Hộp sô cô la cần 13 giấy phép, sữa chua cũng phải 2 Bộ chứng nhận
14.300 tỷ đồng là số tiền chi phí 1 năm của các doanh nghiệp cho việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Để sản xuất một mặt hàng sô cô la cần 13 giấy phép; hộp sữa chua, gói hạt hướng dương… cũng phải 2 Bộ ngành chứng nhận. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lắc đầu ngao ngán trước “rừng” thủ tục.
Sáng 21/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc với 11 Bộ, ngành về tình hình cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì cuộc kiểm tra với 11 Bộ ngành (ảnh: Nhật Bắc).
Hàng hóa chuyển từ Nam ra Bắc chỉ để… giám định
Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, hiện tỉ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan lên tới 30-35% và Nghị quyết 19 của Chính phủ đã yêu cầu phải kéo giảm xuống còn 15%.
Tỉ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra thú y là 14,3%, kiểm tra chất lượng là 25,3%, kiểm tra an toàn thực phẩm là 19,1%, cần giấy phép xuất nhập khẩu và yêu cầu tương đương là 41,2%…
“Phải quyết tâm cắt bỏ các giấy phép, thủ tục không cần thiết. “Thủ tướng đặt vấn đề cắt giảm chi phí không chính thức và chính thức, năm 2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay có khoảng 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng chi phí cho kiểm tra chuyên ngành.
Rà soát lại toàn bộ các thủ tục liên quan tới kiểm tra chuyên ngành. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, hiện còn rất nhiều thủ tục chồng chéo, trong số các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành, có tới 58% phải thực hiện 2-3 lần thủ tục kiểm tra, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ, hiện nay nhiều bộ vẫn còn độc quyền trong đánh giá sự phù hợp. Nhiều hàng hóa nhập khẩu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới nhưng chúng ta vẫn kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra theo cách thủ công, cần xem xét lại. Có tình trạng bộ chỉ giao 1 cơ quan trên cả nước thực hiện giám định, khiến chi phí cho doanh nghiệp đội lên rất lớn do “vận chuyển hàng từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc chỉ để kiểm tra, giám định”.
Mò mẫm thủ tục như vào rừng, hết đêm không xong
Video đang HOT
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Các bộ có trách nhiệm kiểm tra không bao giờ đi cùng nhau, cứ chẻ ra, phiền toái cho doanh nghiệp”.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ nêu rõ bất cập, quy trình kiểm tra hàng hóa nhiêu khê như vậy nhưng lại chỉ áp dụng hình thức thủ công là chính, kết nối công nghệ thông tin giữa các cơ quan còn hạn chế, chưa áp dụng quản lý rủi ro. Kiểm tra rất nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ 0,1%.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 50% thời gian thông quan, nhiều lô hàng Hải quan kiểm tra rồi nhưng không thông quan được, thậm chí 3 tháng sau bộ chuyên ngành mới tới kiểm tra, nay một thủ tục, mai một thủ tục.
“Một mặt hàng sô cô la cần 13 loại giấy phép, 12 nguyên liệu cần 12 loại giấy phép, cuối cùng phải xác nhận công bố thành phẩm. Mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải 2 Bộ; một Bộ không làm đâu, cứ chẻ ra như thế thì không ổn. Mà các Bộ không bao giờ đi cùng nhau, đợi ông kia về tôi mới đi. Rất nhiều vấn đề thực tế như thế, chúng ta phải xử lý”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn chứng.
Bộ trưởng cũng nêu ví dụ, một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải thực hiện theo 4 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 3 thông tư và 1 quyết định của Bộ trưởng. Một giống cây trồng cũng phải theo 3 thông tư.
“Như vậy có hợp lý không? Tôi nghĩ doanh nghiệp làm lần đầu chắc mò mẫm đến hết đêm cũng không làm được, như vào rừng”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định sẽ rà soát từng bộ, đi vào từng thủ tục, chứ không dừng lại chung chung, yêu cầu giải trình cụ thể, thủ tục nào cần, thủ tục nào không.
P.Thảo
Theo Dantri
13 Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh bị phê bình vì giải ngân quá chậm
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 chậm trễ, đến nay mới chỉ đạt hơn 20% kế hoạch. 13 Bộ, ngành, địa phương bị nêu tên vì quá chậm. Truy nguyên nhân, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ngao ngán vì có dự án của Bộ này chỉ riêng việc chờ bộ khác thẩm tra, thẩm định mất đến... 9 tháng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình lãnh đạo nhiều Bộ ngành vắng họp.
Sáng 25.7, Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017. Cuộc họp do Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì.
120.000 tỷ luôn sẵn trong kho bạc mà không tiêu được
Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng về kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 của Bộ, cơ quan, địa phương, tổng số kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN năm nay là trên 357.000 tỷ đồng (gốm 307 tỷ vốn ngân sách, 50.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ).
Số vốn trái phiếu năm 2016 chưa phân bổ được Quốc hội cho phép chuyển sang năm 2017 có thêm 16.500 tỷ đồng nữa.
Tính đến ngày 15/6, tổng số vốn thanh toán là 85.000 tỷ đồng, đạt 23,9% tổng kế hoạch năm 2017 và 27,6% kế hoạch vốn được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng giao.
Trong đó, vốn trái phiếu là 323 tỷ đồng, đạt 0,6% tổng kế hoạch vốn. Vốn ngân sách nhà nước là gần 85.000 tỷ, đạt 27,6% tổng kế hoạch vốn. Phần vốn trái phiếu từ năm 2016 chuyển sang cũng mới giải ngân được 217 tỷ đồng trên tổng số 16.500 tỷ đồng, đạt 1,3%.
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công được cho là một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế. Theo Tổ công tác, nếu không có giải pháp cấp bách để thúc đẩy tiến độ giải ngân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi tỷ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công ngày càng có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, việc giải ngân chậm khiến Chính phủ phải gánh lãi vay của dân. Hết năm 2017, nợ công sẽ tăng lên mức 65% - chạm trần nợ Quốc hội đề ra. Nợ công chạm trần, Chính phủ sẽ phải tính đến vay nợ trong nước. Để vay nợ, bù đắp bội chi, các công cụ điều hành vĩ mô như công cụ lãi suất, tỷ giá... sẽ được sử dụng. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát và toàn bộ nền kinh tế, việc huy động phát hành trái phiếu Chính phủ xong rồi không tiêu được, chậm tiêu lại quay nằm ở ngân hàng là tiền "luẩn quẩn".
"Dư tiền gửi tại kho bạc luôn có hơn 120.000 tỷ đồng trong khi năm nay chúng ta đã giao vốn rất sớm" - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu nghịch lý.
Báo cáo của Tổ Công tác cũng chỉ rõ 13 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp là: Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước, UB Dân tộc, TTXVN, Hội Cựu chiến binh, TP.Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh (tỷ lệ chỉ từ 4% - xấp xỉ 20%).
Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng phê bình các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh bị điểm tên chậm giải ngân vốn. Nguyên nhân, theo ông Dũng, trước hết là do lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương, trong đó có vấn đề thủ tục, chỉ đạo không quyết liệt, năng lực đơn vị thi công.
Thậm chí, theo Tổ trưởng tổ Công tác, có hiện tượng đơn vị tăng vốn lên nhưng không vào đầu tư phát triển mà để gửi ngân hàng.
Cán bộ ngồi phòng lạnh "vẽ" thủ tục
Đi vào những vấn đề cụ thể của các bộ ngành, đại diện Bộ KH-ĐT cho biết, tổng số vốn giải ngân hết hết tháng 6 là 54 tỷ đồng, đạt 13,3% kế hoạc được giao đầu năm (406 tỷ đồng). Nguyên nhân chậm giải ngân là do 2 dự án "đầu tư xây dựng Học viện Chính sách và Phát triển" (được bố trí 202 tỷ đồng, chiếm 50% vốn được bố trị của Bộ nhưng mới giải ngân được 1,3 tỷ) và dự án PPP "Ứng dụng thương mại điện tư trong mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư" (vốn được bố trí 26 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được phần chi phí Ban quản lý dự án, còn lại phần vốn tham gia của nhà nước chưa giải ngân được).
"Các Bộ trốn sạch, không có một ai. Chỉ mấy chuyên viên không nắm được vấn đề thế này. Bộ KH-ĐT thì may có Thứ trưởng Đào Quang Thu tham dự ở đây nhưng với tư cách thành viên Tổ công tác chứ không phải lãnh đạo Bộ", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu giải thích, dự án trụ sở Học viện Chính sách và Phát triển, cuối năm 2016 đã gửi sang Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế công trình và phương án thi công. Sau quy trình thẩm tra sẽ đến thủ tục thẩm định nhưng do thay đổi chính sách pháp luật, dự án này thuộc trách nhiệm Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định.
Tuy nhiên, cũng theo quy định, cơ quan thẩm tra cũng là cơ quan sẽ tiến hành thẩm định nhưng Bộ Xây dựng thì "lỡ" thẩm tra rồi nên Sở Xây dựng cũng không thể thẩm định.
"Như vậy là từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, mất 9 tháng chỉ cho việc làm thủ tục triển khai dự án" - đại diện Bộ KH-ĐT trình bày.
Tổ trưởng Tổ công tác - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lắc đầu ngao ngán: "Mới chỉ là thủ tục giữa Bộ với Bộ còn như thế thì nếu là quan hệ giữa địa phương với Bộ chắc còn lâu nữa".
Với báo cáo than khó của Bộ Ngoại giao, cũng về việc đọng vốn xây dựng trụ sở bộ này (vốn đã có nhưng dự án chuyển lại từ năm 2016 sang, mất nửa năm trời làm thủ tục), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bác bỏ thẳng, cho rằng đó là thủ tục do Bộ tự "vẽ ra" chứ không có quy định nào "tréo ngoe" như vậy.
Người đừng đầu Văn phòng Chính phủ khái quát hài hước: "Tình hình là rất tình hình/Tình hình là do chúng mình gây nên. Với những cán bộ gây vướng mắc, cứ đưa xuống địa phương làm thì mới hiểu thế nào là khổ chứ cứ ngồi phòng lạnh mà vẽ thủ tục, chỉ làm chậm đà tiến chung".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng phê bình thẳng thắn khi yêu cầu nhiều bộ giải trình các vấn đề nhưng không có người đại diện nào dự họp.
"Các Bộ trốn sạch, không có một ai. Chỉ mấy chuyên viên không nắm được vấn đề thế này. Bộ KH-ĐT thì may có Thứ trưởng Đào Quang Thu tham dự ở đây nhưng với tư cách thành viên Tổ công tác chứ không phải lãnh đạo Bộ", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình.
Theo P.Thảo (Dân Trí)
Phê bình lãnh đạo nhiều Bộ nợ nghị định mà vẫn vắng họp Chỉ 2 trong tổng số 22 Bộ, ngành có lãnh đạo dự phiên họp kiểm tra tình hình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh trong khi danh sách Bộ có văn bản đang nợ đọng kéo đến 2 con số. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn phê bình. Sáng ngày...