“Hotboy” bỏ việc nhàn ở phố về quê trồng rau, lời 50-60 triệu/tháng
Từ bỏ công việc văn phòng ổn định tại TP. Hồ Chí Minh, anh Tống Văn Tài (26 tuổi) quyết định về quê nhà khởi nghiệp với vườn rau sạch thủy canh Paxfarm – Thành Tài tại xã Xuân Tân, TX. Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Vườn rau của Tài đang phát triển ổn định, mối tiêu thụ tốt, lời mỗi tháng từ 50-60 triệu đồng.
Khởi nghiệp với rau thủy canh
Anh Tài tốt nghiệp đại học chuyên ngành về Quản trị kinh doanh, sau đó có thời gian du học tại Pháp về lĩnh vực công tác xã hội. Sau khi về nước, anh Tài có công việc văn phòng khá ổn định. Tuy nhiên, khoảng đầu năm 2018. anh quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình trồng rau sạch thủy canh…
Anh Tống Văn Tài (bìa trái) giới thiệu về vườn rau sạch thủy canh của mình với các chuyên viên của Sở Khoa học – công nghệ.
“Khi còn làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, tôi ấp ủ dự định sẽ về quê nhà khởi nghiệp theo hướng công nghệ cao. Trong một lần tình cờ đến thăm nhà một người bạn, tôi biết đến việc trồng rau thủy canh trên sân thượng. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu, dành thời gian tham quan các mô hình trồng rau thủy canh nói riêng và mô hình nông nghiệp công nghệ cao nói chung ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Nhận thấy việc trồng rau thủy canh có nhiều tiềm năng, lại khá mới mẻ khi ở Long Khánh chủ yếu phát triển các vườn cây ăn trái, tôi quyết định bỏ việc để về quê lên kế hoạch xây dựng vườn rau sạch thủy canh” – anh Tài kể.
Ngoài nguồn vốn từ gia đình, anh Tài mạnh dạn vay thêm ngân hàng để đầu tư xây dựng nhà màng, hệ thống giàn thủy canh, tưới nước tự động trên phần đất của gia đình với khoảng 1 ngàn m2. Tổng kinh phí đầu tư ban đầu gần 1 tỷ đồng.
Xây dựng thương hiệu rau thuỷ canh riêng
Video đang HOT
Vươn rau thủy canh của anh Tài chủ yếu trồng các loại rau chịu nhiệt tốt để phù hợp với khí hậu tại địa phương. Mô hình khởi đầu khá tốt với lứa rau đầu tiên. Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu đến với một số lứa rau tiếp theo, các luống rau phát triển không như mong đợi, luống bị vàng lá, luống lá xanh nhưng không đạt năng suất, chất lượng…
Anh quyết định bỏ những lứa rau hỏng để làm lại từ đầu, tìm hiểu thật kỹ quy trình kỹ thuật trồng rau thuỷ canh, hàm lượng dinh dưỡng, ánh sáng… Dần dần, vườn rau thuỷ cảnh của anh phát triển ổn định. Hiện tại, sản phẩm rau thủy canh Paxfarm – Thành Tài đã có mặt tại các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn TX.Long Khánh và một số cửa hàng ở TP. Hồ Chí Minh. Mỗi tháng, vườn rau sản xuất và cung ứng khoảng 3 – 4 tấn rau các loại. Với sản lượng tiêu thụ ổn định, trừ các chi phí về đầu tư, mỗi tháng vườn rau thu về lợi nhuận từ 50 – 60 triệu đồng.
Anh Tài chia sẻ: “Hiện tại vườn rau thuỷ canh vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, hầu như toàn bộ lợi nhuận tôi dùng để tái đầu tư cho mô hình. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục triển khai các kênh bán lẻ, giao hàng tận nơi trên địa bàn thị xã, cũng như đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội, các hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, tôi còn hướng tới kết hợp phát triển sản phẩm du lịch vườn rau sạch, chủ động tìm kiếm, liên kết với cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh để ổn định đầu ra cho sản phẩm”.
Theo Hoàng Hải (Báo Đồng Nai)
Trồng rau thuỷ canh, nhanh thu hái, bán online, lãi 400 ngàn/ngày
Với 1 sào (1.000 m2) vườn rau thủy canh hồi lưu, anh Huỳnh Ngọc Thành tại xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết (Bình Thuận), mỗi ngày cung cấp khoảng 40 kg rau cho người tiêu dùng... thông qua đặt hàng online. Sau khi trừ chi phí, anh Thành có lãi từ 350.000 - 400.000 đồng/ngày.
Phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu là một trong những giải pháp tạo nguồn rau an toàn trước tình hình diện tích trồng rau đang bị thu hẹp, nhu cầu số lượng và chất lượng rau ngày càng tăng. Với 1.000 m2 vườn rau thủy canh hồi lưu của anh Huỳnh Ngọc Thành khá phong phú nhiều chủng loại như dưa leo, cà chua, cải rổ, cải thìa, cải ngọt, cải tatsoi, cải mizura Nhật, rau muống...
Anh Huỳnh Ngọc Thành (Tiến Lợi, Phan Thiết) bên vườn rau thủy canh hồi lưu.
Giá cả phải chăng
Chẳng hạn, anh Thành đang bán rau muống, cải ngọt (20.000 đồng/kg), tần ô, cải thìa, khổ qua (30.000 đồng/kg); tùy thuộc từng loại rau giá 20.000 - 40.000 đồng/kg. Các sản phẩm rau thuỷ cảnh được đóng gói, trọng lượng 0,5 kg. So với rau thổ canh tại các chợ, giá rau thủy canh của anh Thành chênh lệch khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Theo anh Thành, trồng rau theo phương pháp thủy canh tại các tỉnh bạn không mới. Tuy nhiên, tại Bình Thuận là cách làm chưa được phổ biến. Sử dụng phương pháp thủy canh, người trồng phải sử dụng hạt giống nhập từ Thái Lan, Nhật, Mỹ... Hiện nay, anh đang làm các thủ tục về chứng nhận sản phẩm VietGAP, tem truy xuất nguồn gốc.
Anh Thành cho biết: Để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, ngoài nhà lưới, anh tìm hiểu, sử dụng sắt, tấm lót nhựa, ống dẫn, tấm xốp...tạo thành hệ thống máng thủy canh hồi lưu. Tổng chi phí đầu tư 300 triệu đồng/1 sào (1.000m2), giá thành chỉ bằng gần bằng 1/2 giá trị sử dụng hệ thống ống máng nhập khẩu.
Trồng rau thủy canh hồi lưu sử dụng bơm tuần hoàn 2 chiều. Hệ thống điều khiển tự động bơm dinh dưỡng nuôi cây đủ nhu cầu phát triển. Phần dung dịch dư được thu lại vào thùng, tạo một vòng tuần hoàn khép kín, tiết kiệm nước, điện, phân bón, công nhổ cỏ...
Khu vườn 1.000 m2 trồng rau thuỷ canh hồi lưu của anh Huỳnh Ngọc Thành.
Với phương pháp thủy canh hồi lưu, người trồng sử dụng công thức của IRAREL để pha dung dịch, dùng bút đo để đo chỉ số một cách chính xác. Nếu thêm thành phần dung dịch không đúng theo công thức, rau sẽ bị thối rễ.
Cụ thể, trên cùng diện tích 1 sào, với phương pháp thủy canh, chỉ cần 500 lít nước. Nếu trồng theo hình thức thổ canh, mỗi ngày tiêu tốn khoảng 5 - 7 khối nước. Trồng rau thủy canh không mất nhiều thời gian chăm sóc, không xịt thuốc, không sử dụng phân hóa học, không sợ ô nhiễm nguồn bệnh từ đất vì cách ly với mặt đất. Đặc biệt, có thể trồng nhiều vụ trong năm và trồng trái vụ. Đó là phân tích của anh Thành về những ưu điểm của trồng rau thủy canh hồi lưu .
Nhân rộng để thay thế
Hiện tại, không ít người trồng rau chạy theo lợi nhuận, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; cũng như sử dụng nước, đất ô nhiễm trong quá trình canh tác. Nghĩa là khó có thể kiểm soát được người trồng rau có tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Điều này dẫn đến phần lớn người tiêu dùng, hàng ngày vẫn phải tiêu thụ rau không rõ nguồn gốc, chưa đảm bảo sức khỏe. Vì thế, nỗi lo của người tiêu dùng về chất lượng rau ngày càng lớn, nhu cầu được sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp bao gồm cả đất sản xuất rau đang bị thu hẹp so trước đây, bởi quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh.
Vườn rau cải trồng theo phương pháp thủy canh hồi lưu của anh Huỳnh Ngọc Thành.
Trước áp lực đất đai khan hiếm, nhu cầu số lượng và chất lượng rau tăng, phương pháp canh tác thủy canh có thể dần thay thế phương pháp trồng rau truyền thống. Hy vọng phương pháp trồng rau thủy canh sẽ được nhân rộng, thay đổi thói quen sử dụng phân, thuốc hóa học của người trồng rau nhằm tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Theo Trang Minh (Báo Bình Thuận)
Vợ chồng trẻ bỏ phố về quê trồng rau không cần đất trong nhà kính Đang sống ở Hà Nôi, vợ chồng anh Đỗ Văn Đông (sinh năm 1974) và chị Nguyễn Thu Huyền (sinh năm 1983) đã từ bỏ công việc cho thu nhập hàng chục triệu đồng để về xóm Ba Quanh, xã Minh Đức (TX Phổ Yên, Thái Nguyên) lập nghiệp bằng việc trồng rau thủy canh. Để có kiến thức, ngoài việc tự tìm...