How to Train Your Dragon Homecoming: Con của Hiccup và lý do muốn giết tất cả loài rồng?
Cùng hội ngộ với Hiccup, Astrid, Toothless, Light Fury và đám nhỏ cực quậy trong series How to Train Your Dragon Homecoming vào mùa giáng sinh năm nay
How to Train Your Dragon Homecoming là một bộ phim ngắn được các fan vô cùng ngóng chờ. Bộ phim sẽ được chiếu trên đài NBC và bản DVD sẽ bắt đầu phát hành từ ngày 14/12 sắp tới.
Bộ phim vẫn tiếp tục những diễn biến đã xảy ra ở phần trước, khi con người và loài rồng đã chia tay nhau, mỗi loài về một vùng đất riêng để sinh sống. Những nhân vật chính trong phần trước như Hiccup cùng chú rồng Toothless đều đã có gia đình và bầy con quậy phá, nhưng cả 2 chưa bao giờ quên người bạn đồng hành của mình.
Dẫu vậy, cách mà cô con gái của Hiccup suy nghĩ về loài rồng có vẻ như khá tiêu cực, sau khi đọc được những tài liệu về cuộc chiến giữa 2 loài từ thời xa xưa. Cả 2 đứa nhỏ cũng đã chơi những trò chơi mang tính “chém giết” cực cao.
Liệu 2 người Hiccup và Toothless có thể gặp được nhau? Và sự xuất hiện của loài rồng liệu có thể thay đổi được suy nghĩ của cô bé?
How to Train Your Dragon Homecoming đã được công bố và tháng 6 vừa rồi, nhưng mãi đến hôm nay, người xem mới được thưởng thức một đoạn clip trọn vẹn.
Dẫu chỉ là một bộ phim ngắn, nhưng đây vẫn sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa vào dịp giáng sinh sắp tới cho những ai là fan của series này. Dự kiến, How to Train Your Dragon Homecoming sẽ kéo dài từ 21 đến 30 phút.
Đoạn clip “nhá hàng” vế series How to Train Your Dragon Homecoming
Theo saostar
Klaus: Một Giáng Sinh đẹp từng khung hình và cuộc cách mạng phim hoạt hình 2D
Với màu sắc rực rỡ, từng khung hình đẹp lung linh như những bức tranh, bộ phim hoạt hình 2D chủ đề Giáng Sinh Klaus hiện đang được chiếu trên dịch vụ trực tuyến Netflix đã trở thành sự kiện lịch sử đối với ngành hoạt hình thế giới.
Klaus (Câu Chuyện Giáng Sinh) được sản xuất bởi hãng hoạt hình SPA (Tây Ban Nha), kể câu chuyện về Jesper (Jason Schwartzman) - một gã "con ông cháu cha" lười biếng tại học viện Bưu Chính. Jesper không lo học hành, chỉ biết hưởng thụ và luôn ỷ lại vào bố mình là Giám đốc Bưu điện. Để dạy cho con mình một bài học, ông bố đã đẩy cậu ta tới Smeerensburg, một vùng đất khô cằn, quanh năm giá lạnh ở cực Bắc, và hoàn toàn không có dịch vụ Bưu chính.
Tại đây, Jesper đã làm bạn với Klaus (J.K.Simmons) một thợ mộc già bí ẩn, và cùng bị cuốn vào một nhiệm vụ giao hàng đặc biệt nhằm giúp hai gia tộc lâu đời ở đây xóa bỏ mối hận thù nghìn năm. Hành trình đưa thư của Klaus và Jesper tình cờ sao đã tạo nên một truyền thuyết quen thuộc về ngày lễ Giáng Sinh qua những tình huống "cười ra nước mắt", nhưng cũng ngập tràn những cảm xúc ấm áp, trong sáng.
Đối với người "ngoại đạo", Klaus có lẽ không có gì đặc biệt. Nhưng đã từ 4 năm nay, sự tồn tại của bộ phim này đã gây nên bao sóng gió trong cộng đồng hoạt hình và điện ảnh khắp thế giới vì kỹ thuật mới mang tính cách mạng với hoạt hình 2D truyền thống (với phương pháp vẽ tay 24 hình một giây).
Từ trước tới nay, dù với trình độ cao như Disney, DreamWorks, hay Ghibli, để tả khối và ánh sáng cho nhân vật trong phim hoạt hình 2D, các họa sĩ luôn sử dụng kỹ thuật Cell-Shading. Đây là một kỹ thuật đã được sáng tạo và phát triển từ thời Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, khi họa sĩ hoạt hình tô những mảng ánh sáng và bóng tối phẳng lên nhân vật (hình minh họa bên trái). Phương pháp này khiến cho nhân vật trong phim giống như hình cắt dán trên các cảnh nền được tô vẽ kỹ càng hơn rất nhiều. Kỹ thuật này vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nay vì nó giúp công nghiệp hóa quy trình làm phim, giảm thời gian sản xuất, nhờ đó tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh đủ đẹp và hiệu quả.
Sự khác nhau giữa poster phim và cảnh trong phim
Nhưng chính điều này luôn tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa một khung hình thực tế trong phim với một tấm poster giới thiệu phim, một bức tranh nghệ thuật, một bức ảnh chụp, hoặc phim hoạt hình 3D. Với những phim hoạt hình 3D, các họa sĩ có thể sử dụng phần mềm máy tính tự động tính toán sự hoạt động của ánh sáng theo các nguyên tắc vật lý về ánh sáng để nhân vật có được hình khối "tả thực" và trở thành một phần hài hòa của cảnh nền, không tách biệt.
Đây chính là rào cản lớn nhất khiến cho hoạt hình 2D truyền thống như Disney ngày xưa không thể cạnh tranh với các sản phẩm 3D trên màn ảnh rộng, và phải tạm lui bước trong một thời gian khá dài. Cho đến khi hãng phim hoạt hình SPA ra mắt đoạn teaser đầu tiên cho Klaus vào năm 2015, họ đã khiến cho toàn bộ ngành công nghiệp hoạt hình một phen "mắt tròn mắt dẹt".
Quy trình làm phim của Klaus
Bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp vẽ tay 24 hình một giây cổ điển, nhưng nhân vật có đầy đủ hình khối, các nguồn sáng chính phụ, chất liệu, và hòa lẫn vào cảnh nền như những bức tranh được chăm chút công phu. Có rất nhiều người khi mới xem đã quả quyết rằng Klaus là phim 3D, vì cho tới thời điểm đó, để đạt được những hiệu ứng như vậy thì không có lời giải thích nào khác. Nếu không, chẳng lẽ các họa sĩ đã phải ngồi chăm chút cho từng khung hình cho bộ phim dài hơn 1 tiếng rưỡi này sao? "Không thể nào!" - toàn bộ cộng đồng hoạt hình thế giới kêu lên cảm thán, vì việc đó tốn quá nhiều công sức, thời gian, và không đảm bảo được sự nhất quán của hình vẽ.
Một tranh vẽ thiết kế của Klaus
Công nghệ ánh sáng trong phim Klaus (Câu Chuyện Giáng Sinh)
Và sự thật gần đúng như vậy. SPA Studio có các họa sĩ chuyên về ánh sáng và chất liệu, làm công việc tô vẽ chi tiết cho từng cảnh phim, nhưng thật may là không phải toàn bộ 24 hình/giây cho cả bộ phim. Với một phần mềm mới được phát triển dành riêng cho bộ phim, các họa sĩ chỉ cần phải đầu tư thời gian cho một vài khung hình trong một cảnh, phần còn lại sẽ được tự động tính toán và thực hiện trên máy tính.
Công cụ này đã cho phép các họa sĩ thực sự được tham gia đặt bút và "vẽ" trong tất cả các quy trình làm phim, thay vì chờ đợi máy tính và mô hình 3D thay thế nét vẽ của mình trong bản phim cuối. Nhờ có sự chấp bút trực tiếp của các họa sĩ tài hoa, bộ phim có được sự quyến rũ đầy nghệ thuật, mang lại làn gió tươi mới cho khán giả.
Chỉ cần dừng hình lại ở bất cứ giây phút nào trong phim, khán giả đều có thể có được một khung hình đẹp lung linh đến nao lòng, dễ dàng trở thành một tấm poster quảng bá cho phim mà không cần chỉnh sửa. So với các phim 2D trước kia, các họa sĩ sẽ phải vẽ lại hoặc vẽ "tân trang" cho những cảnh phim nhất định thì mới có được một tấm hình đủ "đô" làm poster để gây ấn tượng với khán giả đại chúng.
Không chỉ thế, bộ phim còn mang tới cho khán giả một câu chuyện ngập tràn những cảm xúc nhẹ nhàng, ấm áp hết sức phù hợp cho mùa Giáng Sinh sắp tới. Câu chuyện về Jesper và Klaus đặt những truyền thuyết vốn đã quá đỗi quen thuộc với mọi người về ngày Noel qua một lăng kính hoàn toàn mới, hiện đại hơn, nhưng cũng hết sức đáng yêu và tinh tế. Theo đạo diễn Sergio Pablos (Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà, Hercules, Kẻ trộm Mặt Trăng,...), hình ảnh ông già Noel trong phim được xây dựng với rất nhiều cảm hứng từ các siêu anh hùng, đặc biệt là Batman với đầy ắp những điều bí ẩn đầy màu sắc "huyền thoại".
Câu chuyện của Klaus còn có một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng lại hết sức thấm thía trong thời đại ngày nay về sự chia rẽ giữa người với người. Giữa một thế giới đầy hận thù, những mâu thuẫn, xích mích căng thẳng, câu thoại "Một hành động tốt dù nhỏ bé sẽ luôn lan tỏa đến với mọi người" trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Sau những thành công "không tưởng" với đám Minions nhí nhố, cũng những tác phẩm kinh điển của Disney trước kia, Sergio Pablos lần đầu tiên bước vào vai trò của một đạo diễn với Klaus, một dự án tâm huyết mà anh đã ấp ủ gần 10 năm nay. Studio SPA nhỏ bé của anh ở Tây Ban Nha đã phát triển từ hơn 20 họa sĩ đã lên tới gần 400 người, cùng với sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ nhà sản xuất Netflix đã giúp "đứa con đầu lòng" của họ được chào đời.
Sự ra mắt của Klaus đã và vẫn đang được giới chuyên môn toàn thế giới đánh giá như một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành hoạt hình nói riêng, và lịch sử điện ảnh nói chung. Nó như một minh chứng hùng hồn nhất của sự đam mê, lăn xả, không thỏa hiệp với những gì mình đã có, và không ngừng tiến về phía trước của đội ngũ họa sĩ. Như Sergio đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn "Tôi không muốn đưa hoạt hình 2D trở lại từ quá khứ để "dìm hàng" phim hoạt hình 3D, tôi chỉ muốn đưa hoạt hình 2D tiến thẳng đến tương lai mà thôi".
Trailer Klaus (Câu Chuyện Giáng Sinh)
Klaus hiện đang được chiếu trên dịch vụ phim trực tuyến Netflix.
Theo trí thức trẻ
Spies in Disguise - Điệp viên ẩn danh tung trailer cuối, hé lộ bài nhạc cực đỉnh Trailer cực chất của Spies in Disguise - Điệp viên ẩn danh đã chính thức được ra mắt, cùng với đó là nhạc phim vô cùng ấn tượng Trailer cuối cùng của bộ phim cuối cùng cũng đã ra. Hãng phim 20th Century Fox và Blue Sky Studios đã hé lộ những nhân vật trong poster của mình, cùng với đó phần nhạc...