Hốt hoảng với ‘Kịch cùng boléro’
Một bà mẹ nuôi lớn đứa con do mình đứt ruột sinh ra suốt gần 20 năm để thực hiện kế hoạch trả thù kẻ đã giết chồng và hãm hiếp mình. Oan nghiệt hơn, đối tượng bị bà trả thù chính là cha của đứa con ấy.
Câu chuyện mang nhiều màu sắc hình sự, tội phạm, có thể xảy ra đâu đó trong xã hội, nhưng vẫn khiến người xem bàng hoàng với cách dẫn dắt câu chuyện, xây dựng tính cách, tâm lý nhân vật của đạo diễn trong chương trình Kịch cùng boléro phát sóng tối 24/9 trên THVL1.
Trong cơn hoảng loạn của những đứa con, bà mẹ vẫn cứ lạnh lùng, đanh giọng kể lại kế hoạch trả thù
Đây là phần thử thách khả năng dàn dựng nhanh của các đạo diễn từ một tình huống và các nhân vật được cho trước. Dựa trên tình huống đó, các đạo diễn sẽ đưa ra tình huống mới, xử lý mạch kịch, tính cách nhân vật và lý giải theo cách riêng của mình.
Tình huống được đặt ra xoay quanh gia đình bà Trang – người đàn bà nghèo khó, mù lòa đã nuôi lớn hai đứa con trai bằng gánh chè nhỏ và tình thương vô bờ bến dành cho con. Một ngày, Trực, đứa con trai nhỏ của bà quay về nhà, mang theo một số tiền. Ngay sau đó, những tên giang hồ hung dữ ập vào nhà…
Mạch kịch được nối tiếp với câu chuyện của 20 năm trước, đầy kịch tính, cao trào, nhưng lại làm khán giả sửng sốt với cách đạo diễn xử lý tình huống, xây dựng tính cách nhân vật. Người xem hốt hoảng khi nghe nhân vật bà mẹ lạnh lùng bật ra câu nói: “ Sao con lại làm như vậy? Xém chút nữa là con đã giết được cha ruột của mình rồi”.
Rồi bà mẹ đanh thép kể lại kế hoạch trả thù của mình với con trai mà kẻ thù cũng chính là cha ruột của con. Chỉ vừa mới trước đó, đứa con còn quên cả mạng sống, dám cướp dao, khống chế ông trùm để cứu mẹ. Sự hy sinh đó chẳng có chút ý nghĩa gì!
Video đang HOT
Không dừng lại ở đó, khi đứa con chưa thể tin tất cả những gì mình được nghe, được thấy, bà mẹ tung đòn cuối. Bà “lột chiếc mặt nạ” cuối cùng, dõng dạc xác nhận chính mình là người đã đốt nhà rồi vu oan cho con; bà giả mù lòa để con phải lao vào kiếm tiền chữa bệnh cho bà. Con càng có hiếu thì bà càng mừng, vì sẽ sớm thực hiện được ý đồ trả thù của mình…
Sự lạnh lùng, mưu mô, tàn bạo, trái tim chai sạn của bà mẹ được đạo diễn bày biện theo cấp độ tăng dần và chỉ dừng lại khi đứa con trai lớn của bà bị đâm chết.
Về mặt cảm xúc khán giả đại chúng, khó có thể chấp nhận một bà mẹ máu lạnh đến mức lợi dụng chính sự hiếu thảo của con để thực hiện âm mưu trả thù, bất chấp điều mình làm vừa khiến con tổn thương, vừa chấm dứt luôn cả tương lai của con. Trong cơn bấn loạn của đứa con do mình đứt ruột sinh ra, liệu trái tim người mẹ có thể tiếp tục tung ra những cú đạp, đẩy con xuống vực sâu?
Một câu chuyện lạnh lùng và tàn nhẫn đến vậy vẫn được nhà sản xuất chấp nhận và đài truyền hình cho lên sóng. Tính nhân văn, chân, thiện, mỹ của nghệ thuật ở đâu trong tiết mục đó?
Đành rằng, kẻ thủ ác năm xưa giờ phải đau đớn nhìn con mình tự hủy hoại cuộc đời, bà mẹ lòng chất chứa thù hận mất cả hai đứa con vì kế hoạch trả thù đầy tội lỗi. Nhưng ý nghĩa về luật nhân quả đó đã gần như bị đè bẹp dưới sự khốc liệt và lạnh lùng chiếm phần lớn thời lượng của tiết mục. Giá như đạo diễn để cho nhân vật bà mẹ kể lại những âm mưu của mình trong sự hối hận, vì đã để lòng thù hận làm mờ lý trí, biết đâu người xem sẽ có cảm xúc khác.
Trách đạo diễn là điều đương nhiên, nhưng lỗi không chỉ ở đạo diễn mà còn có phần của bộ phận biên tập và cả những người có trách nhiệm kiểm soát nội dung chương trình. Phải chăng vì quá quan tâm đến kịch tính để tăng sự hấp dẫn mà họ đã dễ dãi với tiết mục, hay còn vì lý do nào khác?
Xin đừng quên, đây là chương trình được phát sóng trên truyền hình đại chúng, khán giả thuộc mọi lứa tuổi có thể cùng xem. Tất cả các thông điệp, hình ảnh… cần được chọn lọc và cân nhắc, đừng chỉ vì sự hấp dẫn mà dễ dãi lướt qua các chuẩn mực.
Có thể có người sẽ tin câu chuyện dã man, khốc liệt trong Kịch cùng boléro có thể xảy ra đâu đó trong cuộc sống, khi lòng hận thù làm con người mờ mắt, đặc biệt là khi nạn nhân phải chịu tổn thương quá lớn hoặc có vấn đề về thần kinh. Dù vậy, không thể bỏ qua nguyên tắc: nghệ thuật phản ánh đời sống xã hội, nhưng không có nghĩa thực tế cuộc sống xã hội nên được đưa lên sân khấu một cách tự nhiên chủ nghĩa và trần tục đến mức đó.
Hoa Huyền
Theo phu nu online
NSND Hồng Vân không cầm nước mắt vì tiết mục của đạo diễn Minh Nhật
Kịch phẩm về tình mẹ này khiến khán giả và các nghệ sĩ giám khảo cũng không ngăn nổi nước mắt vì xúc động.
Trong tập 10 của chương trình 'Kịch cùng Bolero 2018' mùa 2, đạo diễn trẻ Minh Nhật đã khiến khán giả và các vị ban giám khảo, đặc biệt là NSND Hồng Vân không kìm nổi nước mắt với kịch phẩm 'Lá mùa thu' của mình.
Cụ thể, kịch phẩm này nói về tình yêu thương con vô bờ bến của bà Sứ (NSƯT Kim Xuân) với người con trai là Minh (Công Danh). Mở đầu là khung cảnh tại nhà bà Sứ, người mẹ vô cùng vui mừng vì cuối cùng đã được đoàn tụ với con sau 5 năm Minh đi du học nước ngoài. Nhưng khi Minh trở về và dẫn theo người bạn gái, bà mẹ này lại kìm lòng nói muốn con lập gia đình và ra ở riêng vì không muốn con trai bị khó xử sau khi nghe được ý định muốn Minh lên thành phố phát triển sự nghiệp của con dâu ' tương lai'.
Vở kịch có sự tham gia của NSƯT Chiều Xuân.
Tuy nhiên, sau khi lên thành phố, người con trai và con dâu bị cuốn vào guồng quay của công việc mà quên mất người mẹ đang ngày càng bị mất trí nhớ của mình đang mòn mỏi chờ mong họ nơi quê nhà. Cuối cùng, khi trở về, Minh đau lòng phát hiện mẹ mình đã thực sự quên mất mình mà nhận một hình ma nơ canh vốn gắn bó với anh từ nhỏ làm con.
Vở kịch của đạo diễn Minh Nhật đã khiến nghệ sĩ Thanh Hằng đã không cầm được nước mắt. Trong khi đó, NSND Hồng Vân sau nhiều lần cố kìm nén cảm xúc nhưng cuối cùng nữ nghệ sĩ cũng đã khóc và cho biết bị nhói tim trước diễn xuất xuất thần của NSƯT Kim Xuân trong vai người mẹ. Đồng thời, không ngừng dành lời khen cho đạo diễn Minh Nhật, nữ nghệ sĩ cho biết không có điểm nào để bắt lỗi anh được, bởi kịch phẩm không dư không thiếu 1 điều gì, thậm chí còn giăng bẫy cảm xúc cả những người trong nghề như nữ nghệ sĩ.
Đạo diễn trẻ Minh Nhật.
" Đặc biệt chi tiết khiến cô bị sốc là đoạn bà mẹ ôm ma nơ canh. Diễn xuất của chị Kim Xuân khủng khiếp, khi mời được chị Kim Xuân cho vai bà mẹ là con đã thành công đến 90% vở kịch. Con xử lý không gian quá thông minh, cảnh lá rơi tiêu điều rất đúng tâm trạng của người mẹ, lại rất "ăn" với chi tiết đầu tiên người mẹ nhặt không sót 1 bông sứ nào. Cô ngăn mấy lần nhưng không nổi phải òa khóc. Tương lai, chắc chắn con là đạo diễn cứng cựa".
Không chỉ ghi điểm xuất sắc nhờ kịch bản sâu sắc, phần dàn dựng bối cảnh sân khấu kết hợp hiệu ứng màn hình led ấn tượng, thay đổi liên tục theo nhiều không gian và thời gian, đạo diễn Minh Nhật còn mang đến nhiều cảm xúc cho người xem khi lồng ghép khéo léo vào vở kịch các ca khúc Hoa sứ nhà nàng, Đèn khuya....
Với vở kịch xuất sắc mang đến nhiều cảm xúc, đạo diễn Minh Nhật đã nhận được số điểm cao nhất là 29,75, giúp anh trở lại vị trí dẫn đầu trong tập 10 sau nhiều lần rơi xuống vị trí cuối bảng và có nguy cơ phải chia tay chương trình trong những tập gần đây.
Theo Tiền Phong
Nữ đạo diễn Thùy Dương dừng chân ở 'Kịch cùng Bolero' Đêm thi thứ 6 của Kịch cùng Bolero không chỉ mang đến cho khán giả tiểu phẩm bứt phá của đạo diễn Bảo Châu mà lần đầu tiên trong chương trình, một lớp kịch ngẫu hứng, không có kịch phải chia tay chương trình. Giám khảo của đêm thi là NSƯT Công Ninh, danh ca Mỹ Huyền và nghệ sĩ Hoàng Sơn. Đạo...