HOSE và FPT hỗ trợ kịp thời các công ty chứng khoán gặp lỗi
“Hiện tượng lỗi có xuất hiện mang tính cục bộ tại một số công ty chứng khoán, do mỗi công ty lựa chọn và đầu tư một hệ thống công nghệ khác nhau.
Hiện phía HOSE và FPT đang theo dõi sát sao để hỗ trợ các công ty chứng khoán khắc phục sớm nhất các lỗi cục bộ đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư”.
Đây là trao đổi của ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) về tình trạng lỗi hệ thống giao dịch tại các công ty chứng khoán trong những phiên gần đây.
Hiện phía HOSE và FPT đang theo dõi sát sao để hỗ trợ các công ty chứng khoán khắc phục sớm nhất các lỗi cục bộ đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Ảnh minh họa: TTXVN
Hàng loạt công ty chứng khoán gặp lỗi
Thông tin đến nhà đầu tư về tình hình lỗi hệ thống giao dịch, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, trong phiên giao dịch từ 5/7/2021, do các hệ thống đang chưa hoàn toàn tương thích với hệ thống giao dịch mới do HOSE vận hành dẫn đến hiện tượng đăng nhập chập chờn, dữ liệu hiển thị chưa chính xác, chậm cập nhật trạng thái lệnh tại hầu hết các công ty chứng khoán lớn có nền tảng công nghệ thông tin (IT) tốt.
Đến phiên giao dịch ngày 6/7 đã ghi nhận lỗi của Công ty Chứng khoán VPS và Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect. Phiên sáng ngày 7/7 đã ghi nhận lỗi tại Công ty Chứng khoán SSI.
Ngoài SSI, nhà đầu tư phản ánh hệ thống của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT cũng gặp tình trạng khó đăng nhập hệ thống, chậm phản hồi vào đầu phiên.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện lỗi, đội ngũ công nghệ của SSI đã nhanh chóng nhận diện nguyên nhân và lên phương án khắc phục.
SSI cho biết, từ đầu phiên giao dịch chiều ngày 7/7, các kênh giao dịch tại SSI đã được mở lại để phục vụ nhà đầu tư.
Thực tế, nhiều công ty chứng khoán vẫn giao dịch thông suốt, nhưng cũng có nhiều công ty khác gặp lỗi cục bộ và lỗi ở từng công ty là không giống nhau. Nguyên nhân được cho là hệ thống giao dịch tại các công ty được đầu tư khác nhau và chưa tương thích được với hệ thống giao dịch mới trên HOSE mới vận hành từ ngày 5/7.
Tính tới thời điểm trưa ngày 7/7, một số công ty chứng khoán đã khắc phục xong lỗi nội tại và nhà đầu tư đã giao dịch được bình thường. Tuy nhiên, theo nhà đầu tư, hiện tình trạng lỗi vẫn còn và các công ty chứng khoán cho biết đang nỗ lực khắc phục.
Hỗ trợ công ty chứng khoán khắc phục nhanh nhất
Trao đổi với báo giới về vấn đề hàng loạt công ty gặp lỗi hệ thống giao dịch, ông Lê Hải Trà – Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, hệ thống giao dịch mới trên HOSE vẫn vận hành ổn định.
Hiện tượng lỗi có xuất hiện mang tính cục bộ tại một số công ty chứng khoán, do mỗi công ty lựa chọn và đầu tư một hệ thống công nghệ khác nhau. Hiện phía HOSE và Công ty cổ phần FPT đang theo dõi sát sao để hỗ trợ các công ty chứng khoán gặp lỗi cục bộ khắc phục sớm nhất để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.
Ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cũng khẳng định, không có xung đột nào giữa hệ thống mới và cũ, khiến các yêu cầu về hạ tầng đối với các công ty chứng khoán khi kết nối hệ thống mới phải cao hơn hoặc khác so với cũ.
“Không có xung đột, chỉ có tốc độ và tần suất trả thông tin cho công ty chứng khoán cao hơn trước, nên HOSE đã để một độ trễ nhất định trong thời gian triển khai/kiểm thử vừa rồi để các công ty chứng khoán thành viên rà soát lại hệ thống và cân nhắc về việc có cần phải điều chỉnh hạ tầng của mình hay không. Xét một cách tổng thể chúng ta cùng phải đi lên, cải tiến cùng nhau”, ông Triều nói.
Ví dụ với kênh trả thông tin thị trường hiện tại có 2 giao thức: UDP (giao thức broadcast) và PRS (giao thức truyền file); trong đó, kênh UDP là kênh nhanh hơn và được đa số các công ty sử dụng hơn kênh PRS. Với các công ty chứng khoán sử dụng PRS thì tốc độ sẽ thấp hơn, ông Dương Dũng Triều chia sẻ.
Về phía cơ quan quản lý, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo báo cáo từ HOSE, FPT, hệ thống giao dịch mới do HOSE, FPT xây dựng dựa trên phần mềm giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cơ bản vẫn được vận hành ổn định, thông suốt từ ngày 5/7 đến nay. Dù vậy, lỗi cục bộ đã xuất hiện từ hệ thống giao dịch của một số công ty chứng khoán.
Theo báo cáo tình trạng lỗi xảy ra ở các công ty là khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở phân khúc nhận, trả lệnh từ công ty chứng khoán đến nhà đầu tư. Hiện các công ty chứng khoán cũng đang nỗ lực để khắc phục tình trạng tại công ty mình.
Cơ quan quản lý tiếp tục theo dõi sát tình hình và kỳ vọng các công ty chứng khoán sẽ sớm khắc phục được lỗi cục bộ phát sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin.
Nghẽn lệnh trên HOSE: Hãy hành động thay vì chỉ hứa
Thời gian qua, việc liên tục nghẽn lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã khiến nhiều nhà đầu tư giảm lòng tin về sự minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Điều đáng nói, trong lúc chứng sĩ đầy bức xúc với việc xử lý chậm chạp của HOSE và Ủy ban Chứng khoán thì "bão" đánh giá 1 sao trên google về chất lượng của Sở này lại biến mất, nhanh như một phép màu.
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE)
Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đã phải thốt lên: "Giá như HOSE xử lý nghẽn lệnh và các vấn đề liên quan đến quyền lợi nhà đầu tư nhanh như xử lý những thứ liên quan đến "mặt mũi" của mình trên mạng xã hội thì tốt".Giữa "lửa" bực bội của nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và điều hành thị trường, từ HOSE, UBCK đến Bộ Tài chính đã buộc phải lên tiếng. Sau những giải thích "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", một vài lộ trình chung chung với lời hứa, tháng 7, dự kiến, hệ thống mà HOSE phối hợp với FPT "vá" và nâng cấp sẽ được đưa vào vận hành. Và từ dự kiến đến thực tế là bao lâu, được thực hiện thế nào, bền vững hay đối phó thì chỉ có HOSE, UBCK và Bộ Tài chính mới trả lời được.
Một vấn đề nữa được nhà đầu tư mong chờ là kết quả thanh tra HOSE của Bộ Tài chính. Trước đó, ngày 10/6, Bộ này đã ký quyết định thanh tra "chợ lớn chứng khoán" HOSE. Quyết định này được dư luận và cộng đồng nhà đầu tư hoan nghênh và đánh giá cao. Tuy nhiên, cái họ chờ đợi là một kết quả thanh tra đúng và trúng. Sau những lời hứa nhiều nhưng làm ít về việc nâng cấp hệ thống trên TTCK, nhà đầu tư có lý do để đặt câu hỏi về việc, có hay không một câu trả lời về giải pháp phát triển thị trường bền vững.
Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về một loạt các vấn đề trên TTCK hiện nay. VAFI kiến nghị, công tác thanh tra cần tìm nguyên nhân lý giải tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở GDCK Thái Lan cung cấp mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành? Vì năng lực của HOSE hay vì vấn đề gì khác?
Văn bản của VAFI cũng nêu lên thực tế, các DN công nghệ trong nước có thể tham gia vào bảo quản hệ thống giao dịch, tại sao, HOSE trước đây cứ phải chờ đối tác Thái Lan hay Hàn Quốc. "Có 1 thực tế đối với 1 bộ phận DN Nhà nước là thích thuê các nhà thầu không có danh tiếng, những nhà thầu này luôn sẵn lòng chiều bên A như dễ dàng nâng khống giá trị công trình, chia đậm hoa hồng ở mức rất cao 40% - 50%"- đại diện Hiệp hội này nêu và bỏ ngỏ câu trả lời về vấn đề này.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở GDCK Hàn Quốc (KRX) vì đây là dự án nhỏ, được khởi động từ năm 2012 nhưng đã gần 10 năm dự án vẫn chưa hoàn thành? Nguyên nhân tại sao dự án tiến hành chậm trễ, giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu, nguyên nhân làm cho giá trị dự án tăng lên?
Trên các diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư vẫn liên tục bày tỏ sự bức xúc với thực tế trên TTCK thời gian gần đây. Việc nghẽn lệnh hay yêu cầu hủy, sửa lệnh khiến họ điên đầu trong khi các loại thuế phí đầu tư chứng khoán đóng không thiếu một đồng. Vì thế, nhà đầu tư cần HOSE, UBCK và Bộ Tài chính hiện thực hóa các lời hứa, chứ không phải "biết rồi, để đó, nói mãi". Họ cần một kết quả thanh tra toàn diện để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư và cộng đồng các công ty niêm yết.
Tại buổi làm việc mới đây với các đơn vị khối thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc từng nhấn mạnh: Hiện tượng nghẽn lệnh phải được đặc biệt quan tâm, làm hết sức quyết liệt và "dùng biện pháp mạnh", bởi "ách tắc là thiệt hại".
Sau 2 ngày triển khai giải pháp kỹ thuật trên HoSE, hệ thống vận hành thông suốt Theo ghi nhận của thị trường, trong 2 ngày vận hành giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh, hệ thống bẫn hành thông suốt. Giải pháp kỹ thuật xử lý tình trạng quá tải hệ thống giao dịch của Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HoSE) đã chính thức...