Hotboy 9X nuôi con “siêu đẻ” chỉ ăn bèo, lá cây mà kiếm 300 triệu/năm
Hotboy nuôi con “siêu đẻ” chỉ ăn bèo, lá cây-đó là cách người dân địa phương gọi 9x Nguyễn Văn Chính và mô hình nuôi ốc nhồi của anh. Đến xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa) hỏi về anh Nguyễn Văn Chính (SN 1992) không ai không biết đến. Nhắc đến tên anh người dân ở đây thường gọi bằng cái tên thân thiện Chính “ốc nhồi”…
Theo chỉ dẫn của người dân, phóng viên Dân Việt dễ dàng tìm đến nhà của Chính “ốc nhồi”, anh Chính kể duyên đến với con ốc nhồi cũng là tình cờ.
“Trước kia tôi trải qua rất nhiều công việc, long đong lận đận, xuôi từ Nam rồi lại ngược ra Bắc. Trong một lần tôi và đám bạn nói chuyện về ốc nhồi, nhớ lại ngày còn nhỏ vẫn thường thấy ốc nhồi có nhiều ở trong ao, ngoài đồng. Sau đó tôi thấy thích thú với loại ốc này nên quyết đình tìm hiểu về nó và đam mê với con ốc nhồi từ lúc nào không hay…” anh Nguyễn Văn Chính cho biết.
“ Hotboy ốc nhồi” Nguyễn Văn Chính vớt một nắm ốc nhồi thịt đang nuôi từ dưới ao bèo lên.
Sau qua trình tìm hiểu năm 2013, anh Chính quyết đình đầu tư để chăn nuôi ốc nhồi-con siêu đẻ. Ban đầu anh ra tận tỉnh Hải Dương để học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, sau về các huyện Như Thanh, Như Xuân của Thanh Hóa để lùng để mua ốc nhồi giống từ người dân bắt ngoài tự nhiên để về nuôi.
“Thời gian đầu mới nuôi ốc nhồi, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi nên ốc nhồi chậm phát triển và chết dần. Lúc đó, sáng ra nhìn ốc nổi đầy mặt nước chết gần hết ao, tôi rất hoang mang, nhiều khi cũng muốn bỏ cuộc, để tìm kiếm công việc khác…”.
Quyết tâm làm giàu với loài ốc siêu đẻ, anh Nguyễn Đức Chính giờ đây đã thành công.
Sau bao đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, 9X Nguyễn Đức Chính quyết tâm theo đuổi mô hình nuôi ốc nhồi đến cùng. Anh suy luận, người ta nuôi được, mình trẻ, khỏe, năng nổ, chịu khó chẳng nhẽ lại chịu thua.
Video đang HOT
“Không bỏ cuộc tôi lại quyết tâm đi học hỏi lại kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. Lần nay tôi ra Hà Nội rồi lên tận tỉnh Bắc Kạn để học hỏi về kỹ thuật nuôi ốc nhồi. Đến năm 2016, tôi đã hoàn toàn nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi và tìm ra được nguyên nhân khiến ốc chết. Từ đó đến nay, cơ sở ốc nhồi thịt, ốc nhồi giống của gia đình đã cung cấp con giống cho bà con khắp các tỉnh từ Bình Định trở ra và mỗi năm lợi nhuận từ 300 triệu trở lên…”, Hotboy ốc nhồi Nguyễn Văn Chính thổ lộ bí quyết dẫn đến thành công.
Theo Nguyễn Văn Chính, loài ốc nhồi rất sạch, thức ăn của chúng hoàn toàn tự nhiên như bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn, lá bầu… miễn là các loại rau, lá đó không nhiễm thuốc trừ sâu. Nếu có hóa chất bảo quản thì ốc nhồi sẽ chết và không có cách nào cứu chữa. Ốc nhồi là 1 trong những loài mẫn cảm với hóa chất, sự thay đổi hóa lý của môi trường…
Anh Chính suy tính, con ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm và có nguy cơ “tuyệt chủng”, giá cả lại cao, nên việc nhân nuôi loài ốc này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tế cao bởi ốc nhồi “siêu đẻ”, chi phí thức ăn và công chăm sóc thấp…
Nguyễn Đức Chính cho biết, nuôi ốc nhồi quan trọng nhất là để ý đến nguồn nước, thức ăn. Nước trong ao nuôi ốc nhồi luôn duy trì độ sâu từ 40 – 100 cm là an toàn cho ốc, lượng thức ăn chỉ cho ăn vừa đủ, nếu dư thừa sẽ ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ốc chết.
Ốc nhồi mùa đông nó dường như không hoạt động, lúc đó cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông, hoặc thả thật dày cây bèo tây (lục bình) xuống ao để giữ ấm cho ốc.
Những con ốc nhồi khỏe mạnh đang được Hotboy ốc nhồi Nguyễn Văn Chính nuôi trong ao.
Nguyễn Văn Chính cho PV Dân Việt biết, ốc nhồi nuôi sau 12 tháng là sinh sản và thời gian ốc nhồi sinh sản từ tháng 2 – 8 âm lịch, vì thế nên nhiều người gọi ốc nhồi là con siêu đẻ. Một con ốc mẹ đẻ từ 5 – 6 ổ trứng/năm, thời gian ấp trứng từ 20 – 25 ngày. Khi ấp phải thường xuyên quan sát trứng ốc nhồi và luôn giữ cho trứng khô. Thời gian nuôi từ khi ốc nở đến khi thành ốc thịt là sau 3 tháng.
9X Nguyễn Văn Chính giới thiệu về cách ấp trứng ốc nhồi.
Giờ đây anh Nguyễn Văn Chính là địa chỉ tin cậy về ốc nhồi giống. Sau 30 ngày tuổi ốc nhồi giống có giá là 500 đồng/con, ốc nhồi bố mẹ từ 160 – 180 nghìn đồng/kg.
Theo Danviet
Cán bộ ngồi đánh bài trong chòi tại chốt kiểm dịch tả heo châu Phi
Trong khi nhiều nơi căng mình chống dịch tả heo châu Phi đang có diễn biến phức tạp, một số cán bộ vẫn bỏ chốt ở thị trấn Vạn Hà (Thanh Hóa) để tập trung trong chòi ngồi đánh bài.
Sáng 11.3, phóng viên Báo Người Lao Động đã trở lại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa để phản ánh tình hình công tác phòng chống, kiểm soát dịch tả heo châu Phi trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều chốt kiểm dịch tại một số xã như Thiệu Công, Thiệu Phúc, thị trấn Vạn Hà... vẫn thấy có barrie và bình phun hóa chất nhưng không thấy cán bộ làm công tác phòng chống dịch.
Chốt kiểm dịch tả heo châu Phi ở khu vực cây Gạo trên tỉnh lộ 506 qua thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa) không một bóng cán bộ đứng chốt...
Thậm chí, tại chốt kiểm dịch gốc cây gạo trên tuyến Tỉnh lộ 506 qua địa bàn thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa) không có một cán bộ chức năng nào làm nhiệm vụ, mặc xe cộ ra vào. Tại đây, phóng viên chứng kiến cảnh 4 người đàn ông đang ngồi xếp bằng, đánh bài trong chòi canh của chốt kiểm dịch.
Sau khi biết có phóng viên báo chí tới tìm hiểu, phản ánh về công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi tại địa phương, những người này đã vội bỏ bài trở lại vị trí làm nhiệm vụ của chốt kiểm dịch.
Ông La Đình Khanh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Hà, cho biết sau khi nhận được thông tin, địa phương cũng đã cho kiểm tra chốt kiểm dịch tả heo châu Phi ở khu vực cây gạo trên tuyến Tỉnh lộ 506 và xác nhận đúng là có cán bộ đánh bài nhưng chỉ đánh bài quỳ cho vui. "Địa phương sẽ cho họp khẩn, chấn chỉnh ngay và có phương án xử lý" - ông Khanh nói.
Ông Trịnh Văn Súy, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết huyện sẽ tiếp thu và chấn chỉnh tình trạng lơ là tại một số chốt kiểm dịch trên. "Việc không thực hiện đúng nhiệm vụ, nếu là chốt của xã, thị trấn thì lãnh đạo xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm, còn đối với chốt của huyện thì lãnh đạo huyện phải chịu trách nhiệm. Việc lơ là kiểm dịch, tạo điều kiện cho dịch phát triển và lây lan, hậu quả đến đâu, chúng tôi xử lý đến đó" - ông Súy khẳng định.
... vì những người được giao nhiệm vụ đang xếp bằng đánh bài.
Trước đó, ngày 24.2, ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên bùng phát tại Thanh Hóa được phát hiện tại hộ gia đình ông Lê Văn Thanh (ngụ thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long). UBND huyện Yên Định đã công bố dịch, đồng thời tiêu hủy 226 con heo.
Đến ngày 6-3, ổ dịch tả heo thứ 2 được phát hiện tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa với 10 con heo được tiêu hủy.
Tuy nhiên, đến ngày 10-3, 4 xã Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Trung (vùng lân cận và uy hiếp trực tiếp với vùng dịch xã Thiệu Phúc) cũng đã xuất hiện dịch tả. Ngay trong đêm 10 và sáng ngày 11-3, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tiêu hủy 123 con heo có trọng lượng hơn 7,5 tấn của 6 hộ gia đình ở 4 xã trên.
Theo Tuấn Minh (NLĐ)
Nông dân Thanh Hoá còng lưng gánh hệ luỵ từ ổ dịch tả lợn châu Phi Hơn 10 ngày qua, những hộ chăn nuôi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa như đang ngồi trên "đống lửa" không phải vì lo lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, mà hệ lụy của nó kiến người dân nơi đây phải còng lưng gánh chịu quá lớn. Người chăn nuôi gặp nhiều khó...