HP đang mua thương hiệu gaming gear HyperX với giá 425 triệu USD
Sau khi mua lại, HP sẽ sở hữu thương hiệu HyperX từ tay Kingston.
HP mới đây đã đã thông báo rằng họ đang mua lại công ty chuyên sản xuất gaming gear, HyperX với giá 425 triệu USD. Việc mua lại sẽ mang lại cho HP một chỗ đứng lớn trên thị trường phụ kiện chơi game.
HP mua thương hiệu HyperX từ Kingston, chủ sở hữu hiện tại, nhưng HP lưu ý trong thông báo rằng “Kingston sẽ giữ lại các sản phẩm DRAM, flash và SSD cho các game thủ và những người đam mê.”
HP đã có những bước tiến trong lĩnh vực phụ kiện chơi game trong vài năm qua với thương hiệu Omen, nhưng họ vẫn chưa có nhiều sức hút so với các đối thủ cạnh tranh như Corsair, Logitech và Razer.
Ứng dụng Ngenuity đang được sử dụng cho một số phụ kiện HyperX sẽ tiếp tục tồn tại và sẽ không được đưa vào phần mềm Omen Control Center tại thời điểm này.
HyperX là một trong những thương hiệu đáng chú ý nhất trên thị trường này, với các phụ kiện chơi game bao gồm cả dòng tai nghe Cloud, một trong những tai nghe chơi game bán chạy nhất hiện nay. Ngoài tai nghe chơi game, danh mục đầu tư của HyperX có rất nhiều phụ kiện chơi game từ bàn phím chơi game đến micrô. Gần đây nhất, HyperX đã công bố bàn phím chơi game cơ học 60% đầu tiên.
Đánh giá bộ 3 tai nghe gaming Stinger Core: Món hời "ngon bổ rẻ" đến từ thương hiệu nổi tiếng HyperX
Tai nghe gaming Stinger Core đến từ Kingston HyperX có 3 phiên bản bao gồm: Thường, 7.1 và wireless với cái giá cực dễ chịu nhưng chất lượng vẫn tuyệt vời.
Kể từ khi ra mắt, các dòng tai nghe của Kingston HyperX luôn đứng top trên thị trường với chất lượng vượt trội và được rất nhiều game thủ chuyên nghiệp cũng như những người 'sành âm'. Tuy nhiên giá của những sản phẩm này tương đối cao so với mặt bằng chung của thị trường.
Để tiếp cận gần hơn với các game thủ phổ thông thì Kingston HyperX đã ra mắt dòng Cloud Stinger Core với cái giá rất dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Cụ thể, HyperX Cloud Stinger Core có 3 phiên bản bao gồm: HyperX Cloud Stinger Core; HyperX Cloud Stinger Core 7.1 và HyperX Cloud Stinger Core 7.1 Wireless.
Mở hộp và thiết kế
Video đang HOT
Về cơ bản, bộ 3 Stinger Core có thiết kế hộp và sản phẩm gần như tương tự nhau, kế thừa từ Stinger trước kia và tạo ra điểm đặc trưng cho dòng tai nghe giá mềm này. Chúng khác nhau cơ bản ở phương thức kết nối tới máy chơi game. Cụ thể khi 'đập hộp' sẽ thấy ngay lập tức:
Chiếc Stinger Core 'thường' (ngoài cùng bên trái) sẽ có kết nối bằng jack 3.5 bình thường, phụ kiện chỉ có cổng chia tai nghe và micro.
Kế tiếp Stinger Core 7.1 (ở giữa) cũng có kế nối chính bằng jack 3.5, tuy nhiên khi cắm vào PC lại là sound card rời để kích hoạt tính năng 7.1 trên phần mềm.
Cuối cùng là Stinger Core 7.1 Wireless dùng một USB dongle để tiếp nhận tín hiệu tới máy tính, đi kèm là dây sạc.
Tập trung hơn vào chiếc tai nghe, chúng ta cũng có một số điểm khác nhau giữa các phiên bản:
Bản "thường" sẽ có đệm đầu nhỏ hơn một chút.
Bản 7.1 và 7.1 Wireless trông 'xịn' hơn.
Bản thường có khung bằng thép trơn.
Bản 7.1 và 7.1 Wireless có thêm thanh nhựa tạo 'khấc'.
Bản thường có earpad bé hơn một chút.
Earpad của bản 7.1 cũng bằng vải thoáng nhưng to hơn.
Phần điều khiển của bản thường đặt trên dây.
2 phiên bản còn lại được đặt trên củ tai nghe trái.
Ngoài ra các bản 7.1 và 7.1 Wireless chỉ cần gạt mic thẳng lên là sẽ ngắt tiếng, trong khi bản thường phải gạt nút.
Nhìn chung, các phiên bản Stinger Core có một số điểm khác biệt không nhiều. Chúng đều có thiết kế cơ bản dễ dùng, chủ yếu làm bằng nhựa lõi thép và có trọng lượng nhẹ, đeo vô cùng thoải mái kể cả trong thời gian dài.
Có thể thấy thiết kế của dòng Stinger Core rất đơn giản, hoàn toàn không có đèn đóm gì bắt mắt nhưng vẫn đẹp mắt một cách tinh tế riêng. Phần vỏ nhựa cứng cáp, không hề ọp ẹp và thậm chí là rất 'dẻo'. Tuy vậy, phần củ tai nghe của dòng sản phẩm này có hơi kém linh hoạt, không thể quay được nhiều hướng.
Hiệu năng và chất lượng âm thanh
Về cơ bản dòng Stinger Core mang chất âm giống nhau. Chúng đều có âm trường rộng và rất chi tiết, chất âm cân bằng hơi thiên sáng. Khi nghe nhạc thì dải mid và treble thể hiện tốt, các bản ballad ngọt ngào hay nhạc pop phổ thông đều thể hiện tốt. Tuy vậy dải bass nhẹ nhàng mặc dù giúp cho nghe lâu chẳng bị mệt nhưng các basshead thích thể loại EDM sẽ không thích cho lắm.
Thể hiện trong game của Stinger Core thực sự rất ổn, với âm bass nhẹ nhàng không lấn, mid và treble chi tiết giúp cho việc nghe tiếng bước chân hay tiếng súng rất rõ ràng. Tất nhiên với lợi thế âm thanh vòm thì phiên bản Stinger Core 7.1 (Wireless) sẽ có khả năng tái tạo không gian tốt hơn so với bản thường.
Rõ ràng là chiếc USB sound card sẽ giúp cho âm thanh trong game trở nên sống động hơn. Hơn nữa nếu không thích thì có thể cắm trực tiếp tai nghe vào PC, hoặc chuyển sang console, điện thoại... thực sự rất linh hoạt.
Tổng kết
Thực tế thì điểm ấn tượng nhất của bộ 3 sản phẩm này chính là giá thành!
Stinger Core 'thường' có giá 900k, tiếp đến Stinger Core 7.1 có giá 1300k cuối cùng là Stinger Core 7.1 Wireless có giá 2000k. Thực sự là quá ngọt cho một chiếc tai nghe gaming có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng và ngoại hình ổn áp, được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi công ty Vĩnh Xuân - SPC.
Kingston KC2500 - SSD tốc độ siêu khủng dành cho game thủ, YouTuber Gần đây hãng bộ nhớ nổi tiếng Kingston đã giới thiệu tại Việt Nam chiếc SSD hiệu năng cao dành cho game thủ cũng như người dùng hi-end là KC2500. Dưới đây sẽ là phần đập hộp cũng như thử nghiệm nhanh sản phẩm này. Kingston KC2500 có phần vỏ hộp hết sức đơn giản, chỉ gồm mảnh bìa ghi thông tin và...