do mắc từ cộng đồng.

Như vậy, tăng cường vệ sinh chung tại cộng đồng có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P. Ở Việt Nam theo nghiên cứu từ 2005, tỷ lệ tái xuất hiện (recurrence) H.P là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt H.P tái xuất hiện trong dạ dày là 23,5%, trong đó tái nhiễm là 9,7% và tái phát là 13,8%.

Trong đó, tái nhiễm là tình trạng đã điều trị diệt khỏi hoàn toàn sau đó lại nhiễm mới. Tái phát là tình trạng khi dùng thuốc diệt HP vi khuẩn giảm về mặt số lượng, với các phương pháp phát hiện hiện nay không còn phát hiện được H.P tại dạ dày nhưng sau đó các vi khuẩn lại nhân lên và có thể tìm thấy.

Tỉ lệ tái xuất hiện của H.P trong dạ dày thấp nhất là Phần Lan với 0,2%/năm, Nhật Bản là 0,2- 2%/năm, tại Mỹ nói chung khoảng dưới 2% mỗi năm.

H.P - vi sinh vật cổ xưa gây ung thư dạ dày có thực sự đáng sợ? - Hình 2

Tỷ lệ kháng kháng sinh

Vi khuẩn H.P trước đây rất nhậy cảm với kháng sinh nên dễ tiêu diệt vào những năm 1990 đến năm 2000, tỷ lệ diệt trừ thành công HP rất cao. Với chỉ 2 trong 3 kháng sinh như: amocixillin, clarithromycin và metronidazol có thể cho hiệu quả diệt trên 90% thậm chí là> 95% chỉ với 7 ngày điều trị.

Ngày nay, tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao, trung bình amocixillin 24,9%, Clarithromycin 34,1% (có nghiên cứu là 85,5%), metronidazole 69,4% (có nghiên cứu là 95,5%), levofloxacin 27,9%, tetraxycline17,9% và đồng thời kháng nhiều loại kháng sinh trung bình là 47,4%. Vì thế, việc điều trị diệt HP trở nên khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có chỉ định đúng, nghĩa là chỉ diệt khi cần thiết.

Vi khuẩn H.P gây bệnh gì?

Có tới trên 80 % người có nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm H.P mà không điều trị, khoảng10 – 20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1-2% có khả năng bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn H.P có thể gây ra các bệnh sau:

-Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày

Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm H.P không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn. Trên hình ảnh nội soi cho thấy có thể viêm niêm mạc một phần hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày. Cũng có khi tự khỏi hoặc chuyển sang viêm mạn tính niêm mạc dạ dày.

- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày

Video đang HOT

Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính. Khi bị viêm mạn tính sẽ có thể theo một trong 2 tình huống sau: viêm teo chủ yếu tại vùng hang vị dạ dày, trường hợp này thường bài tiết axit tại dạ dày bình thường hoặc tăng, dẫn tới hay bị loét hành tá tràng. Khả năng thứ 2 viêm teo từ hang vị sẽ lan lên thân vị và nếu viêm nặng có thể viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày sẽ dẫn tới giảm tiết axit của dạ dày gây ra loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày không chỉ gây ra do H.P mà còn gặp do các nguyên nhân khác như viêm niêm mạc dạ dày tự miễn.

- Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là khi ổ loét có kích thước từ 0,5 cm trở lên. Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần. Điều trị diệt H.P giúp ngăn ngừa được loét dạ dày tá tràng tái phát và chảy máu tái phát. Loét dạ dày tá tràng có thể gây thủng dạ dày tá tràng, việc điều trị chỉ cần phẫu thuật để khâu lại lỗ thủng, ngày nay không cần cắt dạ dày để điều trị.

Loét dạ dày vùng lỗ môn vị hoặc hành tá tràng có thể gây hẹp đường xuống dẫn tới biểu hiện nôn và không ăn được. Trước kia, những trường hợp này phải điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên, ngày nay có thể điều trị phần lớn biến chứng này bằng thuốc mà không cần phải phẫu thuật.

- Ung thư dạ dày

Năm 1994 Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp vi khuẩn H.P là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nhiễm vi khuẩn H.P gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày.Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột.

Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm H.P. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.

Vì vậy, khi điều trị diệt vi khuẩn H.P làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày nhưng không làm mất hoàn toàn nguy cơ ung thư dạ dày. Chính vì vậy nếu một người nhiễm H.P có viêm teo hoặc dị sản ruột mà chủ quan nghĩ rằng mình đã diệt H.P nên không cần soi dạ dày theo dõi thì vẫn bị ung thư dạ dày và thường được phát hiện ung thư khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột phụ thuộc vào quá trình viêm hoạt động nhiều hay ít, mà mức độ viêm này phụ thuộc vào bản thân người bệnh và độc lực của vi khuẩn H.P. Có nghĩa là ung thư dạ dày còn phụ thuộc vào bản thân người bệnh và độc lực của chủng vi khuẩn H.P. Điều này lý giải tại sao không phải ai bị nhiễm vi khuẩn H.P cũng bị ung thư dạ dày.

- U lympho B lớp niêm mạc dạ dày (MALT):

Nhiễm H.P có thể gây ra ung thư lympho bào B tại biểu mô niêm mạc dạ dày. Khoảng 60- 80% ung thư loại này sẽ thoái triển và khỏi hoàn toàn sau diệt H.P.

- Chứng khó tiêu chức năng (functional dyspepsia):

Đây là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện đau vùng thượng vị, có thể có nóng rát vùng thượng vị, ăn nhanh no, đầy bụng vùng thượng vị sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác nặng bụng hoặc ấm ách sau ăn. Các triệu chứng này giảm đi sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ.

Trong một số bệnh nhân bị chứng khó tiêu chức năng mà có nhiễm vi khuẩn H.P, các triệu chứng có thể giảm sau khi diệt H.P, tuy nhiên tỷ lệ giảm triệu chứng này không cao.

- Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa:

Nhiễm vi khuẩn H.P cũng làm tăng xuất hiện một bệnh như: giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…

Vi khuẩn H.P có lợi cho con người không?

Vi khuẩn H.P cũng cho thấy có một vai trò nào đó trong cuộc sống bình thường của con người. Người ta thấy rằng khi điều trị diệt trừ H.P làm tăng nồng độ hormon Grehnin, đây là một hormon gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. Ngoài ra trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỷ lệ bị bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản, bị viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng chảy máu) ở người không có nhiễm vi khuẩn H.P.

Bằng cách nào phát hiện có nhiễm vi khuẩn H.P trong dạ dày?

Có rất nhiều cách phát hiện có bị nhiễm vi khuẩn H.P trong dạ dày hay không:

- Phương pháp qua nội soi dạ dày: sinh thiết cấy tìm vi khuẩn H.P, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm vi khuẩn H.P, làm test nhanh urease,

- Các phương pháp không cần nội soi dạ dày: test thở C13, C14, xét nghiệm kháng thể IgG trong huyết thanh, xét nghiệm kháng nguyên vi khuẩn H.P trong phân. Tổ chức Tiêu hóa Thế giới khuyến cáo trong thực tiễn khám và điều trị H.P hay dùng hai phương pháp: test thở C13, C14 và làm test nhanh urease.

Tại Việt Nam, trong đó có khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên dùng hai phương pháp: làm test nhanh urease khi nội soi dạ dày và test thở C13 hoặc C14. Các phương pháp khác chủ yếu làm với mục đích nghiên cứu dịch tễ hoặc nghiên cứu sâu.

Hiện nay, một số đơn vị sử dụng xét nghiệm máu tìm kháng thể IgG trong huyết thanh để phát hiện nhiễm H.P là không chính xác, gây lãng phí. Vì nếu xét nghiệm cho thấy có kháng thể trong máu (dương tính), thì chỉ biết người này từng nhiễm H.P chứ không chắc chắn hiện tại có nhiễm H.P hay không. Ngoài ra, sau khi điều trị diệt hoàn toàn H.P thì kháng thể IgG vẫn còn tồn tại trong máu sau đó rất lâu nên không cho biết được liệu bệnh nhân còn hay hết vi khuẩn H.P.

Khi nào cần điều trị diệt vi khuẩn H.P?

Theo khuyến cáo của thế giới những trường hợp dưới đây có nhiễm H.P thì cần điều trị diệt:

- Loét dạ dày

- Loét hành tá tràng

- Chứng khó tiêu: Đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị

- Thiếu máu thiếu sắt

- Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên

- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật

- Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)

- Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày

- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc

- Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày

- Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng….

- Mặc dù sau khi đã được bác sĩ giải thích kỹ mà người bệnh quá lo lắng về nhiễm vi khuẩn H.P thì có thể cân nhắc diệt vi khuẩn H.P.

Một số nước như Nhật Bản chủ trương cứ có H.P là điều trị diệt trừ vì tại đó tỷ lệ ung thư dạ dày rất cao và tỷ lệ nhiễm H.P khoảng 51 % dân số. Ngược lại, tại một số vùng của các nước phát triển vùng cực bắc bán cầu như: Greenland của Đan Mạch, Alaska của Mỹ, một số vùng của Canada và Nga… nơi mà có tỷ lệ nhiễm H.P chiếm trên 60% dân số và có độ tuổi mắc giống Việt Nam (bắt đầu nhiễm H.P nhiều ở trẻ 4-5 tuổi và tỷ lệ này tăng rất nhanh đến độ tuổi 15), các chuyên gia đã khuyến cáo không nên diệt H.P cho tất cả mọi người, Ngay cả những người có chứng khó tiêu (như đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị) cũng không đặt vấn đề diệt H.P lên hàng đầu.

H.P - vi sinh vật cổ xưa gây ung thư dạ dày có thực sự đáng sợ? - Hình 3

Trong phần chỉ định điều trị diệt trừ H.P ở nước ta cũng có nhiều vấn đề phải cân nhắc thận trọng.

Tỷ lệ nhiễm H.P của nước ta chiếm trên 70% dân số, tỷ lệ tái xuất hiện H.P là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt H.P tái xuất xuất hiện trong dạ dày là 23,5%. Mặt khác tỷ lệ H.P kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao. Vì vậy, việc điều trị diệt HP trở nên khó khăn việc điều trị diệt H.P càng phải cần nhắc kỹ, đúng chỉ định không nên lạm dụng.

Nếu một người Việt Nam có biểu hiện chứng khó tiêu như đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị mà xét nghiệm tìm H.P khả năng bị nhiễm H.P là trên 70%. Ngay cả khi bị chứng khó tiêu mà điều trị diệt vi khuẩn H.P thì theo nghiên cứu gộp năm 2014 cứ 15 người điều trị có 1 người giảm triệu chứng. Như vậy kết quả diệt H.P trong điều trị chứng khó tiêu cũng là khiêm tốn.

Vậy một người có triệu chứng của chứng khó tiêu mà có nhiễm H.P có nên diệt H.P là lựa chọn hàng đầu hay không cũng phải rất thận trọng, thầy thuốc cần cân nhắc kỹ.

Nếu một người dân nước ta có nhiễm H.P vì cho đó là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nên cần diệt, thì có thật sự xác đáng không ?

Ung thư dạ dày có hai loại: ung thư vùng tâm vị và đoạn cuối thực quản ít liên quan tới nhiễm H.P, còn loại ung thư không phải tâm vị (đây cũng là loại hay gặp hơn so với ung thư tâm vị) có liên quan đến nhiễm H.P. Mặc dù nước ta có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P hàng đầu thế giới với trên 70% dân số, nhưng tỷ lệ ung thư dạ dày chỉ là nước đứng thứ 10 trên thế giới.

Ung thư dạ dày hình thành là hậu quả sự tác động giữa cơ thể con người và môi trường: như nhiễm vi khuẩn H.P, chế độ ăn nhiều muối…. Vì thế năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới (FAO) khuyên nên ăn không quá tổng lượng 5g muối/ngày sẽ có lợi cho phòng nhiều bệnh trong đó có giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nguyên nhân ung thư dạ dày không chỉ do vi khuẩn H.P gây ra mà còn nhiều yếu tố tác động. Theo số liệu điều tra trung bình người Việt Nam ăn 9,4 g muối mỗi ngày. Ăn nhạt cũng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tại sao chúng ta không thực hiện.

Việc kháng thuốc và điều trị diệt H.P

Theo thống kê tỉ lệ kháng kháng sinh clarithromycin tại Việt Nam là rất cao từ 21,4- 50,9%. Sở dĩ có tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao vì việc sử dụng kháng sinh lan tràn trong các bệnh lý khác hoặc dùng kháng sinh với mục đích diệt vi khuẩn H.P nhưng không đúng chỉ định hoặc không đúng phác đồ điều trị.

Theo khuyến cáo Hội tiêu hóa Việt Nam cũng như thế giới khi mà tỉ lệ kháng kháng sinh clarithromycin tại vùng dân cư trên 20% thì không nên sử dụng phác đồ sử dụng tiêu chuẩn trước kia: gồm thuốc ức chế bài tiết axit thông qua bơm proton (PPI) cùng 2 kháng sinh là clarithromycin và amoxicillin, mà phải thay bằng phác đồ khác.

Và như vậy các bộ thuốc Kit để điều trị diệt vi khuẩn H.P thường thấy trên thị trường bao gồm phối hợp 2 loại kháng sinh và thuốc ức chế bài tiết là không nên dùng để điều trị diệt vi khuẩn H.P nữa vì hiệu quả điều trị thấp đồng thời cũng dễ gây kháng thuốc.

Như vậy, vi khuẩn H.P là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn H.P đều bị bệnh, vì thế cần điều trị diệt H.P đúng chỉ định để tránh không gây lãng phí, đồng thời không gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh chéo từ người này sang người khác dẫn tới tình trạng khi cần điều trị diệt vi khuẩn H.P thì kháng sinh không còn hiệu quả.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn

Vi khuẩn HP được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 1 có khả năng gây ung thư ở người. Loại vi khuẩn này có thể lây qua ăn uống nên chúng ta cần phải lưu ý đề phòng ngay từ ban đầu.

Helicobacter pylori là một loài vi khuẩn tương đối phổ biến trong lâm sàng, chủ yếu sinh sản trong dạ dày của người bệnh. Một số lượng lớn nhiễm Helicobacter pylori có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Do đó, cần điều trị để giảm tác động của Helicobacter pylori. Tuy nhiên, do các triệu chứng ban đầu của nhiễm Helicobacter pylori không rõ ràng nên nhiều người đã bỏ lỡ thời gian điều trị tối ưu.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì, có thể gây ung thư?

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn - Hình 1

Helicobacter pylori (HP) là một trong những vi khuẩn, thực chất là một sinh vật nhân thực. Vì HP là một xoắn khuẩn, gram âm, chúng có khả năng sinh ra men urease. Loại vi khuẩn này tương đối đặc biệt chỉ sống được trong dạ dày, khi HP nhân lên trong dạ dày sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều bệnh khác nhau nên HP cũng là loại vi khuẩn rất có hại cho cơ thể con người.

Vi khuẩn HP gây ra bài tiết axit làm tổn thương dạ dày. Nếu như viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP mà không diệt trừ thì gây ra tổn thương viêm loét dạ dày và tổn thương viêm loét rất khó chữa.

Vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, nhưng tỷ lệ người nhiễm HP tiến triển thành ung thư dạ dày chỉ khoảng 1%, chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có tới hơn 200 loại, khi nhiễm vi khuẩn HP, nếu loại HP đó mang gen CagA có độc lực cao, làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên chỉ có số ít loại HP mang gen này.

Mặc dù tỷ lệ vi khuẩn HP gây ung thư rất nhỏ nhưng loại vi khuẩn này rất dễ lây lan thông qua con đường ăn uống thông thường và gây ra các tình trạng viêm loét dạ dày.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo dạ dày bạn có chứa nhiều vi khuẩn HP, nên đi kiểm tra sớm để kịp thời điều trị.

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP

1. Hôi miệng

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn - Hình 2

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng cho bệnh nhân, vì sau khi vi khuẩn HP nhân lên trong dạ dày, nó cũng sẽ phát triển trong mảng bám răng khi dịch tiết vào khoang miệng, gây nhiễm trùng miệng và gây hôi miệng. Hơn nữa, chứng hôi miệng do HP gây ra không thể thuyên giảm bằng cách vệ sinh hàng ngày. Vì vậy, một khi tình trạng hôi miệng kéo dài dai dẳng kéo dài có thể do vi khuẩn HP gây ra.

2. Ợ hơi

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn - Hình 3

Người bị nhiễm vi khuẩn HP có thể có triệu chứng ợ hơi sau bữa ăn, nhưng do hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân không rõ ràng nên không dễ phát hiện. Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi sau khi ăn và hiện tượng này tái diễn thì đó có thể là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP, bạn phải hết sức lưu ý.

3. Buồn nôn

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn - Hình 4

Thông thường, sau khi cơ thể con người ăn, ruột sẽ tích cực phân hủy thức ăn thông qua axit trong dạ dày và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bị nhiễm vi khuẩn HP, chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, niêm mạc ruột của người bệnh cũng bị kích thích theo những cách khác nhau, sau khi ăn sẽ có mức độ buồn nôn khác nhau. Nếu người bệnh thường xuyên có triệu chứng buồn nôn và nôn sau khi ăn thì rất có thể liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori.

4. Giảm dần cân

4 dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày, khám ngay kẻo muộn - Hình 5

Vi khuẩn HP sẽ khiến chức năng tiêu hóa của cơ thể con người bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, không có cách nào hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn, tình trạng suy dinh dưỡng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sút cân dần. Vì vậy, nếu không cố tình giảm cân và ăn kiêng nhưng cân nặng vẫn giảm và nước da ngày càng xấu đi thì rất có thể là do vi khuẩn HP sinh sôi trong ruột.

HP là một loại vi khuẩn có hại cho cơ thể người, một khi xuất hiện các triệu chứng trên thì cần phải hết sức lưu ý. Việc điều trị lâm sàng loại vi khuẩn này hiện nay không khó lắm, chỉ cần sử dụng kháng sinh hợp lý và điều trị tích cực là có thể khống chế hiệu quả sự sinh sản của vi khuẩn. Đồng thời, bạn cũng nên ăn một số thực phẩm lành mạnh và dễ tiêu hóa, chẳng hạn như mật ong và bắp cải có thể ức chế sự hình thành của vi khuẩn HP rất hiệu quả

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biếtNam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biết
04:57:04 18/01/2025
Bí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờBí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờ
08:27:07 16/01/2025
Chuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóaChuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóa
20:08:11 16/01/2025
Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?
21:37:17 16/01/2025
Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?
19:58:43 16/01/2025
Nhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máyNhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máy
04:27:51 18/01/2025
Suy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ timSuy tim, đột quỵ vì không tuân thủ điều trị bệnh cơ tim
05:02:08 18/01/2025
5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ
20:17:43 16/01/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rácDọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác
00:59:26 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổiHoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi
06:31:50 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025

Tin mới nhất

5 loại đồ uống lành mạnh, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ giảm cân

5 loại đồ uống lành mạnh, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ giảm cân

08:32:40 18/01/2025
Thức uống bổ sung protein vào bữa tối giúp thúc đẩy phát triển cơ bắp, tăng cường hiệu quả giảm cân. Sữa lắc protein giúp giảm mức cortisol, giải tỏa căng thẳng, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?

08:29:39 18/01/2025
Uống trà shan tuyết quá đặc có thể dẫn đến ngộ độc trà, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Nên thưởng thức trà pha ở nồng độ nhẹ hoặc vừa phải để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn...
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng

06:26:02 18/01/2025
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có rất nhiều trong khoai lang giúp duy trì thị lực tốt và tránh các bệnh như quáng gà.
5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng

05:24:01 18/01/2025
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng

05:20:41 18/01/2025
Dị dạng mạch máu não ở người trẻ gây những hệ quả vô cùng nặng nề, có thể để lại di chứng suốt đời.
Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ

Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ

05:18:33 18/01/2025
Mặc dù đã được hồi sức tích cực tại Trung tâm Đột quỵ nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, tiên lượng rất nặng. Sau 2 ngày cấp cứu, bác sĩ giải thích không còn khả năng cứu chữa, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó.
Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại

05:15:07 18/01/2025
Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame phát hiện dây đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác chứa hàm lượng cao nhiều chất PFAS độc hại có thể thẩm thấu qua da đi vào cơ thể.
Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?

04:45:31 18/01/2025
Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở bàn chân.
Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh

04:43:31 18/01/2025
Bác sĩ khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ nhỏ phải luôn cẩn thận trong việc uống thuốc và dùng các thực phẩm. Nên kiểm tra và đọc kỹ đường dùng thuốc, khi uống thuốc không nên cười đùa hay la hét để tránh tình trạng nuốt phải thuốc chưa bó...
Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi

Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi

04:30:16 18/01/2025
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được đặt ống thở máy để duy trì hô hấp. Các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm phổi.
Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

09:06:38 17/01/2025
Tư thế cây cầu là tư thế dành cho người mới bắt đầu. Tư thế này thường được thực hiện vào cuối buổi tập yoga, sau một chuỗi tư thế đứng để giúp làm nóng cột sống.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày 18/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ sẽ cảm thấy bất an

Tử vi ngày 18/1/2025 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ sẽ cảm thấy bất an

Trắc nghiệm

08:36:15 18/01/2025
Những vấn đề tồn đọng có thể khiến Xử Nữ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Tuy nhiên, điều quan trọng là Xử Nữ cần phải thẳng thắn và quyết đoán hơn trong việc giải quyết những vấn đề này.
Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao châu á

08:20:14 18/01/2025
Nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc Kim Min Hee tiếp tục bị chỉ trích vì scandal làm tiểu tam , mang thai với người tình là đạo diễn hơn 22 tuổi.
Sao Việt 18/1: Nhật Kim Anh sinh con gái, Cường Đô La được vợ nhổ tóc bạc

Sao Việt 18/1: Nhật Kim Anh sinh con gái, Cường Đô La được vợ nhổ tóc bạc

Sao việt

08:15:23 18/01/2025
Nhật Kim Anh tươi tắn chụp ảnh trong bệnh viện trước giờ sinh con gái, Cường Đô La gây chú ý với khoảnh khắc được bà xã nhổ tóc bạc.
Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Phong cách sao

07:28:01 18/01/2025
Mỹ nhân sinh năm 2000 không theo đuổi thời trang tối giản. Thay vào đó, cô xây dựng phong cách nổi bật, nhiều màu sắc.
Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Thế giới

07:21:04 18/01/2025
Đội ngũ luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16.1 đã nộp đơn khiếu nại cáo buộc lãnh đạo cơ quan cảnh sát và chống tham nhũng đã xâm nhập trái phép tư dinh tổng thống.
Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Phim việt

07:05:59 18/01/2025
Mở đầu tập 10 phim Đi về miền có nắng, Vân (Yên Đan) thông báo cho Phong (Bình An) biết hôm nay là kỷ niệm ngày hai đứa gặp nhau lần đầu tiên.
Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Nhạc quốc tế

06:54:35 18/01/2025
Nếu để nói về người chịu tổn thương nhất khi BIGBANG không trọn vẹn, nhiều V.I.P chân chính sẽ chọn - thủ lĩnh G-Dragon
Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Nhạc việt

06:49:59 18/01/2025
Dù có vẻ không quá quen mặt, Bùi Trường Linh hiện là 1 trong những tài năng trẻ của nền nhạc Việt nhận được sự chú ý lớn từ khán giả.
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).
Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.