Hợp tác công tư sản xuất vaccine Covid-19
Nhà nước sẽ ưu tiên dành nguồn lực nhất định và kêu gọi các nguồn lực hợp pháp khác, kể cả dự án hợp tác công tư để phát triển, sản xuất vacine Covid-19.
Chiều 12/7, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc tại một số cơ sở sản xuất vaccine, sinh phẩm phục vụ chống Covid-19. Theo đó, Nhà nước sẽ dành nguồn lực nhất định, hợp lý về đầu tư, cơ sở vật chất cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất vaccine, trong đó có sử dụng Quỹ vaccine để dẫn dắt. Mọi nguồn lực hợp pháp ngoài Nhà nước đều được huy động.
Theo Thủ tướng, 5K vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài trong chống Covid-19 thời gian tới. Trong đó, vaccine có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và quyết định. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm trên toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước và Việt Nam trong tiếp cận, đàm phán mua. Vì vậy, bên cạnh đôn đốc tiến độ tiếp cận, đàm phán, mua vaccine thì Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương có các giải pháp cấp bách đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước.
Chủ động nguồn vaccine trong nước là nhiệm vụ chiến lược nên cần được ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính và con người. Các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn với phương châm được Thủ tướng nhấn mạnh: Không nói không có cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các các bộ đang làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công ty VABIOTECH, tháng 6/2021. Ảnh: VGP
Việt Nam phấn đấu chậm nhất đến tháng 6/2021 có vaccine trong nước. Tuy nhiên, Chính phủ lưu ý vaccine phải tuân thủ quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về đánh giá và công nhận. Bộ Y tế phối hợp với WHO để tiến hành các thủ tục cần thiết về công nhận vaccine sản xuất tại Việt Nam.
Nhấn mạnh nguồn lực con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, Chính phủ kêu gọi các nhà khoa học phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, trong năm 2021, Việt Nam dự kiến tiếp nhận hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19. Một số nước như Cuba, Nhật Bản, Nga… cho biết sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
Hồi cuối tháng 6/2021, WHO cho biết sẽ cử chuyên gia vào Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất vaccine đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Nhận biết phản ứng thông thường, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin Covid-19
Sau tiêm vắc xin Covid-19, bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường như sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau chỗ tiêm... Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị phát ban, tê lưỡi, nôn, tiêu chảy...
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng như tất cả các vắc xin khác, vắc xin Covid-19 cũng như là một loại thuốc khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng dù rất hiếm gặp. Ngoài phản ứng phản vệ tại chỗ trong vòng 30 phút sau tiêm thì người tiêm có thể có phản ứng chậm hay phản ứng quá mẫn muộn có thể xảy ra trong 1-2 ngày đầu sau tiêm.
"Tuy nhiên, các phản ứng này rất hiếm khi xảy ra", PGS Hồng cho biết.
Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành tiêm chủng, ngoài các yêu cầu về bảo quản vắc xin, Bộ Y tế cũng lưu ý cán bộ tiêm chủng hỏi kỹ tiền sử bệnh tật (có đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mãn tính phải điều trị hay không, tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không...).
Đồng thời, điểm tiêm phải luôn lưu ý có hộp chống sốc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các điểm tiêm chuẩn bị sẵn một bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.
Người tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng. Cụ thể, ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. Khi về nhà, nơi làm việc thì cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 3-4 tuần sau tiêm.
"Có bất kể biểu hiện gì bất thường, người được tiêm đều phải nói ngay với các cán bộ y tế. Những biểu hiện này có thể gồm khó chịu, bứt rứt, kích thích vật vã, sốt quá cao, co giật, hạ nhiệt độ hay vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban, buồn nôn...- bất kể quan ngại gì lo lắng thì người được tiêm hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời", PGS Hồng nhấn mạnh.
Dưới đây là những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng Covid-19:
Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn... Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh Covid-19.
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 là hiếm gặp.
Dấu hiệu nghiêm trọng thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau tiêm vắc xin phòng Covid-19:
- Ở miệng: tê quanh môi và/hoặc lưỡi...
- Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái hoặc da đỏ...
- Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khàn đặc...
- Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...
- Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
- Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39 độ C, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...
Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
Phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca:- Rất phổ biến (10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt trên 38 độ C).- Phổ biến (từ 1% đến dưới 10% ) sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
- Cũng như các vắc xin khác có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu được ghi nhận (hiếm gặp).
Thực tế ghi nhận phản ứng tại Việt Nam sau tiêm thì hầu hết là phản ứng thông thường như khuyến cáo. Các trường hợp nhập viện theo dõi, điều trị gồm sốt cao, nhịp nhanh, kẹt huyết áp, phản ứng phản vệ. Thời gian xuất hiện sớm trong vòng một giờ đầu sau tiêm, hầu hết trong ngày đầu.
Thủ tướng chốt hạn phải có vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra hạn định chậm nhất tới tháng 6/2022 phải có vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước, khi tới thăm, làm việc với một số cơ sở sản xuất vắc xin chiều 24/6. Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh...