Hợp tác quốc tế là “chìa khóa” giải quyết ô nhiễm môi trường biển
Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức Tọa đàm Việt – Pháp về quản lý ô nhiễm biển, tập trung vào vấn đề rác thải nhựa, nhằm thúc đẩy hợp tác về khắc phục ô nhiễm biển.
Đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế tham gia cuộc tọa đàm tại Học viện Ngoại giao (Ảnh: DAV).
Tham dự tọa đàm vào chiều ngày 30/11 có hơn 50 đại biểu (tại chỗ) từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), một số viện nghiên cứu. Qua kênh trực tuyến, tọa đàm còn có sự tham gia của 40 đại biểu từ Pháp và từ nhiều tỉnh thành có biển của Việt Nam như Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa.
Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm rác thải nhựa. Ô nhiễm đại dương không chỉ ảnh hưởng đến kế sinh nhai của cộng đồng ven biển mà còn tác động đến an ninh quốc gia nói chung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu, trong đó có Pháp, có nhiều không gian hợp tác hàng hải, bao gồm hợp tác về quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Theo ông Sơn, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung chính sách, pháp lý nhằm quản lý, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tới nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển. Việt Nam cũng phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.
Video đang HOT
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery phát biểu, hiện nay biến đổi khí hậu và ô nhiễm biển được xem là mối đe dọa an ninh phi truyền thống, có thể tác động tới an ninh biển nói chung và trong việc hợp tác quân sự nói riêng.
Ông Warnery hi vọng tọa đàm là cơ hội để chuyên gia hai nước cùng xem xét hiện trạng suy thoái môi trường biển và đánh giá về những tác động tiềm tàng đối với lĩnh vực quốc phòng, tăng cường nhận thức về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên Môi trường, đánh giá rằng các vùng biển Việt Nam đối mặt với 4 thách thức ô nhiễm chính: Rác thải nhựa, vấn đề tràn dầu, năng lực kiểm soát chất thải biển còn hạn chế, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên Môi trường, phát biểu tại tọa đàm (Ảnh: DAV).
Theo TS. Vũ Hải Đăng, từ Đại học Quốc gia Singapore, Việt Nam đã triển khai các hoạt động thúc đẩy tái chế nhựa, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều thách thức từ khâu phân loại, vận chuyển, giá thành cho đến cơ chế xử phạt. Ông chỉ ra các tồn đọng chính như: Túi ni lông quá rẻ và được sử dụng phổ biến, vận chuyển rác thải nhựa không hiệu quả, không có hệ thống phân loại chất thải nhựa, và cơ chế xử phạt thiếu nghiêm ngặt.
Bà Fanny Quertamp đến từ Dự án Rethinking Plastics tại Việt Nam cho biết 60-90% rác thải biển trên toàn cầu là nhựa và 80% đến từ các nguồn trên đất liền. Các thách thức chính đối với môi trường biển là sự gia tăng nhanh chóng của nhựa sử dụng một lần và tìm kiếm giải pháp thay thế cho vật liệu này, cùng việc quản lý chất thải kém hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu.
Bà Fanny đã đưa ra đề xuất rằng Việt Nam nên điều chỉnh các quy định để thích ứng tốt hơn với các yêu cầu của quốc tế và kiểm soát chất thải của tàu. Ngoài ra, cần tiêu chuẩn hóa quy trình xử lý chất thải trên tàu cũng như nâng cao năng lực theo Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL).
Chuẩn Đô đốc Thái Bình Dương Pháp Jean-Mathieu Rey nêu vai trò quan trọng của Pháp ở khu vực thông qua nỗ lực hợp tác về vấn đề tràn dầu với Trung Quốc, giảm ô nhiễm ở Bougainville (Papua New Guinea)…
Đại tá Nguyễn Đăng Hội, Viện trưởng Viện Sinh thái nhiệt đới, Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho rằng việc hợp tác với quốc gia có kinh nghiệm nghiên cứu đại dương nhiệt đới như Pháp là rất quan trọng và đưa ra đề xuất thúc đẩy giao lưu, đào đạo, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phục vụ thực tiễn.
Tại tọa đàm, các chuyên gia từ Pháp và Việt Nam đều cho rằng ô nhiễm biển, trong đó vấn đề rác thải nhựa là một trong những thách thức lớn đối với hai nước và là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Do đó, các chuyên gia cũng chia sẻ về những triển vọng và đề xuất thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý; bảo vệ môi trường biển nói chung và tại Biển Đông nói riêng như tăng cường hoạt động; chia sẻ thông tin, nghiên cứu về các hệ sinh thái ở Biển Đông, về tài nguyên, cảnh quan biển, đa dạng sinh học biển; thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường biển; nâng cao năng lực, tập huấn đào tạo cán bộ, chuyên gia…
Bế mạc tọa đàm, ông Frédéric Daumas, Đại úy, Tùy viên Quốc phòng, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã phát biểu chúc mừng tọa đàm thành công và có ý nghĩa quan trọng. Quyền Viện trưởng Viện Biển đông Nguyễn Thị Lan Anh đã đại diện Học viện Ngoại giao bày tỏ kỳ vọng đối với hợp tác Việt – Pháp về bảo vệ môi trường biển vì hiện tại và cho thế hệ mai sau.
Hội nghị COP26: Giới chuyên gia nhìn nhận đa chiều về Hiệp ước khí hậu Glasgow
Các nhà ngoại giao, giới khoa học, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ đã có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), cũng như "Hiệp ước khí hậu Glasgow" vừa được tất cả 197 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) ngày 11/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Laurence Tubiana, một trong những "kiến trúc sư" của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 và hiện là Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu châu Âu nhấn mạnh: "Bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, chúng ta đã tăng tốc hành động, hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà khoa học duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C và đưa than đá vào nội dung văn bản. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Các cam kết và tuyên bố về tài chính, chấm dứt nạn phá rừng, ngừng tài trợ công đối với nhiên liệu hóa thạch, khí metal và ô tô giờ đây phải được chuyển thành các chính sách thực tế. Vấn đề ô nhiễm do sản xuất dầu khí vẫn cần được giải quyết. Hội nghị lần này chưa thể cung cấp sự hỗ trợ ngay lập tức cho những người đang chịu tác động của biến đổi khí hậu". Bà cũng hoan nghênh việc tăng gấp đôi nguồn tài chính cho cho thích ứng với các tác động khí hậu mỗi năm, đồng thời kêu gọi những thiệt hại do biến đổi khí hậu phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị COP 27.
Nhà hoạt động khí hậu Vanessa Nakate đến từ Uganda cho rằng: "Ngay cả khi các nhà lãnh đạo thực hiện những lời hứa mà họ đã đưa ra ở Glasgow, điều đó cũng không ngăn được sự tàn phá của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng dân cư như của chúng tôi. Hiện tại, với mức tằng 1,2 độ C nhiệt độ toàn cầu, hạn hán và lũ lụt đang giết chết nhiều người dân ở Uganda. Chỉ có cắt giảm khí thải ngay lập tức, mạnh mẽ hơn mới mang lại cho chúng ta hy vọng về sự an toàn".
Ông Mohamed Adow, Giám đốc tổ chức tư vấn Power Shift Africa, đánh giá: "Hội nghị thượng đỉnh tại COP26 mang ý nghĩa thành công về mặt ngoại giao hơn so với kết quả thực chất. Kết quả ở đây phản ánh Hội nghị COP lần này vẫn phục vụ lợi ích và những ưu tiên của các nước giàu có. Chúng tôi sẽ duy trì động lực trong năm tới để đòi hỏi sự hỗ trợ có ý nghĩa hơn, cho phép những người dễ bị tổn thương ứng phó với những tác động không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu".
Alden Meyer, chuyên gia cấp cao tại tổ chức tư vấn E3G nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thấy lời kêu gọi ở Glasgow cho các hành động khẩn cấp để đối phó với mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu. Một số sáng kiến quan trọng đã được đưa ra. Kết quả hội nghị ở Glasgow là một nửa đầy đủ chứ không phải là một nửa trống rỗng".
Về phần mình, bà Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của tổ chức Greenpeace International, cho rằng: "Vì lợi ích của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia vẫn sử dụng than, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đòi hỏi các quốc gia giàu có cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự chuyển dịch này. Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào điều đó".
Trong khi đó, ông Nicholas Stern, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Grantham về Biến đổi khí hậu, nhìn nhận: "Hội nghị COP26 là một bước tiến lớn trong suốt chặng đường dài, nhưng nó vẫn chưa đủ để thực hiện mục tiêu giới hạn sự nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Điều quan trọng là các quốc gia đã đồng ý đưa ra những cam kết đầy tham vọng hơn vào cuối năm tới về cắt giảm khí thải vào năm 2030".
Thủ đô Ấn Độ chìm trong làn khói mù độc hại Ngày 12/11, chất lượng không khí tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ lại giảm xuống mức rất xấu, trong khi một làn khói độc hại dày vẫn bao phủ bầu trời thủ đô trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp, gió nhẹ và hoạt động đốt rơm rạ ở các vùng nông nghiệp xung quanh tiếp diễn. Khói mù dày đặc...