Hợp tác phòng chống dịch bệnh qua biên giới
Hội nghị về kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch qua biên giới tiểu vùng sông Mekong” được tổ chức trong hai ngày 22-23.11 tại Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong khuôn khổ dự án, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã thiết lập hệ thống cập nhật chia sẻ thông tin, cảnh báo về dịch bệnh; thông báo các ca bệnh nguy hiểm. Các bên đã hợp tác trong việc tiếp nhận điều trị bệnh nhân là người dân sống tại các vùng giáp biên.
Theo đó, các cơ sở y tế giáp biên giới sẵn sàng tiếp nhận các ca bệnh, thực hiện miễn giảm phí điều trị cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Dự án sử dụng vốn vay 60 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á, giai đoạn 2011-2015.
Video đang HOT
Theo TNO
Sang tên, đổi chủ xe máy tăng đột biến
Sáng 15.11 người dân đi "sang tên, đổi chủ" xe gắn máy ở TP.HCM tăng vọt, có quận tăng gấp 3 lần trước đây.
Người dân đến sang tên đổi chủ, rút hồ sơ tăng cao ở Q.1 - Ảnh: Công Nguyên
Tại Đội CSGT, Công an Q.1 lúc 9 giờ, một trong số rất đông những người dân đến làm thủ tục là anh Nguyễn Thanh Vân chia sẻ với Thanh Niên: "Nhà tui ở Q.1, mua chiếc xe máy của một người bên Q.7 hơn 5 năm nay. Mấy ngày nay, nghe nhiều người bảo mua xe phải sang tên, chứ không ra đường bị CSGT phạt cả triệu bạc. Sắp xếp công việc mãi, hôm nay tôi mới đi đăng ký xin chuyển được đây".
Theo một cán bộ của Đội CSGT (Q.1), kể từ ngày Nghị định 71 có hiệu lực, số lượng người đến làm thủ tục sang tên, chuyển hồ sơ... tăng gấp nhiều lần. Nếu trước kia mỗi ngày chỉ 5 - 10 trường hợp thì nay con số này là gần 30 trường hợp. Chỉ tính riêng 3 ngày gần đây đã có 85 trường hợp. "Việc sang tên đổi chủ, rút hồ sơ chuyển về tỉnh, thành khác đăng ký tăng có thể do người dân sợ bị phạt hoặc hiểu nhầm đi xe không chính chủ sẽ bị phạt. Một số người bị phạt vì sang tên đổi chủ chậm, tuy nhiên số này chiếm tỷ lệ ít. Có nhiều khả năng, người đến sang tên đổi chủ đã chủ động liên lạc với người bán xe làm lại hợp đồng mua bán mới, vẫn còn thời hạn trong vòng 30 ngày, để tránh bị xử phạt", một cán bộ của Công an TP.HCM nhận định.
Cán bộ đăng ký xe của Công an Q.Tân Bình cũng cho biết: "Sau 4 ngày thực hiện Nghị định 71, tổ đăng ký xe của quận đã làm thủ tục sang tên đổi chủ, rút hồ sơ chuyển đi 90 trường hợp, trong đó xử phạt 7 trường hợp vi phạm chuyển quyền sở hữu phương tiện chậm theo quy định. Số trường hợp đến đăng ký tăng khoảng 25% so với trước đây".
Theo các quy định hiện hành, mức phí sang tên đổi chủ đối với xe ô tô là từ 10-15% giá trị còn lại của chiếc xe, tùy theo từng địa phương. Đối với xe máy, mức phí này là 1%. Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, nhìn nhận mức phí này là khá cao, nên người mua bán phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ gây khó khăn cho cơ quan quản lý phương tiện. "Trên cơ sở đề xuất của các bộ ngành liên quan, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu đưa ra mức phí hợp lý hơn", ông Nghị nói.
Xác nhận với Thanh Niên chiều qua, một lãnh đạo của Cục Chính sách thuế cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính về việc xem xét giảm lệ phí trước bạ. "Chúng tôi còn phải lấy ý kiến của nhiều bộ ngành liên quan rồi mới có mức phí. Bộ Tài chính chỉ đưa ra khung, còn cụ thể là do HĐND các địa phương quyết định", vị này nói.
Trong khi đó thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Bộ Công an bày tỏ quan điểm: "Cần giảm mức phí này, giảm càng thấp càng tốt, có thể là 0% miễn sao sớm đưa việc quản lý phương tiện vào khuôn khổ".
Theo TNO
Người đàn bà vượt qua định kiến, trở về từ 'địa ngục trần gian' Cuộc đời chị có thể tổng kết lại trong một câu ngắn gọn: Lang thang, bị bán sang Trung Quốc, sống phận "chó ngựa" và trốn được về quê hương. Chị Đoàn Thị Vân Chị Đoàn Thị Vân, sinh năm 1979 tại Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên, Nghệ An sau mấy chục năm mất tích, vừa qua, bỗng tìm đường trở về quê hương....