Hợp tác Nga-Việt 2019: 200 tăng T-90 và Mi-35 cho Việt Nam?
Theo giới phân tích, Lục quân Việt Nam cần có khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và có thể mua sắm trực thăng Mi-35 của Nga.
Năm 2019 sắp kết thúc. Việc hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Việt Nam và Nga có hiệu quả đến đâu? Hãng thông tấn Nga Sputnik đã có loạt bài viết tổng kết hợp tác quốc phòng Nga-Việt trong năm 2019.
Sẽ có thêm hợp đồng xe tăng T-90
Ngày 26 tháng 3 năm 2019, ông Mikhail Petukhov – Phó Giám đốc cơ quan hợp tác quân sự Liên bang Nga (FSVTS), trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên đã chính thức xác nhận hoàn thành hợp đồng ký năm 2016 về việc cung cấp 64 chiếc xe tăng hiện đại loại T-90S/SK cho Việt Nam.
Lô hàng đầu tiên được giao vào tháng 12 năm 2018, đợt thứ hai đã đến Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2019. Hiện nay, lính tăng Việt Nam đang huấn luyện đề hoàn toàn làm chủ các phương tiện chiến đấu mới.
Các xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga sẽ thay thế các xe tăng đã lỗi thời trong quân đội Việt Nam như T-54/55 của Liên Xô hay Type 59 Trung Quốc – những phương tiện chưa từng trải qua quá trình hiện đại hóa.
Tính năng nổi tiếng của T-90S/SK là chúng được trang bị máy điều hòa không khí và hệ thống bảo vệ chủ động Kontakt-5, bảo vệ xe tăng trước đạn xuyên giáp, đạn pháo tích lũy động năng.
Khả năng chiến đấu và sống còn của phương tiện này trong điều kiện khí hậu nhiệt đới (mặc dù không giống như ở Việt Nam) đã được xác nhận qua thực chiến ở Syria. T-90 chịu được sự bắn phá của tên lửa dẫn đường của tổ hợp tên lửa chống tăng không phải cực kỳ hiện đại, nhưng rất mạnh mẽ TOW-2 của Mỹ và xe vẫn còn nguyên vẹn, đội xe không bị tồn hại.
Theo một số chuyên gia quân sự, hợp đồng mua 64 xe tăng T-90S/SK chỉ là giai đoạn ban đầu trong việc đổi mới căn bản trang bị xe tăng của Quân đội Việt Nam, không loại trừ khả năng Việt Nam mua thêm số lượng lớn xe tăng T-90.
Theo giới chuyên gia, cho dù có nâng cấp xe tăng T-54/55/62 lên như thế nào đi nữa, thì sự lỗi thời vẫn không tránh khỏi, nên lực lượng lục quân cần ít nhất 200 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới để đưa lực lượng tăng-thiết giáp lên tầm hiện đại.
Video đang HOT
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 sẽ là xương sống của Lục quân Việt Nam
Vì vậy, quyết định tùy thuộc vào phía Việt Nam. Liên Bang Nga, thông qua công ty Rosoboronexport đã xác nhận nhiều lần việc không có trở ngại nào cho hợp tác kỹ thuật quân sự với đối tác chiến lược của mình tại Đông Nam Á.
Phiên bản “Cá sấu” hiện đại hóa và khách hàng từ Đông Nam Á
Tháng 6 năm 2019, Diễn đàn quân sự – kỹ thuật quốc tế “Army-2019″ đã diễn ra ở ngoại ô Moskva. Thành viên tham gia thường xuyên của sự kiện này là công ty “Trực thăng Nga” (Russia Helicopter), đã giới thiệu phiên bản xuất khẩu cải tiến của trực thăng tấn công và vận tải Mi-35M (phiên bản đầu bảng, đắt hơn) và Mi-35P (bản trung bình, rẻ hơn).
Cả hai phiên bản nâng cấp của “Cá sấu” huyền thoại Liên Xô (Mi-24) đều khác biệt đáng kể so với các phiên bản giới thiệu trước đó một năm về thiết bị, hệ động lực, vũ khí trang bị. Nhưng chúng vẫn giữ được đặc tính chủ yếu của trực thăng chiến đấu thương hiệu Mi – tin cậy, không khoa trương và khả năng chiến đấu cao trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Trực thăng dòng Mi-24/35 đã tham gia hơn 300 cuộc chiến và xung đột vũ trang gần như trên toàn thế giới, chúng đã và đang được bàn giao cho lực lượng lục quân ở các quốc gia có nhiều vùng khí hậu khác nhau, bao gồm cả vùng nhiệt đới nóng ẩm, khí hậu tương tự như Việt Nam.
Theo ông Dmitry Titarenko, đại diện của Russia Helicopter, các máy bay trực thăng vận tải-tấn công Mi-35P và Mi-35M, đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ khách hàng tiềm năng của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Các cuộc đàm phán tích cực đang được thực hiện.
“Việc thử nghiệm các phiên bản mới nhất đã hoàn thành và chúng tôi đã sẵn sàng cho các hợp đồng” – ông Dmitry Titarenko, đại diện nhà máy chế tạo ra những chiếc trực thăng tiên tiến của Nga nói trong cuộc phỏng v ấn độc quyền với Sputnik, nhưng không nêu rõ là có Việt Nam nằm trong các số các nước đang đàm phán mua Mi-35 hay không.
Tăng cường hợp tác quân sự vì sự ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Cuối tháng 4 năm 2019, một phái đoàn cấp cao quân đội Việt Nam đã có chuyến thăm Nga, do Đại tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu. Trong các cuộc đàm phán với Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga là Đại tướng Valery Gerasimov, các vấn đề hợp tác hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng đã được thảo luận.
Thông tin chi tiết tất nhiên không được tiết lộ. Nhưng thực tế cuộc gặp gỡ giữa tổng tham mưu trưởng hai nước đã chứng thực việc cả hai bên rất chú ý đến phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác kỹ thuật quân sự nói chung.
“Hợp tác quốc phòng và kỹ thuật quân sự, phát triển trong thời gian gần đây, vẫn là những yếu tố quan trọng nhất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” – tướng Gerasimov nói trong cuộc đàm phán với người đồng cấp Việt Nam.
Máy bay trực thăng Mi-35 của Nga đã nhận được sự quan tâm của một số nước Đông Nam Á
Phái đoàn Việt Nam cũng tham gia Hội nghị Moskva về An ninh quốc tế lần thứ 8 (MCIS-2019), được tổ chức từ ngày 24 đến 25 tháng 4. Ngoài các vấn đề toàn cầu, các khía cạnh cụ thể của an ninh khu vực cũng được thảo luận tại MCIS-2019, bao gồm cả khu vực “châu Á – Thái Bình Dương” và đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Chủ nhà hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thu hút sự chú ý về điều này trong bài phát biểu của mình: “Ở Đông Nam Á, dưới chiêu bài” hình thành một hệ thống an ninh mới ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương “, các nỗ lực được thực hiện để kiềm chế sự tương tác giữa các quốc gia bằng cách tạo ra các đường phân chia mới”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh, một trong những cách để tăng cường an ninh trong khu vực là phát triển hợp tác giữa quân đội Nga và đồng nghiệp từ các nước ASEAN.
Theo ông Shoigu, việc hợp tác với cơ cấu quân sự các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác nhau đang phát triển năng động cả trên cơ sở song phương và đa phương… Đối thoại theo định dạng SMOA-plus (Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các đối tác đối thoại – Nga, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản) đóng góp phần lớn vào việc ổn định tình hình ở Đông Nam Á.
Trên thực tế, một cơ chế độc đáo đã được tạo ra để tích lũy và áp dụng các thực tiễn quân sự trong thực tế giữa các bộ quốc phòng ASEAN và đối tác, về các vấn đề an ninh khác nhau. Nhờ sự chuyên nghiệp cao của chuyên gia từ ASEAN, nhóm làm việc “SMOA-plus” đã thực hiện các công việc hiệu quả.
Theo tướng Sergey Shoigu, mối liên hệ quân sự giữa các quốc gia khác nhau được bổ sung bằng những nỗ lực của giới ngoại giao. Điều này cũng đã được nêu lên trong bài phát biểu tại MCIS-2019 của Bộ trưởng Ngoại giao Nga là ông Sergey Lavrov.
Huy Bình
Theo baodatviet.vn
Ngoài T-80, Nga còn "gán nợ" 70 chiếc BMP-3 cho Hàn Quốc
Ngoài xe tăng T-80 và máy bay Ka-28, Hàn Quốc còn nhận được từ Nga 70 chiếc BMP-3. Số vũ khí này được dùng để trả khoản nợ hàng tỷ USD mà Liên Xô đã vay trước đó.
Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1,47 tỷ USD và lượng hàng hóa trị giá 470 triệu USD trước khi liên bang này tan rã. Hai bên sau đó đã thỏa thuận rằng Nga sẽ trả nợ bằng cách chuyển giao cho Hàn Quốc các loại vũ khí, khí tài quân sự hiện đại.
Ngoài xe tăng T-80 và máy bay Ka-28, Hàn Quốc còn nhận được từ Nga 70 chiếc BMP-3, gồm 33 chiếc chuyển giao trong giai đoạn 1996 - 1997 và thêm 37 chiếc khác chuyển giao trong năm 2005. Các xe bọc thép BMP-3 được đánh giá là một trong số các dòng xe chiến đấu bộ binh mạnh mẽ do có hỏa lực mạnh, cơ động tốt, chi phí khai thác thấp và bền bỉ trên chiến trường.
Hàn Quốc đang nổi lên là cường quốc về công nghệ quân sự, họ đã phát triển được máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tàu ngầm, những sản phẩm của họ được đánh giá cao, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn hài lòng với dòng xe bọc thép BMP-3 của Nga sản xuất và chưa có dấu hiệu thay thế chúng dù nước này đã và đang phát triển những dòng xe bọc thép được đánh giá cao về tính năng chiến đấu.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Mỹ lập Bộ tư lệnh không gian, cạnh tranh lợi thế với Nga và Trung Quốc Tổng thống Trump ngày 29/8 chính thức tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh không gian trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm tác chiến trong không gian. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chỉ huy của lực lượng vũ trang Mỹ lo ngại Nga và Trung Quốc đang nỗ lực làm xói mòn lợi ích của Mỹ...