HP bị đồn muốn bán webOS và Palm giá 1,2 tỷ USD
HP muốn lấy lại số tiền đã bỏ ra khi mua Palm hơn một năm trước nhưng giá trị hiện tại có thể chưa bằng một nửa con số đó.
HP đang muốn giảm tải những mảng kinh doanh không hiệu quả.
HP đã quyết định biến webOS trở thành nền tảng mã nguồn mở nhưng theo một nguồn tin nội bộ của VentureBeat, công ty này đang muốn bán webOS cùng với các tài sản khác của Palm với giá 1,2 tỷ USD. Đây cũng chính là con số mà HP đã phải trả khi mua lại Palm vào năm 2010. Động thái này cho thấy HP đang muốn giảm tải những thiệt hại lớn có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, không khó để nhận ra HP sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm được một đối tác cho thương vụ này. Giá trị của Palm đã giảm khá nhiều kể từ khi được HP mua lại. Trong khi đó, webOS cũng thất bại nặng nề khi TouchPad cùng các điện thoại di động thông minh Pre và Veer đều đã bị HP ngừng sản xuất.
Theo nguồn tin trên, HP được cho là đang có các cuộc đàm phám với Amazon, Samsung, Intel, Facebook và một số các công ty khác.
Các yêu cầu ban đầu của HP đưa ra là 1,2 tỷ USD nhưng VentureBeat cho rằng mức giá này phải giảm xuống còn dưới 500 triệu USD mới có thể hy vọng tìm được bên mua lại.
Theo Số Hóa
Video đang HOT
Dân công nghệ Việt "bở hơi tai" chạy theo công nghệ
Trong khoảng 3 tháng đầu năm, thị trường đón nhận làn sóng sản phẩm mới về nước rầm rộ. Giữa cuộc chơi sôi động ấy, làng công nghệ Việt đang chứng kiến nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Công nghệ mới đang cập nhật từng giờ, cứ sau vài tháng, giới mộ điệu lại sửng sốt khi nhìn lại thị trường với hàng loạt bước ngoặt lớn. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop... liên tục đón nhận thêm nhiều sản phẩm "bom tấn" sáng giá trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm.
Trong cuộc chơi sôi động ấy, làng công nghệ Việt đang chứng kiến luồng ý kiến trái chiều. Không thế phủ nhận dân chơi nước nhà luôn "bắt sóng" rất nhạy trước những thiết bị đáng giá, tuy nhiên ngày càng nhiều thành viên đuối sức trước cuộc chạy đua "thay điện thoại như thay áo" này.
Cuộc chạy đua
Tranh luận tại một chủ đề liên quan đến thị trường smartphone Việt Nam hiện nay, thành viên HTCkiller của diễn đàn Voz bộc bạch: "Thị trường công nghệ Việt lặng sóng vào khoảng thời gian trước năm 2007, smartphone lúc đó hoàn toàn nằm trong tay các dòng điện thoại Nokia và Windows Mobile, còn lại chủ yếu là điện thoại "câm" (không có hệ hành)".
Thật vậy, cuộc chạy đua công nghệ chỉ được châm ngòi khi Apple iPhone 2G xuất hiện nửa cuối năm 2007. HTCkiller cho biết thêm: "Dù yêu hay ghét iPhone, không thể phủ nhận chú dế đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của giới công nghệ toàn cầu". Anh cũng khẳng định: "Vòng xoáy công nghệ đang quay quanh mục tiêu "di động" hiện nay xuất phát chủ yếu từ cơn sốt iPhone, đổ thêm dầu vào lửa cho hàng loạt tiến bộ về chíp xử lí, kết nối và thói quen sử dụng điện thoại".
Cuộc đua chính thức bắt đầu từ đó. Tiếp sau iPhone với nền tảng iOS đột phá, Google công phá thị trường với dòng sản phẩm chạy hệ điều hành Android, tuyên chiến quyết liệt trước hiện tượng Apple. Ngoài ra, một vài con sóng nhỏ từ những thương hiệu khác như RIM với BlackBerry, Palm với WebOS và gần đây nhất là Microsoft với Windows Phone 7 càng góp phần làm cho làng công nghệ Việt Nam "quay như chong chóng".
Tâm sự người trong cuộc
Những cái tên xuất hiện liên tục như LG Optimus 2X, Nokia E7, Samsung Galaxy S2, HTC Thunderbolt, Motorola Atrix 4G... đều có thể khiến cho người dùng hâm mộ thích thú. Tâm sự tại diễn đàn Tinhte, thành viên Bblover chia sẻ: "Chạy đua với điện thoại để thỏa mãn đam mê đấy, nhưng không phải ai cũng rành".
"Chính vì có quá nhiều hãng điện thoại nên lựa chọn một chiếc dế phù hợp luôn rất khoai", dẫn lời Bblover. Thật vậy, mật độ các topic xin tư vấn mua điện thoại với cùng mô-tip "Có X triệu mua điện thoại nào cho hợp?" xuất hiện không đếm xuể tại nhiều trang mạng. Chắc hẳn, phải xoay sở trước rừng sản phẩm mới đang trở thành nỗi trăn trở lớn của người dùng nước nhà.
Không những vậy, công nghệ di động phát triển từng ngày khiến nhiều khách hàng mua phải thiết bị không phù hợp, dù đã được tư vấn kĩ càng. Tình trạng mua điện thoại được vài ngày rồi đăng bán trên forum không hiếm. "9 người 10 ý mà, mình lại mù khoản này nên chọn đại một con. Cuối cùng phải đẩy em nó đi sau 2 ngày", Bblover kể về kỷ niệm với chiếc BlackBerry 8900 đầu tiên.
Chạy đua với công nghệ, ngoài công sức tìm hiểu, dĩ nhiên cần nhiều tiền. "3 tháng nay phải nhịn bia với đi chơi để dồn tiền mua chiếc Sharp 944SH mong chờ bấy lâu", nguoinhatban trong hội điện thoại Nhật tại diễn đàn GS cho biết. "Lắm khi đủ tiền mua một con dế đẹp thì tháng sau đã xuất hiện phiên bản nâng cấp, thế là lại bắt đầu chuỗi ngày "nhịn ăn nhịn mặc" để thỏa đam mê", anh tâm sự thêm.
Chính vì những lí do khách quan kể trên, không ít người dùng quyết định đứng ngoài cuộc chạy đua. "Hiện giờ tớ đang... đi bộ so với công nghệ đấy chứ.", Caothanhtinh tại diễn đàn Voz vui vẻ tâm sự. "Dạo trước cũng ham hố mua hết điện thoại này rồi laptop nọ, giờ trung thành với Nokia 1202 thôi. Có lẽ sắp tới mình sẽ... bò theo công nghệ không biết chừng", nữ thành viên vui tính này thổ lộ.
Thực vậy, công nghệ là niềm đam mê đòi hỏi hầu bao luôn thật vững. Bên cạnh những nhân vật "bạo vì tiền", nhiều con người quyết định dừng chân khi đã thấm mệt sau cuộc chạy đua dài hơi với điện thoại di động. "Mình nghỉ chạy đua sau khi hoàn thành mục tiêu Samsung Galaxy S. Cập nhật phần mềm để hưởng thụ tính năng mới là đủ, chạy đua với phần cứng không biết bao giờ mới kết thúc", SonBinh tại diễn đàn Tinhte khẳng định.
SonBinh còn cho biết thêm: "Thị trường công nghệ hiện nay có quá nhiều lựa chọn, tuy nhiên cộng đồng Việt chủ yếu đến với các sản phẩm trong tầm giá dưới 10 triệu đồng. Các đơn hàng có giá lớn hơn thường nhằm mục đích đổi gió, tận hưởng công nghệ mới sau đó bán lại để tiếp tục chờ đợi sản phẩm mới". Rất nhiều điện thoại trang bị hàng tá tính năng thời thượng, tuy nhiên khá kén người sử dụng. SonBinh đã có thời gian chìm đắm với iPhone, tuy nhiên anh quyết định chọn Android làm điểm dừng chân cho mình.
Tạm kết
Trên đây là một số ý kiến GenK ghi nhận từ các diễn đàn trong nước. Cộng đồng di động Việt Nam đón nhận nhiều những luồng ý kiến nhiều chiều về cuộc chạy đua công nghệ. Chặng đường phía trước còn rất dài, đòi hòi người trong cuộc lòng kiên trì và niềm đam mê thứ thiệt.
Theo PLXH
Android, iOS, BlackBerry tranh tài bảo mật Bảo mật tốt thì thiếu tự do, "vọc" thoải mái thì kém an toàn. Đâu là nền tảng di động phù hợp nhất với bạn? Viện nghiên cứu Neohapsis Labs (Chicago) đã nghiên cứu các vấn đề về bảo mật nói chung và đưa ra đánh giá về những nền tảng phổ biến nhất hiện nay là iOS, Android, Blackberry và một vài...