HP “kết thân” với Android để dần thay thế Windows?
Trước sự sụt giảm không phanh của thị trường máy tính cá nhân và đặc biệt là hệ điều hành Windows 8 chưa đáp ứng được kì vọng của người dùng, hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới HP đang nhắm đến Android như một sự lựa chọn cho tương lai.
Trong sự kiện báo cáo tài chính quý II/2013 vừa được diễn ra, CEO Meg Whitman của HP đã dành nhiều thời gian để nói về các sản phẩm sử dụng nền tảng Android của Google, hơn là các sản phẩm sử dụng nền tảng Windows 8, vốn được xem là “sản phẩm cốt lõi” của HP trong thời gian qua.
HP đang lựa chọn Android như một giải pháp “cứu cánh” cho thị trường PC ảm đạm
Theo đó, “nữ tướng” của HP ám chỉ đến việc lựa chọn các hệ điều hành mới cho sự phát triển trong tương lai của hãng, trong đó có cả nền tảng Android và Chrome OS của Apple, thay vì chỉ tập trung vào sản xuất các sản phẩm sử dụng nền tảng Windows của Microsoft như trước đây.
“Sử dụng nhiều hệ điều hành, nhiều cấu trúc và nhiều dạng sản phẩm sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và mang những sản phẩm mà khách hàng mong muốn đến với họ”, Meg Whitman cho biết.
Sau đó, Meg Whitman tiếp tục nói về những sản phẩm sử dụng nền tảng Android và Chrome OS của HP mà không hề đề cập đến các sản phẩm sử dụng Windows, như một động thái “phớt lờ” hệ điều hành của Microsoft.
Video đang HOT
“Tiếp theo sau việc ra mắt Chromebook (laptop sử dụng Chrome OS) vào hồi tháng 2, chúng ta đã ra mắt Slate 7, chiếc máy tính bảng sử dụng Android trong quý II này. Đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy sự yêu thích đối với Slate 7″, Whitman cho biết thêm.
“Thẳng thắn mà nói, với các sản phẩm Android ở đây sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều. Slate 7 với mức giá 169 USD đã giúp cho chúng ta xâm nhập một phân khúc thị trường mà chúng ta chưa từng đặt chân đến trước đó”, Whitman tự tin về chiếc máy tính bảng chạy Android giá rẻ mà HP ra mắt gần đây.
Gần đây nhất, HP đã cho ra mắt chiếc máy tính bảng “lai” laptop SlateBook x2, sử dụng vi xử lí Tegra 4 của Nvidia và hoạt động trên nền tảng Android.
Ngoài Android, HP cũng cho thấy sự hứng thú của mình với nền tảng Chrome OS dành cho máy tính cá nhân, bất chấp việc trước đây hãng vẫn sử dụng Windows cho sản phẩm máy tính của mình.
Laptop chạy Chrome OS của HP ra mắt hồi tháng 2, chỉ có giá 330 USD.
Có vẻ như Android và Chrome OS đang được xem là những sự lựa chọn “cứu cánh” để giúp HP thoát khỏi tình trạng trì trệ khi thị trường máy tính cá nhân sử dụng Windows đang trên đà “tuột dốc không phanh”, mà lí do chính trong đó được cho là từ sự thiếu hấp dẫn của nền tảng Windows 8.
Tuy nhiên, việc HP có thành công với sự lựa chọn của mình hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhất là thị “miếng bánh” Android đang được phân chia bởi rất nhiều hãng sản xuất máy tính khác nhau, và liệu HP có quá chậm chân khi đến bây giờ mới bắt đầu xâm nhập thị trường máy tính bảng sử dụng Android?
Hơn ai hết, có vẻ như Microsoft chính là người cảm thấy không hài lòng với quyết định của HP, nhất là khi HP vẫn luôn là đối tác sản xuất và là hãng sản xuất máy tính chạy Windows lớn nhất thị trường trong nhiều năm qua.
Theo Dân Trí
99,9% số lượng mã độc mới trên di động là nhắm đến nền tảng Android
Một báo cáo mới vừa được công bố, cho thấy mức độ nghiêm trọng của mã độc trên Android - hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới- đạt đến con số khiến nhiều người phải giật mình.
99,9% số lượng mã độc mới được phát hiện trong quý I/2013 được thiết kế để nhắm đến nền tảng Android. Đây là một con số đáng kinh ngạc về tình trạng mã độc trên nền tảng di động của Google vừa được hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố.
Số lượng mã độc mới xuất hiện gần như đều nhắm đến Android.
Phần lớn trong số các loại mã độc trên Android là virus trojan, một dạng virus chủ yếu để sử dụng để đánh cắp tiền của người dùng bị lây nhiễm bằng cách gửi đến họ những tin nhắn lừa đảo, trong đó có chứa các thông tin về mua bảo hiểm hoặc các vấn đề liên quan. Loại mã độc này chiếm đến 63% tổng số các loại mã độc mới được phát tán trên Android trong Q1/2013.
Các nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky cũng báo cáo một sự bủng nồ về số lượng các mã độc hại trên di động. Theo đó chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2013, Kaspersky đã phát hiện được số lượng mã độc mới trên các nền tảng di động bằng tổng số lượng mã độc được phát hiện trong cả năm 2012.
Với việc Android tiếp tục trở thành "mồi ngon" của hacker trong việc phát tán các loại mã độc, có vẻ như Android đang dần trở thành một "Windows thứ 2" trên lĩnh vực bảo mật, khi sự phổ biến của nền tảng này đang thu hút tối đa sự chú ý của các tin tặc, đồng thời việc quản lý các ứng dụng cho Android một cách lỏng lẻo càng tạo điều kiện cho mã độc được phát tán dễ dàng hơn trên nền tảng di động này.
Bên cạnh lĩnh vực mã độc trên nền tảng di động, báo cáo về tình trạng bảo mật trong quý I/2013 của Kaspersky cũng cho biết 91% các vụ phát tán mã độc chủ yếu dựa vào việc phát tán các đường link trang web có chứa mã độc. Các đường link có chứa mã độc này chủ yếu được phát tán thông qua email và trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter... Đây được xem là biện pháp được yêu thích nhất hiện nay của hacker.
Con số cụ thể các loại mã độc (bao gồm cả trên nền tảng di động và các nền tảng khác) đã được Kaspersky phát hiện và vô hiệu hóa trong quý I/2013 là 1.345.570.352 mã độc (hơn 1 tỷ mã độc). Trong đó, hơn 60% các loại mã độc được phát tán từ 3 quốc gia: Mỹ (25%), Nga (19%) và Hà Lan (14%).
Theo Dân Trí/Mashable
Apple sẽ chi 100 triệu USD để sản xuất máy tính Mac tại Mỹ Tim Cook cho biết quy trình sản xuất các trang thiết bị sẽ được thực hiện ở hai bang Kentucky, Michigan trong khi linh kiện thì ở Illinois, Florida và cuối cùng là lắp ráp ở Texas. Apple sẽ đầu tư một khoản tiền lớn cho quy trình sản xuất máy tính Mac ở Mỹ. Ảnh: Arstechnica. Điều này đồng nghĩa với việc...