Hot boy giọng nữ ở The Voice: ‘Tôi bị hỏi về giới tính’
Tùng Anh thường xuyên nhận được những câu hỏi về giới tính nhưng anh cho biết đó là điều hết sức bình thường.
Tùng Anh trò chuyện với PV ngay sau khi gây bão mạng xã hội với giọng hát phi giới tính trong tập 3 The Voice.
Thể hiện ca khúc Mong anh về của Dương Cầm hoàn toàn bằng giọng nữ, nam thí sinh khiến 4 huấn luyện viên ngỡ ngàng và tranh giành quyết liệt. Nhưng cuối cùng, Tùng Anh quyết định chọn về đội Thu Minh.
Tùng Anh là thí sinh gây ấn tượng trong tập 3 The Voice 2017.
‘Không áp lực dù đội Thu Minh nhiều thí sinh mạnh’
- Giữa những lời mời gọi có cánh của dàn huấn luyện viên The Voice, tại sao anh quyết định về đội Thu Minh?
- Tôi thần tượng chị Thu Minh từ rất lâu rồi. Tôi nghe và thuộc khá nhiều ca khúc của chị. Trong cuộc thi này, tôi có đi thi cùng với một người chị khán thân thiết. Trước khi bước vào vòng Giấu mặt, 2 chị em có rủ nhau là sẽ cùng cố gắng vào đội Thu Minh để làm đối thủ của nhau. Bây giờ, chúng tôi đã toại nguyện.
Qua thời gian được chị Thu Minh hướng dẫn, tôi lại càng thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Tôi trưởng thành hơn rất nhiều về giọng hát.
Chị chỉ cho tôi cách nằm trên sàn nhà để luyện thanh, lấy hơi. Là một giọng nam nhưng hát được giọng nữ, tôi thấy mình rất thích hợp với huấn luyện viên sở hữu giọng soprano (nữ cao) như chị Thu Minh.
- Trước khi bước chân lên sân khấu, anh có nghĩ mình sẽ được cả 4 huấn luyện viên quay ghế, thậm chí Thu Minh còn lên hát cùng?
Video đang HOT
- Thú thật, tôi chưa bao giờ nghĩ đến tình huống đó. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ đứng trên sân khấu, cũng chưa bao giờ biểu diễn trước nhiều người. Thế nên, tôi còn bảo với mọi người rằng tôi sẽ mang vali để sẵn ở cánh gà, nếu bị loại sẽ về nhà luôn (cười).
Nhưng không ngờ lại được cả 4 anh chị huấn luyện viên chọn. Lúc đó, tôi rất hạnh phúc. Khi chị Minh bước lên sân khấu hát cùng, tôi lại càng phiêu hơn. Kết thúc phần dự thi, mấy anh chị cổ vũ cho tôi còn khóc vì không tin tôi xuất thần như vậy.
- Hiện tại, đội Thu Minh có khá nhiều thí sinh mạnh như Ali Hoàng Dương, Trần Anh Đức, anh có cảm thấy áp lực?
- Tôi thấy bình thường. Ai có tài năng, người đó sẽ đi được vào vòng trong. Chúng tôi cùng được một huấn luyện viên hướng dẫn và cũng học hỏi lẫn nhau, thậm chí coi nhau như gia đình. Tất cả sự canh tranh, cố gắng đều hết sức văn minh và lành mạnh. Nếu có ai phải chia tay cuộc thi, tôi nghĩ người ở lại cũng cảm thấy buồn.
Học trò sáng giá của Thu Minh sinh năm 1995, quê Bắc Giang.
‘Phát hiện sở hữu giọng hát nữ khi dậy thì’
- Từ khi nào anh phát hiện mình có thể hát được giọng nữ?
- Từ khi bắt đầu dậy thì, tôi đã thấy mình có một chất giọng khác biệt. Bình thường, con trai dậy thì giọng sẽ “ồm ồm”, người ta hay ví von “nghe như vịt đực”. Nhưng tôi thì khác, tôi lại thấy giọng mình rất cao, đặc biệt là khi gào thét, âm sắc rất giống nữ.
Lên cấp 3, bên cạnh hát giọng nam như bình thường, tôi thấy mình hát được cả giọng nữ. Nếu người nghe bịt mắt lại có thể sẽ nhầm là do một cô gái thể hiện. Từ đó, tôi luôn chú ý trau dồi khả năng khác biệt của mình.
- Nhưng trong The Voice, nếu anh hát giọng nữ từ vòng này đến vòng khác, sẽ khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán cho khán giả?
- Tôi nghĩ điều ấy rất dễ hiểu. Vòng giấu mặt, khán giả có thể thấy mình đặc biệt nhưng nếu không chịu đổi mới, chắc chắn sẽ gây nhàm. Nhưng tôi tự tin rằng mình sẽ có sự đột phá ở những vòng sau.
Tôi cũng hát được với chất giọng nam tính và ấm áp. Còn giọng nữ thì như mọi người biết, vừa rất cao, kịch tính vừa có thể nhẹ nhàng. Nhờ ưu thế đó, tôi có thể tự mình song ca nam nữ vì tôi có khả năng chuyển giọng rất nhanh.
Nói chung, tôi sẽ làm nhiều thứ khác biệt để không tạo nên sự nhàm chán cho đội và cho chính bản thân mình. Tất nhiên, bên cạnh sự tìm tòi, làm mới, vẫn phải giữ được chất riêng của mình.
Tùng Anh thường xuyên bị hỏi về giới tính nhưng anh cho biết đó là điều hết sức bình thường.
- Một chàng trai có thể hát giọng nữ mềm mại và ngọt ngào khó tránh khỏi những tin đồn hoặc thắc mắc về giới tính. Anh sẽ trả lời thế nào?
- Ở Việt Nam, người ta rất hay soi xét vấn đề giới tính. Nhưng ở góc độ cá nhân, tôi thấy tình yêu dị tính hay tình yêu đồng giới đều hết sức bình thường. Tôi cũng hay bị hỏi là “Có gay không?”. Nhưng tôi thấy điều ấy không phải câu chuyện quan trọng.
Điều quan trọng là mình phải cống hiến cho khán giả và được khán giả đón nhận. Ai công kích, tôi mặc kệ. Theo đuổi con đường nghệ thuật, không thể vì những lời dị nghị mà nhụt chí được. Tôi sẽ luôn cố gắng để mọi người hài lòng và đón nhận mình.
Theo Zing
Giáng My The Voice đấu tranh để làm mẹ đơn thân ở tuổi 18
Những đêm đau bụng, My tự bắt taxi đến viện, khó khăn lắm mới gọi mẹ.
20 tuổi, đứng trên sân khấu của cuộc thi Giọng hát Việt 2017 và thể hiện một ca khúc nhiều tự sự, Nguyễn Thạc Giáng My đã khiến mọi người bất ngờ với câu chuyện về cuộc đời mình. Cô gái trẻ đam mê âm nhạc đã phải gác lại giấc mơ làm ca sĩ khi mang thai ở tuổi 18 và trở thành mẹ đơn thân. Đó là những ngày tháng mà cô bảo rằng "đau khổ nhất của cuộc đời mình", "xấu hổ và tủi nhục, không dám nhìn mặt ai"... Đến bây giờ, khi chuyện buồn đã ở lại phía sau, người mẹ trẻ thay vì khóc cạn nước mắt đã biết mỉm cười với mọi điều xảy đến với mình, nhưng một phút nào đó, cô vẫn "thèm" được yếu đuối và chạnh lòng nhớ về quá khứ.
Nhà có 5 nàng tiên - niềm tự hào của Giáng My.
Giáng My yêu văn nghệ từ nhỏ, hội diễn nào ở trường cô cũng tham gia và giành được nhiều giải thưởng. Mẹ của My dù phải cùng lúc làm thay cả vai trò của người cha nhưng vẫn cố gắng để con gái theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. My vẫn nhớ như in câu nói mẹ dặn đứa con cả trong nhà là cô trước khi bà đi làm ăn xa, phải gửi lại 3 con gái cho ông bà ngoại: "Ngày nào mẹ có tiền cho các con ăn học, mẹ sẽ về". Cuộc sống khi đó tuy thiếu thốn nhưng luôn ngập tràn tiếng cười vui vẻ bởi chị em biết bảo bọc cho nhau và mẹ dù ở xa vẫn dành tình thương yêu trọn vẹn cho các con.
Sóng gió ập đến mái nhà khi My có thai nhưng bạn trai cô lại không muốn chấp nhận. Cô gái trẻ đang theo học trường văn hóa nghệ thuật còn quá non nớt để biết mình phải làm gì tiếp theo nên chỉ biết khóc và nói với mẹ. "Mẹ tôi bị sốc hoàn toàn tới mức nghẹt thở. Mẹ không rầy la, mắng mỏ gì nhưng tôi biết bà giận mình nhiều lắm. Tâm lý của người làm mẹ khi nghe chuyện này lần đầu tiên chắc ai cũng vậy. Phải mất một thời gian mẹ mới nguôi ngoai và chăm lo cho mẹ con tôi từng hộp sữa, cái bỉm. Dù vậy, tôi cũng chẳng có mặt mũi nào để nhìn mọi người. Tôi ra ngoài thuê một căn phòng nhỏ để hàng xóm láng giềng không nhìn thấy tôi mà đàm tiếu, càng làm cho nỗi buồn của mẹ thêm sâu", My kể.
Giáng My và con gái Minh Châu gần 2 tuổi.
Bụng mang dạ chửa lại sống một mình, Giáng My tự xoay xở với tất cả mọi việc. Cô đi hát ở các quán cafe để có tiền thuê nhà và để dành lúc sinh con. Nhưng cô cũng chỉ đi làm được vài tháng thì phải nghỉ vì cơ thể suy nhược và ốm nghén. Suốt 6 tháng mang bầu, My hầu như chẳng ăn được gì, đến uống nước lọc cũng bị nôn ói. Cô nhớ lại: "Thời gian đó, tôi cứ lủi thủi một mình trong căn phòng trọ. Tôi không dám nhờ vả ai cả vì mọi người từng khuyên tôi phá thai. Tôi muốn giữ con lại thì tôi phải tự chịu trách nhiệm với việc của mình. Nếu có bị đau bụng vào đêm khuya, tôi cũng tự bắt taxi đi viện, chỉ khi nào khó khăn quá mới gọi mẹ"
Rồi My sinh non con gái, em bé nặng 2,9 kg và dù đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý làm mẹ thì cô vẫn bị sốc bởi thực tế khác xa hoàn toàn với dự tính. Khi con được 2 tháng, My bị ốm một trận thập tử nhất sinh, tưởng không qua khỏi, cả ngày cứ nằm mê sảng. My bảo, lúc đó cô sợ nhất là cái chết vì khi không còn trên đời này, cô sẽ chẳng thể tự tay chăm sóc được cho con và càng làm cho đôi vai của mẹ thêm nặng gánh. Chính con gái là động lực để My chiến thắng bệnh tật và hồi sinh.
Phụ nữ dù mạnh mẽ, tài giỏi đến đâu cũng cần cho mình một chỗ dựa tinh thần vững chắc để lúc mệt mỏi mà dựa vào và cảm thấy bình yên. Đối với Giáng My, chỗ dựa đó là mẹ và hai em gái. Cô kể: "Các em tôi cũng thiếu thốn tình cảm của bố từ nhỏ (Bố mẹ chia tay năm tôi mới 10 tuổi) nên rất thương cháu. Hai dì cứ đi học thì thôi chứ về nhà lại quấn với cháu. Thời gian tôi bị ốm, nằm một chỗ, bà ngoại đi làm xa, chính hai dì và cụ ngoại đã chăm sóc con cho tôi".
Quay lại với âm nhạc, Giáng My biết con đường phía trước vô cùng chông gai với mình, bởi "người độc thân theo đuổi đã khó, nói gì một bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ". Cô chọn thi The Voice để một lần nữa được đứng hát trước mọi người, tìm lại thứ cảm xúc mà gần 2 năm nay, dù nhớ đến cồn cào thì vẫn phải nén xuống đáy lòng vì "có con rồi, đâu thể cứ thích là làm, điều gì cũng phải nghĩ cho con trước tiên". Tuy vậy, Giáng My vẫn tin rằng, bước ra khỏi cuộc thi, cô sẽ làm được một điều gì đó để con gái tự hào. "Điều khó khăn nhất đã vượt qua rồi thì không có gì khiến mình chùn bước nữa" - bà mẹ trẻ đã nói như vậy khi nhắc đến dự tính cho tương lai.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Giáng My không bao biện cho những bồng bột của tuổi trẻ nhưng cô luôn tâm niệm: "Trong cuộc sống có những điều tự bản thân mỗi người quyết định được thì đừng quyết định làm điều xấu". Cô cũng thấy nhẹ lòng hơn vì những người xung quanh khi biết chuyện đều thông cảm và động viên cô thay vì trách móc, dè bỉu. Sau tất cả, Giáng My thấy mình may mắn!
Theo Ngôi Sao
Làm Kiyomi cực yêu, Han Sara vẫn phải nhận hình phạt bất ngờ về 4 HLV The Voice Gặp gỡ hot girl người Hàn Han Sara với rất nhiều bí mật thú vị từ Saostar đang chờ bạn khám phá. Một trong những khoảnh khắc thú vị của buổi livestream ngày hôm qua, 14/2 là màn trình diễn Kiyomi theo phong cách đáng yêu rất riêng của cô bé người Hàn Han Sara. Với thử thách này, Sara phải thực hiện...