Hot boy Hoàng Thịnh được đại gia V-League săn đón
Có ít nhất ba đội bóng giàu tiềm lực tài chính hàng đầu hiện nay quan tâm tới việc xin chữ ký của tiền vệ SLNA.
Hợp đồng của Hoàng Thịnh và SLNA có thời hạn từ ngày 1/1/2011 đến 30/12/2015. Chỉ còn hơn một tháng nữa, văn bản thỏa thuận đáo hạn nên tiền vệ 24 tuổi vừa được lãnh đạo đội bóng đề nghị gia hạn hợp đồng mới. “Chú Chiêm giám đốc điều hành của đội có hỏi tôi về việc muốn đi hay ở và số tiền lót tay mong muốn nhận là bao nhiêu nếu ở lại”, tuyển thủ Việt Nam cho biết.
Hoàng Thịnh được nhiều đội bóng đại gia ở V-League quan tâm. Ảnh: PA.
Vài ngày sau khi nhận được con số từ Hoàng Thịnh, ông Hồ Văn Chiêm thông báo lại SLNA không thể “giữ người” bởi số tiền lót tay đề nghị “quá lớn”. Từ đầu mùa giải, đội bóng xứ Nghệ không thể giữ chân một loạt trụ cột bởi vấn đề tài chính. Đội trưởng Quang Tình, Thế Cường tới Cần Thơ, Đình Đồng chuyển sang Thanh Hóa. Trong hai năm qua, SLNA cũng bị mất bộ tứ Trọng Hoàng, Văn Hoàn, Văn Bình, Công Vinh vào tay Bình Dương vì không đáp ứng được số tiền lót tay của các ngôi sao.
Với trường hợp ra đi của Hoàng Thịnh, vấn đề kinh phí cũng là mấu chốt quyết định. “Số tiền tôi đưa ra thấp hơn với mức đề nghị của các đội bóng khác. Nếu những nơi khác trả 10, chỉ cần SLNA trả 8 tôi vẫn chấp nhận ở lại. Quyết định ra đi bất đắc dĩ, tôi mong người hâm mộ Nghệ An hiểu cho tôi”, Hoàng Thịnh nói.
Video đang HOT
Theo tiết lộ từ học trò cưng của HLV Miura, hiện tại có ba đội bóng là Cần Thơ, Than Quảng Ninh và Bình Dương liên hệ và đưa ra lời đề nghị với anh. Cần Thơ đang là CLB bạo chi nhất trên thị trường chuyển nhượng trước mùa giải 2016. Than Quảng Ninh cũng không thiếu tiền để bổ sung cầu thủ chất lượng cho đội, còn Bình Dương luôn là bến đỗ trong mơ lý tưởng cho cầu thủ bởi điều kiện vật chất luôn đủ đầy.
Năm nay mới 24 tuổi nhưng Hoàng Thịnh sớm là cầu thủ tự do khi anh được SLNA ưu tiên không phải trả phí đào tạo một năm còn lại bởi theo quy định của VFF, phải 25 tuổi mới hết hợp đồng đào tạo trẻ.
V-League 2016 sẽ khởi tranh muộn từ giữa tháng 2 năm sau. Hoàng Thịnh cũng không tập trung cùng U23 Việt Nam dự vòng chung kết U23 châu Á diễn ra tại Qatar vào tháng 1/2016 vì quá tuổi. Tiền vệ được mệnh danh là hot boy của bóng đá xứ Nghệ sẽ có hơn ba tháng để tìm kiếm bến đỗ mới trước mùa giải mới.
Theo VNE
Cầu thủ châu Âu sẽ 'làm mưa làm gió' ở V-League 2016
Mùa giải 2016 bắt đầu muộn có thể là cơ hội cho nhiều cầu thủ ở cựu lục địa tới Việt Nam thi đấu.
Tại V-League 2015, cầu thủ đến từ châu Âu không tạo nên ấn tượng đủ lớn trong lòng khán giả và thậm chí, nhiều nhận định còn cho rằng mùa bóng vừa qua chính là một thất bại của những "sứ giả đến từ cựu lục địa".
Tại V-League mùa giải trước, có tổng cộng 11 cầu thủ người châu Âu đến thi đấu trong màu áo các CLB Việt Nam. Họ đến từ 8 quốc gia là Croatia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Serbia, Hà Lan và Slovenia. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ bị giới chuyên môn đánh giá là có màn thể hiện chỉ ở mức "dưới trung bình". Những người được CLB chủ quản đánh giá tốt vì đã đóng góp nhất định cho thành tích của cả tập thể có lẽ chỉ kể ra được trung vệ Danny Van Bakel (Thanh Hóa) và tiền đạo Marko Simic (Bình Dương).
Van Bakel là trụ cột ở Thanh Hóa vài mùa giải qua. Ảnh: PA.
6 người bị các CLB chủ quản tiến hành thanh lý hợp đồng khi V-League 2015 mới đi qua một nửa chặng đường là Pejic, Gomez (cùng của Đà Nẵng), Lukanovic, Morec (cùng của HAGL), Valentic (Cần Thơ) và Bosma (SLNA). Ở nhóm "sứ giả xấu số" của bóng đá châu Âu, chỉ Gomez là lập tức tìm được bến đỗ tại V-League nhưng đến khi mùa giải 2015 kết thúc, cầu thủ người Tây Ban Nha cũng không còn bám trụ lại được ở môi trường bóng đá Việt Nam. Trong khi đó, Bosma quyết định... giải nghệ và chuyển sang làm nhà môi giới cầu thủ.
Hình ảnh kém màu sắc của các ngoại binh người châu Âu tại V-League 2015 là hoàn toàn trái ngược với những cảm xúc thăng hoa mà khán giả được tận hưởng nhờ tài nghệ của Nastja Ceh ở 2 mùa giải 2013 và 2014. Không ít người đã đặt ra câu hỏi: "Bao giờ V-League lại có một Nastja Ceh khác".
Câu hỏi có lẽ sẽ sớm được trả lời ngay ở mùa giải tới. Việc V-League 2016 khởi tranh muộn hơn so với thường lệ, đến giữa tháng 2/2016 mới diễn ra vòng đấu mở màn chính là "chìa khóa" giúp các CLB có thể chiêu mộ được những cầu thủ có đẳng cấp tương tự như Nastja Ceh.
Nastja Ceh và Marko Simic là hai cầu thủ châu Âu thành công hiếm hoi ở V-League vài mùa giải qua. Ảnh: PA.
Giữa tháng 2/2016 mới khai mạc V-League 2016, tức là thời kỳ quyết định của phiên chuyển nhượng trước mùa bóng mới ở Việt Nam sẽ trùng với kỳ chuyển nhượng mùa Đông tại châu Âu (diễn ra tháng 1 hàng năm). Khi thị trường cùng mở cửa trong một thời điểm sẽ giúp "hàng hóa" lưu thông dễ dàng và sự lựa chọn dành cho các CLB Việt Nam sẽ đa dạng hơn nhiều so với khi "chợ ta" mở nhưng "chợ Tây" đóng.
Các CLB châu Âu chẳng bao giờ cho cầu thủ trở thành người tự do khi chưa đến kỳ chuyển nhượng. Còn trên thực tế, những cầu thủ tự do từ châu Âu mà các đội bóng có thể tiếp cận khi "phiên chợ" chưa mở thực ra đều thuộc dạng bị thải loại. Tức là, người bị CLB cắt hợp đồng vì kỷ luật, vì trình độ kém, người lại đang... thất nghiệp dài ngày vì chấn thương. Không có ai thuộc dạng còn biên chế ở một CLB châu Âu lại có thể gia nhập các CLB khác trước khi thị trường chuyển nhượng mở cửa.
Việc chiêu mộ được cầu thủ giỏi từ châu Âu, với những lý do như trên, phải diễn ra vào thời điểm mà thị trường chuyển nhượng ở cựu lục địa mở cửa. Cần phải nhớ lại mùa giải 2013 - thời điểm Nastja Ceh cập bến Thanh Hóa cũng chính là khi V-League mở màn muộn hơn thường lệ (khởi tranh đầu tháng 3/2013). Mùa giải 2016 sắp tới, hãy tin rằng bóng đá châu Âu sẽ gửi đến V-League thêm những "sứ giả" tài năng tương tự như cựu cầu thủ người Slovenia này.
Theo Bóng Đá Plus
Hai cầu thủ thắng kiện đội bóng V-League Đức Linh và Ngọc Điểu sẽ nhận được số tiền gần 800 triệu đồng lương, lót tay và phạt vi phạm hợp đồng từ Cần Thơ. Ngọc Điểu (áo đỏ) trong màu áo Cần Thơ. Ảnh: TTVH. Hôm 3/11, VFF có công văn thông báo với hai cầu thủ Đức Linh và Ngọc Điểu rằng hai anh thắng trong vụ tranh chấp với...