Hợp tác Iran và Nga: Liên minh chiến lược hay mối quan hệ phức tạp?
Từ các lĩnh vực hợp tác quân sự, năng lượng đến đối phó trật tự toàn cầu do phương Tây chi phối, quan hệ Nga – Iran vừa mang tính cơ hội vừa ẩn chứa nhiều phức tạp.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) và Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Aref. Ảnh: TASS
Theo nhận định mới đây của Giáo sư về quan hệ quốc tế Emil Avdaliani tại Đại học Châu Âu ở Tbilisi (Gruzia) và là học giả về Con đường Tơ lụa, trong bối cảnh địa chính trị đang diễn biến phức tạp, Iran và Nga đang tiến tới việc ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện tại Moskva vào cuối năm nay.
Sự chuyển mình trong quan hệ Iran – Nga
Iran và Nga đã gia hạn thỏa thuận hợp tác nhiều lần, nhưng lần này, họ nhận thấy cần phải điều chỉnh để phản ánh thực tế toàn cầu hiện đại. Cuộc chiến ở Ukraine, sự xấu đi trong mối quan hệ giữa Nga với phương Tây, cùng với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa Moskva và Tehran.
Nga từng thận trọng trong việc cung cấp công nghệ nhạy cảm cho Iran do lo ngại về phản ứng từ phương Tây. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine dường như đã làm thay đổi quan điểm của Nga, khiến họ ngày càng coi Iran là một đối tác chính trong quá trình tái cấu trúc địa chính trị của mình.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện sắp tới được kỳ vọng sẽ nhấn mạnh sự phản đối của hai nước đối với trật tự toàn cầu do phương Tây chi phối và tìm cách thúc đẩy một trật tự đa cực hơn. Iran và Nga đều ủng hộ các khuôn khổ hợp tác không phải của phương Tây như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Thỏa thuận này cũng có khả năng nêu bật các lĩnh vực hợp tác như phát triển một hệ thống thanh toán mới cho phép giao dịch bằng các loại tiề.n tệ quốc gia. Điều này trở nên cần thiết khi thương mại giữa hai nước gần đây đã suy giảm.
Một lĩnh vực khác sẽ là phát triển Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC), kết nối Nga với các cảng của Iran và Ấn Độ. Hợp tác quân sự cũng sẽ là một phần quan trọng trong hiệp ước này. Iran đã bị phương Tây cáo buộc cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn và thiết bị bay không người lái cho Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã xác nhận rằng hiệp ước sẽ bao gồm hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn vào cuối tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải không có những thách thức. Một trong số đó là việc Iran vẫn đang chờ giao máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga. Sự chậm trễ này có thể phản ánh mong muốn của Moskva trong việc cân bằng mối quan hệ với các cường quốc Trung Đông khác như Saudi Arabia và Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), những nước phản đối ảnh hưởng và hoạt động của Iran trong khu vực.
Ngoài ra, vấn đề hạ tầng khu vực cũng gây ra bất đồng. Nga gần đây đã lên tiếng ủng hộ hành lang Zangezur, một tuyến giao thông được đề xuất giữa Azerbaijan và khu vực tự trị Nakhichevan qua tỉnh Syunik của Armenia, nhưng Iran lại coi đây là mối đ.e dọ.a tiềm tàng đối với ảnh hưởng khu vực của mình.
Một điểm bất đồng khác nằm ở sự cạnh tranh giữa Iran và Israel. Mặc dù Moskva có mối quan hệ đặc biệt với Iran, nhưng Tehran lo ngại rằng Nga sẽ không hỗ trợ họ trong các cuộc xung đột trực tiếp với Tel Aviv, dù cuộc xung đột ở Ukraine cùng với các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza và Liban đã thúc đẩy những thay đổi trong lập trường của Nga đối với Israel.
Mặc dù có nhiều thách thức, cả Iran và Nga đều đang tiến tới một thỏa thuận chiến lược mới. Thỏa thuận này sẽ củng cố quan hệ đối tác của họ nhưng vẫn duy trì sự linh hoạt cho mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Tóm lại, Giáo sư Avdaliani cho rằng mối quan hệ giữa Iran và Nga đang ở giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội hợp tác và sự kiện ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện sắp tới có thể đán.h dấu một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ hai nước.
Nga tăng ảnh hưởng tại Libya: Đòn bẩy mới trong cuộc chiến năng lượng với châu Âu?
Libya, với trữ lượng dầu mỏ lớn và vị trí chiến lược, đang trở thành tâm điểm trong chính sách năng lượng của Nga tại châu Âu.
Ngoài ra, Libya cũng có thể mở ra cơ hội hợp tác mới với Nga qua việc gia nhập BRICS, tăng cường liên minh ngoài phương Tây.
Một giàn khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển Libya. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong bối cảnh những thách thức trong lĩnh vực năng lượng ngày càng gia tăng trên toàn cầu, Libya đang nổi lên trở thành một phần quan trọng trong chiến lược địa chính trị của Nga tại châu Âu.
Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 trên thế giới, quốc gia Bắc Phi này không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư mà còn trở thành tâm điểm của các cuộc tranh giành ảnh hưởng địa chính trị. Sự gia tăng quan hệ giữa Nga và Tướng Khalifa Haftar, lãnh đạo miền Đông Libya, đã mở ra một cánh cửa mới cho chiến lược năng lượng của Moskva, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho châu Âu.
Libya đã trải qua nhiều năm nội chiến, chia cắt thành hai phe phái chính: một bên là chính phủ được phương Tây công nhận ở Tripoli và bên còn lại là lực lượng của Tướng Haftar tại Benghazi, đang kiểm soát phần lớn giếng dầu của Libya. Trong bối cảnh này, Nga đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Tướng Haftar, nhằm củng cố vị thế của mình trong khu vực.
Theo báo cáo từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng dầu thô của Libya hiện chỉ đạt khoảng 1,36 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực sự của quốc gia này. Mới đây, việc Tướng Haftar đóng cửa mỏ dầu El Sharara - một trong những mỏ lớn nhất của Libya với công suất 300.000 thùng/ngày - đã gây ra những lo ngại lớn cho châu Âu. Khoảng 80% sản lượng từ El Sharara được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, và động thái này được xem là một cách để Tướng Haftar gây sức ép lên các nước phương Tây.
Mục tiêu chiến lược của Nga
Theo các chuyên gia phân tích, mục tiêu chính của Moskva trong việc củng cố quan hệ với Tướng Haftar là nhằm "phong toả châu Âu" thông qua kiểm soát nguồn cung năng lượng.
Việc Nga có thể nắm giữ tương lai dầu khí của quốc gia Bắc Phi này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp Moskva mở rộng ảnh hưởng quân sự và địa chính trị tại khu vực.
Nga đang tìm cách thay thế các công ty dầu mỏ phương Tây bằng các tập đoàn năng lượng của mình như Gazprom hoặc Rosneft. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Moskva không chỉ kiểm soát nguồn năng lượng mà còn tiếp cận các khoáng sản quý giá khác tại Libya và khu vực Sahara. Hơn nữa, việc củng cố mối quan hệ với Tướng Haftar cũng giúp Nga tạo ra một căn cứ quân sự vững chắc tại Libya, từ đó mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia khác ở châu Phi.
Trong bối cảnh này, Libya cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc tham gia BRICS. Điều này cho thấy một xu hướng chuyển dịch trong các liên minh toàn cầu mà Libya có thể tham gia để tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh tế và chính trị từ các cường quốc không thuộc phương Tây. Các quan chức Libya đã xác nhận sự quan tâm này trong Diễn đàn Đối tác Nga - châu Phi gần đây. Nếu Libya gia nhập BRICS, điều này sẽ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những cơ hội mới cho Moskva trong việc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Bắc Phi và Sahara.
Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga tại Libya đã khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu lo ngại. Họ nhận thấy rằng việc Moskva củng cố quan hệ với Tướng Haftar có thể tạo ra một thách thức mới đối với an ninh năng lượng của châu Âu. Nếu không có một giải pháp hòa bình giữa hai phe phái ở Libya, nguy cơ xung đột sẽ tiếp tục gia tăng và làm trầm trọng thêm tình hình.
Châu Âu hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định. Cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều nước châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế từ các quốc gia khác, trong đó có Libya. Tuy nhiên, tình hình bất ổn tại Libya có thể khiến cho việc khai thác và xuất khẩu dầu khí trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Hai điểm sáng trong mối quan hệ Malaysia - Việt Nam Quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư và du lịch là những điểm sáng trong mối quan hệ chiến lược Malaysia - Việt Nam, trong khi ngoại giao nhân dân và trao đổi văn hóa đang ngày càng được hai nước thúc đẩy mạnh mẽ. Giáo sư, Tiến sĩ Awang Azman Awang Pawi, nhà phân tích chính trị xã hội,...