HoREA đề xuất các mô hình phát triển nhà ở cho 1 triệu người tăng thêm mỗi 5 năm tại Tp.HCM
Tính đến tháng 4/2019, dân số Tp.HCM xấp xỉ 8,9 triệu người thường trú (bao gồm cả người có đăng ký tạm trú trên 6 tháng). So với dân số năm 2009 có 7,2 triệu người, dân số thành phố đã tăng 1,8 triệu người, trung bình tăng 183.000 người/năm trong 10 năm gần đây.
Như vậy, theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) ước tính trung bình mỗi năm Tp.HCM tăng thêm hơn 180.000 người và chỉ trong vòng 5 năm, số dân sẽ tăng hơn 1 triệu người. Nếu Tp.HCM không đề ra các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số thì chỉ vài năm tới, nhu cầu nhà ở sẽ hết sức nan giải.
Cùng với đó, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chuyển dịch cơ sở sản xuất công nghiệp vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Dự báo số lượng công nhân, người nước ngoài lưu trú dài hạn cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Trước tình trạng này, HoREA đã đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm của Tp.HCM.
Cụ thể, HoREA đề xuất mô hình phát triển các dự án nhà ở nằm trong các khu đô thị vệ tinh, như khu đô thị mới Nam Sài Gòn (khoảng 2.600ha với hạt nhân là khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng gần 500ha; khu đô thị mới Him Lam 58ha; khu đô thị mới Dragon City 65ha; khu dân cư Nam Long 31ha); khu đô thị – cảng biển Hiệp Phước (khoảng 3.600ha); khu đô thị Tây Bắc (khoảng 6.000ha)…
Ước tính trung bình mỗi năm Tp.HCM tăng thêm hơn 180.000 người và chỉ trong vòng 5 năm, số dân sẽ tăng hơn 1 triệu người
Tiếp đó là mô hình phát triển các dự án khu dân cư quy mô lớn (mỗi dự án nên có diện tích khoảng trên dưới 50ha) tại các quận ven và huyện ngoại thành, tạo điều kiện để các tầng lớp dân cư sống cùng nhau, có đầy đủ tiện ích, dịch vụ và tạo được một số công ăn việc làm tại chỗ. Đồng thời, hình thành các khu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị.
Bên cạnh đó, có thể tập trung vào các mô hình, như: chỉnh trang, tái phát triển các khu vực đô thị cũ; mô hình phát triển các dự án, khu nhà ở quy mô vừa và nhỏ; mô hình nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội; mô hình hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở; mô hình cho thuê nhà của hộ gia đình, cá nhân.
Video đang HOT
Ngoài ra, mô hình phát triển các điểm dân cư nông thôn; mô hình văn phòng – lưu trú (officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment), căn hộ du lịch (condotel), cửa hàng – lưu trú (shophouse); mô hình phát triển các dự án khu dân cư quy mô lớn tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh Tp.HCM…
HoREA cho rằng, trong khoảng 20 năm gần đây, nhiều địa phương trong “vùng Tp.HCM” đã có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp rất nhanh, như các tỉnh Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai (Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang có chậm hơn). Nhiều khu vực giáp ranh hoặc gần thành phố như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An); Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai); Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đã thực sự tạo thành các đô thị vệ tinh (như vùng ngoại ô) của Tp.HCM, góp phần cơ cấu lại sản xuất và dân cư trong toàn vùng. Dó đó, Tp.HCM cần chủ động phối hợp với các tỉnh này là chiến lược trong việc tái cơ cấu sản xuất và tái bố trí dân cư, để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân thành phố và làm giảm bớt áp lực của dòng người nhập cư.
HoREA cũng chỉ ra 5 huyện vùng ven sẽ là miền đất hứa khi có quỹ đất đủ sức đáp ứng được nhu cầu nhà ở ngày càng cao tại Tp.HCM. Cụ thể, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ đứng trước bài toán phát triển mô hình dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa, trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Theo HoREA, huyện Củ Chi có di tích địa đạo Củ Chi là lợi thế đặc biệt và có nhiều khu công nghiệp. Huyện Hóc Môn có lợi thế tương tự huyện Củ Chi với mảng xanh lớn, thuận lợi phát triển các cụm dân cư và công trình xanh. Huyện Cần Giờ có tiềm năng xây dựng cụm dân cư mới nhờ có khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng Sác, di tích lịch sử Đoàn 10 Rừng Sác, khu đô thị lấn biển và dự án cầu Cần Giờ.
Nằm tiếp giáp quận 7, huyện Nhà Bè có lợi thế nhờ kết nối nhanh với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và có khu đô thị – cảng biển Hiệp Phước. Huyện Bình Chánh có lợi thế về đầu mối kết nối giao thông, chợ đầu mối, bệnh viện tuyến cuối, có dân số lên đến 705.508 người, cao hơn nhiều quận nội thành. Đặc biệt, Bình Chánh đã có nhiều xã có tốc độ đô thị hóa rất cao như Bình Hưng, Phong Phú, Tân Túc, Bình Chánh.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Người dân khu Nam Sài Gòn: "Ám ảnh" với mùi hôi thối
Theo UBND TPHCM, hoạt động của các nguồn phát thải trong Khu liên hợp xử lý chất thải và Nghĩa trang Đa Phước đã phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến dân cư một số phường của quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè. Đây là khu chôn lấp rác lớn nhất TPHCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.600 tấn rác, chiếm 66% tổng lượng rác tại thành phố.
Một góc bãi rác Đa Phước nhìn từ trên cao. Ảnh: M.Q.A
Cần giải pháp
Mùi hôi thối này là nỗi ám ảnh và không còn quá xa lạ với các cư dân Nam Sài Gòn bởi nó đã hoành hành trước đây từ bãi rác Đa Phước (ở huyện Bình Chánh) do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) chịu trách nhiệm về thiết kế, xây dựng và vận hành.
Ông Ngô Thành Đức - Phó Giám đốc Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TPHCM (MBS) cho biết: Sở TN&MT TPHCM đã có công văn chỉ đạo các quận, huyện nắm bắt tình hình và có hướng khắc phục. Sở đã quyết liệt chỉ đạo giám sát và yêu cầu chủ đầu tư bãi rác - VWS thực hiện triển khai 10 giải pháp những năm trước đây, và bổ sung một số giải pháp khắc phục để giảm mùi hôi, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. MBS được giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc này.
Cụ thể, Sở TN&MT yêu cầu VWS phải tập trung thời điểm tiếp nhận chất thải sinh hoạt trong ngày, bố trí phương tiện tại các khu vực tiếp nhận chất thải di động ở vị trí thấp để hạn chế khả năng khuếch tán mùi hôi theo gió.
Khi gió lớn, mưa to phải ủi chất thải từ xe rác xuống khu chôn lấp thấp để giảm tác động thời tiết, đồng thời phải liên tục rửa xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi bãi.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước phải tăng nhân lực, thiết bị để hạn chế khu mở bãi, thực hiện việc che phủ bằng liner nhanh hơn sau khi chất thải được ủi, đầm nén xong. Gia tăng lớp liner để che phủ rác hàng ngày.
Chủ đầu tư phải tăng cường sử dụng máy phun xịt khử mùi, diệt côn trùng, tăng công nhân kiểm tra, phun xịt thêm hóa chất thân thiện môi trường để khống chế mùi hôi. Hệ thống phun sương cần được lắp đặt trên cột bao quanh khuôn viên công trường nhằm hỗ trợ, ngăn chặn mùi phát tán từ bãi chôn lấp... Việc này sẽ được MBS giám sát và báo cáo về Sở TN&MT.
Theo Sở TN&MT, mỗi ngày thành phố thải ra 8.900 tấn rác. Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tiếp nhận 5.000 tấn. Bãi này có thiết kế 24 triệu tấn, đã tiếp nhận 13 triệu tấn và núi rác đã cao 27 m.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Khoa Đô thị học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nêu quan điểm: Không thể để kéo dài tình trạng ô nhiễm mùi hôi đối với dân cư. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Công nghệ xử lý rác thải chôn lấp như hiện nay đã lạc hậu. Thành phố cần cương quyết chuyển đổi mô hình xử lý rác thải bằng công nghệ đốt rác, thì mới khắc phục được tình trạng ô nhiễm trên.
"Công nghệ chôn lấp rác hiện nay sẽ có nguy cơ phát tán các virus và cả khí ô nhiễm độc hại. Khi "đến hẹn" người dân ở khu vực này và các nơi lân cận lại phải chịu mùi hôi thối vào mùa gió Tây Nam", PGS.TS Nguyễn Minh Hòa lo ngại.
Người lượm rác tại Đa Phước. Ảnh: Đông Anh
Chuyển đổi công nghệ xử lý rác
Một cư dân ở khu Nam Sài Gòn chia sẻ: Hiện chúng tôi chỉ được hưởng không khí trong lành vào những tháng nắng nóng, khoảng từ tháng 12 đến tháng 4. Những tháng còn lại mùi hôi thối từ Đa Phước sẽ tấn công bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu từ ngoài đường cho đến trong nhà. Dù có đóng cửa thì mùi thối nồng nặc vẫn tấn công liên tục. Đây là nỗi "ám ảnh" kinh khủng đối với cư dân chúng tôi.
Ông Ngô Xuân Đông - Trưởng Phòng GD&ĐT quận 7 cho biết, các trường học trên địa bàn đang trong thời gian nghỉ hè nên chưa ghi nhận phản ánh về tình hình ô nhiễm ở địa phương.
Theo ông Đông, trước đây tại các đợt tiếp xúc cử tri trên địa bàn quận 7 cũng có phản ánh của người dân về vấn đề ô nhiễm tại Khu bãi rác Đa Phước, ảnh hưởng đến dân cư. Một số trường ở gần khu kênh rạch bị ô nhiễm, cũng có phản ánh bị ảnh hưởng mùi hôi của nước kênh. Khi nhận được thông tin, ngành Giáo dục phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa phương đến xử lý khơi thông dòng kênh và khử mùi.
"TPHCM đang xây dựng thành phố thông minh, đáng sống, nhưng việc xử lý và phân loại rác lại quá lạc hậu so với thế giới. Thành phố cần phải chuyển đổi bằng công nghệ đốt rác, các chất thải sẽ chuyển thành điện và phân bón hữu cơ.
TP bằng mọi giá phải thay đổi công nghệ xử lý rác và cũng phải cương quyết xử lý về thời hạn với dự án của VWS. TP vẫn có quyền thay đổi về điều khoản hợp đồng vì dự án xử lý rác Đa Phước có thời hạn đến năm 2024... Phương pháp chôn lấp rác tốn rất nhiều đất, một phần là các chất rỉ từ rác rất nguy hiểm, khi đó đất ở khu vực này sẽ không dùng vào việc khác được; ngoài ra còn gây ô nhiễm không khí bốc mùi hôi thối...", PGS.TS Nguyễn Minh Hòa cho biết.
Tuấn Thụy
Theo GD&TĐ
Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam Do địa thế phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên rất nhiều chất thải độc hại từ sự phát triển công nghiệp, khoáng sản ở nước này đã chảy vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đại biểu Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 . ẢNH NGỌC THẮNG Phát biểu về...