Hợp tác với ‘đại bàng’ để nâng tầm doanh nghiệp
Công ty CP An Phú Thịnh là doanh nghiệp (DN) sản xuất găng tay bảo hộ lao động đạt được khá nhiều thành công trong thời gian gần đây của Đồng Nai.
Ông Võ Thanh Tuấn (bìa phải) , giới thiệu sản phẩm đến đối tác tại một sự kiện xúc tiến thương mại. Ảnh: V.Gia
Sau 15 năm lăn lộn với nghề, ông Võ Thanh Tuấn, Giám đốc công ty chia sẻ rằng, để đạt được hiệu quả cao, DN cần phải biết lựa thị trường ngách phục vụ cho mục tiêu phát triển. Khi đã có vốn liếng nhất định, việc đẩy mạnh hợp tác, nhất là hợp tác với những đơn vị lớn là cơ sở để nâng tầm DN của mình.
* Từ thương mại đến sản xuất
Khởi đầu, ông Võ Thanh Tuấn làm chủ một cơ sở hoạt động thương mại trong lĩnh vực đồ bảo hộ lao động. Nhận thấy tiềm năng của thị trường mới này tại một tỉnh phát triển nhanh về công nghiệp, ông Tuấn tính toán chuyển đổi từ hoạt động thương mại sang đầu tư sản xuất.
Video đang HOT
“Chập chững” bước vào sản xuất, ông Tuấn gom vốn đầu tư 30 chiếc máy dệt găng tay cũ để mở xưởng may nhỏ, vừa sản xuất vừa lo đối phó với hư hỏng vặt của những chiếc máy đầu tiên. Bên cạnh sản xuất, ông còn phải đi khắp nơi tìm khách hàng, mọi thứ đều phải đến tay, vất vả hơn nhiều so với chỉ qua một khâu bán hàng như trước.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nếu muốn khách hàng lựa chọn thì chất lượng và năng lực sản xuất phải ổn. Do đó, năm 2007, ông thành lập công ty, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, mặt khác đầu tư, thay thế máy cũ bằng các máy mới để đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nhờ chọn đúng “thị trường ngách” là chuyển hướng sản xuất đồ bảo hộ lao động, sản phẩm của An Phú Thịnh không chỉ tìm được chỗ đứng tại thị trường nội địa mà dần dần xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Năm 2009, An Phú Thịnh xuất được những lô hàng găng tay đầu tiên sang Hàn Quốc. Những năm sau đó là lần lượt các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Philippines… Vừa cung ứng trong nước, vừa coi đó là bệ phóng để khai thác tốt thị trường xuất khẩu đã giúp DN phát triển vững hơn.
Nhu cầu khách hàng lớn nên yêu cầu về quy trình sản xuất cũng phải nâng lên để đảm bảo sản xuất hàng ổn định cho xuất khẩu, do vậy phải đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín. Trước đây, toàn bộ nguồn nguyên liệu sợi phải nhập khẩu từ Trung Quốc, năm 2011 ông Tuấn mạnh dạn đầu tư hẳn hệ thống máy kéo sợi với dây chuyền của Đức. Sản phẩm mới về găng tay cũng được tung ra thị trường liên tục, phục vụ từng ngành chuyên biệt như găng tay phủ hạt nhựa để tăng độ bám cho công nhân ngành xây dựng, găng tay phủ cao su chuyên dùng cho công nhân hoạt động bốc xếp kính hoặc kim loại có độ sắc cao… Việc đầu tư mở rộng sản xuất khép kín đã giúp DN chủ động và giảm chi phí nguyên liệu, đồng thời trở thành nhà cung cấp vải dệt cho ngành sản xuất mặt hàng bảo hộ lao động trong tỉnh cũng như các địa phương lân cận.
* Hợp tác nâng cao năng lực cung ứng
Khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường và đón đầu cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, ông Tuấn cùng cộng sự bàn bạc và mạnh dạn kêu gọi hợp tác, mở rộng quy mô sản xuất.
Từ sự thành công của nhà máy ở H.Long Thành, tháng 6-2019, tại tỉnh Quảng Nam, Công ty CP An Phú Thịnh đã hợp tác với Công ty CPô tô Trường Hải (THACO) đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất găng tay Chu Lai với tổng vốn đầu tư 3 triệu USD. Nhà máy có chức năng sản xuất và cung ứng sản phẩm găng tay cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Các dây chuyền trong nhà máy được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại như: máy dệt, máy vắt sổ tự động, máy phủ cao su, máy đóng gói tự động, bán tự động…
Công nhân tại một nhà máy sản xuất găng tay của tổ hợp An Phú Thịnh
Việc hợp tác hai bên không chỉ sản xuất và cung ứng găng tay bảo hộ lao động cho các công ty tại Khu kinh tế mở Chu Lai và các doanh nghiệp lớn trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường ASEAN và các nước Ba Lan, Mỹ, Kuwait, Hàn Quốc…
“Mục tiêu của chúng tôi là trở thành đơn vị sản xuất các sản phẩm găng tay và đồ bảo hộ số 1 tại Việt Nam. Nhà máy được kế thừa kinh nghiệm nhiều năm của An Phú Thịnh cùng với hệ thống quản lý, quản trị chuyên nghiệp của Tập đoàn Trường Hải. Tương lai, đây có thể là một trong những nơi sản xuất về găng tay bảo hộ lao động hàng đầu khu vực và thế giới” – ông Võ Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty CP An Phú Thịnh kiêm Giám đốc Công ty CP sản xuất găng tay Chu Lai kỳ vọng.
Ngoài nhà máy ở Đồng Nai và Quảng Nam, hiện nay hệ thống sản xuất của An Phú Thịnh còn có nhà máy thứ 3 tại Khu công nghiệp Nam Cấm, H.Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đây là nhà máy được ông Tuấn phối hợp với các cổ đông mở rộng đầu tư về quê hương nhằm đón đầu cho việc cung ứng sản đồ bảo hộ lao động khi địa phương này ngày càng mở nhiều khu công nghiệp, thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước. Hiện tại, các nhà máy trong hệ thống sản xuất của thương hiệu An Phú Thịnh có tổng công suất lên tới 100 triệu đôi găng tay/năm.
Lấy sản xuất làm nền tảng xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tây Hồ
Những ngày đầu năm 2021, Tây Hồ là 1 trong 3 xã của huyện Thọ Xuân được thẩm định và công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao.
Quá trình thực hiện 15 tiêu chí của xã NTM nâng cao ở xã Tây Hồ có sự tác động tích cực từ phát triển các mô hình kinh tế tại địa phương.
Xã Tây Hồ phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Năm 2016, xã Tây Hồ được công nhận đạt chuẩn NTM, sau đó chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục triển khai nâng cao các tiêu chí, xây dựng tiêu chí của xã NTM nâng cao. Trong 4 năm qua, xã tiếp tục xác định phát triển các mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân chính là nền tảng, là điều kiện cần để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng theo những yêu cầu mới. Phát huy lợi thế là xã nằm sát ngay thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân, xã Tây Hồ đã khuyến khích phát triển mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ. Hiện nay, toàn xã có 237 cơ sở kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, như: hàng tạp hóa, dịch vụ xay xát, hàng nhôm kính, vận tải, xây dựng... Trên địa bàn xã còn có 12 doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, với tổng doanh thu năm 2020 đạt 78 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần đưa thu nhập bình quân của xã các năm qua liên tục tăng.
Trong nông nghiệp, xã phát huy được vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp Tây Hồ đứng ra cung ứng các dịch vụ nông nghiệp cho nông dân, như làm đất, gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp, cung ứng giống cây trồng, phân bón... Hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp ở xã Tây Hồ đạt khá cao, trong đó khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%, khâu gieo trồng đạt hơn 60%, khâu chăm sóc đạt gần 70%. HTX đã làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân địa phương với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Từ năm 2018 đến nay, HTX đã thay mặt các hộ dân địa phương, phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam để triển khai chuyên canh 30 ha lúa VNR20. Việc hợp tác giữa các bên tốt nên sau nhiều vụ, không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết, sản phẩm lúa thương phẩm được phía doanh nghiệp bao tiêu đầu ra bền vững. Đó cũng chính là cơ sở để xã đã và đang xây dựng vùng lúa thâm canh theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ với diện tích gần 151 ha.
Những năm gần đây, địa phương đã khơi dậy tiềm năng đất vườn của 338 hộ gia đình để trồng cây ăn quả, rau màu, hoa... Trong năm vừa qua, tổng giá trị sản phẩm từ vườn hộ mang lại đạt hơn 3,8 tỷ đồng, bằng 11,54% giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn xã.
Xuất khẩu lao động cũng được xã Tây Hồ coi là một kênh phát triển kinh tế quan trọng cho Nhân dân địa phương. Theo đó, xã đấu mối với các công ty, cùng các phòng, ban liên quan trong huyện để tìm nguồn việc làm ở những thị trường lao động tiềm năng. Hiện nay, xã đang có 32 người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Mỗi tháng, mỗi lao động gửi về 40 đến 50 triệu đồng, tương đương hàng tỷ đồng mỗi năm.
Khi các tiềm năng được khơi dậy, kinh tế địa phương tăng trưởng, thì thu nhập của Nhân dân liên tục tăng cao. Nếu năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 24,5 triệu đồng, thì đến năm 2019 đã đạt 42 triệu đồng và năm 2020 tăng lên gần 50 triệu đồng. Trong 5 năm qua, xã đã huy động gần 298 tỷ đồng để xây dựng NTM nâng cao. Đến nay, hầu hết các tuyến đường trục xã, trục thôn, 69 tuyến ngõ xóm, 41 tuyến giao thông nội đồng đã cơ bản được kiên cố nhựa và bê tông hóa. Cả 3/3 thôn trên địa bàn đều được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đều có nhà văn hóa và khu thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho cư dân địa phương. Một diện mạo NTM nâng cao đã hiện hữu với sự khang trang, sạch đẹp ở vùng quê Tây Hồ, trở thành nền tảng để chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục xây dựng nên "vùng quê đáng sống" theo mục đích mà chương trình xây dựng NTM hướng tới.
Quảng Ninh: Hoạt động thương mại tại cửa khẩu Hoành Mô sôi động trở lại Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô đã thông quan cho 455 tờ khai hải quan của các doanh nghiệp, tăng 207% tờ khai so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch tăng 297%; số thu ngân sách nhà nước đạt trên 31 tỷ đồng. Một góc cửa khẩu Hoành Mô. Ảnh: Huy Khánh...