Hot TikToker từng khoe thu nhập 100 triệu/tuần bị tố clip hướng dẫn nấu ăn là sản phẩm “ăn cắp chất xám”, “lười sáng tạo”
Video hướng dẫn làm bánh Trung thu của TikToker 6 múi này đang gây tranh cãi.
Nổi lên từ các video hài vui nhộn trên Facebook, Tun Phạm (Phạm Đức Huy) đã lấn sân sang TikTok và nhanh chóng trở thành cái tên hot, sở hữu tổng cộng hơn 3,3 triệu followers trên 2 kênh. Tháng 6/2020, Tun Phạm từng gây chú ý khi đăng công khai thu nhập 1 tuần khi thực hiện các dự án quảng cáo, tổng số tiền lên tới 100 triệu/tuần.
Ngoài TikTok, Tun Phạm cũng có lượt theo dõi lớn trên các nền tảng khác như Facebook (545k), Instagram (443k), thường xuyên tương tác và sản xuất video đều đặn
Mới đây, Tun Phạm bỗng bị “réo tên” trong một trang confession chuyên đăng đàn các vụ việc bóc phốt, tố cáo người nổi tiếng với nội dung liên quan đến vay mượn content. Người đăng bài cho biết không có mục đích ném đá thẳng thừng mà còn đặt ra vấn đề cần lý giải liên quan đến tính chất của công việc làm sáng tạo của các TikToker, KOLs nói chung:
Confession tố Tun Phạm “ăn cắp chất xám” của một người dùng nọ
Tóm tắt nội dung bài tố như sau:
- Người này cho rằng có thể do dịch bệnh không thể ra ngoài mà dạo này Tun Phạm cho ra đời nhiều video có nội dung khá kỳ lạ, mở đầu bằng câu: “Xin chào hôm nay Tun có sưu tầm được một clip nấu ăn rất hay muốn chia sẻ với các bạn”. Sau đó, Tun Phạm chỉ ghi nguồn chung là Douyin (TikTok của Trung Quốc) mà không ghi cụ thể tài khoản. Tiếp theo, nam TikToker sẽ mô tả lại cách làm trên nền video gốc bằng ý hiểu của mình (không cần Vietsub hay lồng tiếng vì các clip ban đầu khá đơn giản, không chèn chữ/tiếng nước ngoài).
Clip hướng dẫn làm bánh Trung thu được sưu tầm từ Douyin của Tun Phạm
Một clip khác hướng dẫn làm món đậu phộng cũng có motif tương tự
- Xem các video motif này của Tun Phạm, người viết bài hoang mang, không rõ đây là một dạng clip hợp lệ, đặt ra nghi vấn về việc “ăn cắp content, ăn cắp chất xám”?
- Khi nghe fan Tun Phạm thanh minh với lý do chỉ là clip sưu tầm, đã ghi nguồn. Người này vẫn cho rằng từ trước đến nay đã nhiều lần chứng kiến việc re-up video từ Douyin phải xin phép tác giả. Việc Tun Phạm chỉ ghi nguồn chung, thậm chí còn không ghi tên tài khoản càng dấy lên nghi vấn vay mượn mà không xin phép.
- Người này gay gắt nhận định: “Bản thân mình thấy những video content kiểu này giống một loại ăn sẵn trên công sức của tác giả gốc, một loại lười sáng tạo và thật không thể tưởng tượng nổi nếu những loại video như vậy được chấp nhận và bắt đầu lan rộng, thì mạng xã hội dành cho sự sáng tạo sẽ tràn ngập những nội dung lặp lại và đâu còn động lực nào cho những nhà sáng tạo chân chính?”.
- Cuối cùng, người này cho rằng các nhà sáng tạo hết ý tưởng thì nên tạm dừng để trải nghiệm và quay trở lại với các nội dung mới thay vì đăng clip “chống chế” để duy trì tương tác. Đồng thời người này cũng đặt ra câu hỏi cuối bài để cập nhật các dạng video như của Tun Phạm làm có hợp pháp và phổ biến ở Việt Nam hay không?
Ảnh chụp màn hình trong clip làm bánh Trung thu của Tun Phạm
Confession trên hiện đang thu hút hàng trăm bình luận, cư dân mạng có nhiều quan điểm tranh cãi xoay quanh topic được đưa ra. Một bộ phận dân mạng cho rằng hành động của Tun Phạm là chưa đúng với tiêu chuẩn sáng tạo, đặc biệt liên quan đến vấn đề bản quyền trên các nền tảng. Một số khác cho rằng Tun Phạm đã từng có nhiều video trước đây cũng được sưu tầm, và không chỉ anh chàng mà nhiều fanpage/cá nhân khác cũng thực hiện các nội dung tương tự. Vậy nên việc phản ánh, lên án cần từ nhiều phía, không riêng gì Tun Phạm.
Một số phản hồi bên dưới topic:
- “Ngày trước thích Tun vì mấy clip hài hước, duyên dáng. Bây giờ nội dung toàn lố dần. Còn vụ clip nấu ăn trên Douyin thì mình thấy khó hiểu thật, nhưng dù gì cũng là ăn cắp chất xám của người khác mà”.
- “Mình cũng thấy lấn cấn content kiểu vậy ghê, kể cả không lồng tiếng thì người ta nhìn video gốc cũng hiểu mà, tự dưng lồng tiếng xong đăng lên như của mình sáng tạo ra vậy, nhạt nhẽo, mang tiếng là nấu ăn thế khán giả thắc mắc về lượng nguyên liệu thì có biết không, rõ lười biếng thích ăn sẵn?”.
- “Vụ nguồn Douyin không chỉ mình ông Tun mà các page hay up video mình thấy cũng vi phạm. Đồng ý dịch lại cho mọi người cùng xem, nhưng sao lại lấy logo che đi nguồn tác giả? Mình không bênh Tun hay gì đâu nhé nhưng cái này phải lên án chung chứ nói một người thì cũng không thấm vào đâu”.
Hiện tại Tun Phạm chưa lên tiếng về vụ việc, trên các MXH đang chỉ đề cập đến việc kết quả thi Đại học.
Nguồn: Tổng hợp
Tun Phạm kiếm được hơn 100 triệu/ tuần, còn thu nhập của các TikToker khác thì sao?
Nếu vẫn đang thắc mắc về thu nhập của hội TikToker thì đây là câu trả lời, từ kênh chỉ mấy chục nghìn đến dăm bảy triệu người theo dõi đều đủ cả.
Nếu như YouTuber từng là một công việc khiến dân tình lao vào làm lấy làm để thì vị trí đó bây giờ thuộc về TikToker. Hàng loạt gương mặt mới trên cõi mạng trở nên nổi tiếng nhờ TikTok và cũng không ít nhân vật "có name" từ các nền tảng khác lấn sân sang thị trường này, tất cả đều thành "nghệ nhân" TikTok.
Ngoài những người chơi TikTok vì đam mê, vì rảnh thì lý do chủ yếu khiến cho TikToker hot hòn họt chính là thu nhập đáng kể từ công việc này. Dù không được tính tiền lượt xem như YouTuber nhưng các TikToker lại có thể kiếm tiền từ các nguồn khác như: affiliate marketing (tiếp thị liên kết) để lấy % doanh thu, nhận quảng cáo sản phẩm cho các nhãn hàng, nhận donate từ livestream, tiền các nhãn hàng phải bỏ ra để mua slot ở link bio,...
Và hẳn nhiều người cũng sẽ thắc mắc con số cụ thể mà các TikToker kiếm được nhỉ? Đây là câu trả lời từ những người trong cuộc:
Tun Phạm
Tun Phạm (tên thật Phạm Đức Huy) là một gương mặt vô cùng quen thuộc trên MXH. Vốn nổi tiếng từ những video hài hước nên Tun Phạm lại càng có nhiều "đất" trên TikTok. Kết quả là hiện tại anh chàng đang có 2,6 triệu người theo dõi ở nền tảng này.
Với con số khủng như vậy, thu nhập của Tun Phạm cũng thuộc hàng khủng. Mới đây trong một story cá nhân, hot TikToker này đã đăng tải hàng loạt tin nhắn tiền về *ting ting* trên tài khoản ngân hàng của mình. Tính nhẩm cũng ra con số hơn 100 triệu trong một tuần khiến nhiều người chóng mặt.
Thu nhập trong 1 tháng của Tun Phạm
Trước đó Tun Phạm cũng công khai báo giá các hạng mục quảng cáo cho những ai thắc mắc. Cụ thể, với một bức hình đăng "Phây", anh chàng đã thu về 12 triệu VND còn với một clip và tự nghĩ kịch bản, con số này là 15 triệu VND và nếu đăng clip lên TikTok là 16 triệu VND.
Tun Phạm công khai bảng báo giá các hạng mục quảng cáo
Lê Bống
Dù thường xuyên có những hành động gây tranh cãi nhưng phải thừa nhận rằng Lê Bống (tên thật là Lê Xuân Anh) không chỉ nổi tiếng trên TikTok mà còn được đông đảo dân mạng biết đến. Hiện tại hot TikToker đang có gần 7 triệu người theo dõi trên nền tảng này.
Và bản thân Lê Bống cũng không ngại chia sẻ chuyện thu nhập của mình. Trong một clip phỏng vấn, Lê Bống cho biết mỗi tháng có thể kiếm khoảng 100 - 200 triệu VND trong vai trò một TikToker.
Hải Ninh Nguyễn
Khác với Tun Phạm và Lê Bống, vốn nổi tiếng trên Facebook và YouTube rồi lấn sân sang TikTok thì Hải Ninh (tên thật là Nguyễn Hải Ninh) lại thuộc kiểu TikToker đi lên từ chính nền tảng này. Hiện tại cậu bạn đã có 1,1 triệu người theo dõi trên TikTok.
Chia sẻ về thu nhập, Hải Ninh cho biết mỗi job của cậu bạn tăng dần dựa vào số người theo dõi và lượng tương tác: " Ban đầu là 500, 700, 900, 1 triệu mốt. Bây giờ là 2 triệu. Nói đơn giản 1 job của mình bây giờ tầm khoảng 2 triệu, một tháng mình làm tầm 15 job thì có 30 triệu. Ngoài ra, bọn mình còn ghim link trên lên trên phần bio (miêu tả trên TikTok). Mỗi tháng tổng tiền vào khoảng 40 - 50 triệu " .
Ngoài ra cậu bạn cũng chia sẻ rằng để đạt được đến kết quả như bây giờ cũng phải mất một quá trình khá dài, tốn nhiều thời gian và công sức. Cụ thể, Hải Ninh đã phải trải qua 9 tháng làm không công với hơn 500 clip thì mới có thể nhận được những khoản đầu tiên từ TikTok.
Clip: Hải Ninh Nguyễn hé lộ thu nhập từ công việc TikToker
Duy Muối
Ít người theo dõi hơn so với những gương mặt nói trên nhưng Duy Muối cũng khá nổi tiếng trên TikTok nói riêng và cõi mạng nói chung. Hiện tại, anh đang sở hữu kênh TikTok với 133,3k lượt theo dõi.
Trong một clip chia sẻ trên YouTube, Duy Muối cho biết một TikToker có thu nhập 20 - 30 triệu/ tháng nhờ để link affiliate là bình thường, kể cả những người đi từ con số 0. Về phần mình, kênh TikTok của Duy Muối lại tập trung vào nguồn thu chính là donate livestream nên để luôn bio là lịch livestream cố định.
Mayashare
Là một kênh TikTok chia sẻ kiến thức về kiếm tiền online và Digital Marketing, @kt.city của Maya (Sỹ Văn Vo) cũng kiếm được tiền trên nền tảng này. Maya cho biết sau 2 tháng xây dựng kênh, thu nhập của anh chàng đã rơi vào khoảng 10 triệu/ tháng.
Với nội dung kênh của mình, Maya tập trung kiếm tiền bằng affiliate marketing, quảng bá các khoá học cho đơn vị khác. Cứ có người mua các khoá học này thì Maya chia 1 phần doanh thu, cụ thể là 30%.
Long Chun
Không đưa ra con số chính xác nhưng Long Chun (tên thật là Trần Hoàng Long) cũng phần nào tiết lộ giá 1 clip quảng cáo của mình trong một status gần đây.
Trong status, hot TikToker đang khá bức xúc về chuyện một chiếc đèn chiếu sao nhưng nhiều người lại chú ý đến câu chốt của anh chàng. Cụ thể, Long Chun khẳng định 1 video TikTok của mình mua được tầm 70 cái đèn này.
Được biết, giá mỗi chiếc đèn chiếu sao này dao động từ 150 - 200k, tức là mỗi clip quảng cáo của Long Chun sẽ có giá từ 10,5 - 14 triệu đồng. Từ đây cũng phần nào hình dung được thu nhập của hot TikToker này rồi nhỉ?
Design: Tiêng Tiêng
Trai trẻ 2k hé lộ thu nhập lên đến 50 triệu/tháng nhờ làm TikTok, phải đăng hơn 500 clip không công mới kiếm được tiền Sau Tun Phạm, đến lượt 1 TikToker khác cũng hé lộ thu nhập "khủng" của mình. Có thể trong mắt nhiều người, TikToker thường chỉ là những thanh niên vô công rỗi nghề, suốt ngày làm video "nhảy nhót" hay chia sẻ quan điểm để "câu tim" trên mạng. Cơ mà bạn đâu biết ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều nhãn...