Hợp nhất Westernbank và PVFC
Ngân hàng TMCP Phương Tây (Westernbank) cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt Đề án hợp nhất giữa Westernbank và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí PVFC.
Trong 6 tháng cuối năm 2012, Westernbank đã rất tích cực thực hiện việc tái cấu trúc tài sản, nâng cao năng lực quản trị điều hành do vậy đã đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra, kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, hoạt động huy động vốn cũng tăng trưởng mạnh, tính đến cuối năm 2012 tổng số huy động dân cư và tổ chức kinh tế đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối tháng 6. Đặc biệt ngân hàng đã thu hút được thêm 6.000 khách hàng mới đến mở tài khoản giao dịch và gửi tiết kiệm – điều đó chứng tỏ niềm tin của khách hàng đã trở lại với Westernbank.
Theo ANTD
Đã xử lý được 39.000 tỉ đồng nợ xấu
Đó là thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo tại sự kiện Gặp gỡ báo chí chiều (27.12) về hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng năm 2013.
Video đang HOT
Dự phòng rủi ro sẽ đạt mức 90.000 tỉ đồng
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) của các ngân hàng (NH) dự kiến đạt 90.000 tỉ đồng, hiện được 78.000 tỉ đồng. Hiện các NH đã xử lý được 39.000 tỉ đồng nợ xấu.
Về ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu còn chậm, ông Bình cho biết, điều này vừa đúng vừa không đúng. Đúng là xử lý nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của VN.
"Chính phủ Mỹ đưa ra một cục tiền, mua đứt luôn các khoản nợ, không cần biết tốt hay xấu. Cơ quan quản lý chỉ nắm danh mục các khoản nợ, xấu đến mức nào không cần biết, một quyết định là xong hết. Nhưng để có, thì chỉ có Mỹ vì có nguồn lực. Còn VN, nguồn lực lấy ở đâu. Người ta gọi cái khó bó cái khôn. Trong môi trường chúng ta xử lý được như giai đoạn vừa qua không phải chậm mà là quá quyết liệt. Ví dụ, quyết định 780 ban tháng đầu năm 2012, đến nay các khoản nợ được các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại tháng 10 cỡ 250.000 tỉ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng. Nếu không xử lý khoản nợ này, nợ xấu tăng lên bao nhiêu, sẽ tăng ít nhất thêm 8% so với hiện hành", ông Bình nói.
"Mọi năm giờ này báo chí giật tít NH lãi khủng. Năm nay đọc mãi không thấy ông nào giật tít bởi vì các NH trích lập DPRR rất mạnh. Phải lấy lợi nhuận bù đắp vào nợ xấu lớn. Mỗi NH phải chia nhau hàng tháng tiền tháng, năm nay không có tháng nào, thậm chí không có thưởng luôn. Không chia hoặc chia cổ tức rất thấp. Cán bộ NH bị sa thải nhiều, tính bằng con số 100, 200 nhưng giờ tính theo tỷ lệ bao nhiêu %", ông Bình nói thêm về sự khó khăn của hệ thống trong năm qua.
Còn một ngân hàng chưa có phương án cơ cấu
Về việc xử lý các NH yếu kém, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra giám sát, NHNN cho biết, điểm rơi tái cơ cấu năm 2012 không thuận lợi vì kinh tế khó khăn, trong khi xử lý nợ xấu vì đòi hỏi chi phí lớn. Ngay trong 2011, NHNN đã xác định chín NH là đối tượng cần xử lý ngay nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc tự nguyện đầu tiên, sau đó mới đến mua bán, sáp nhập. Các TCTD phải có trách nhiệm xây dựng phương án tái cơ cấu trình NHNN. Theo đó, có ba NH đã hợp nhất, một sáp nhập, hai NH đã được chấp thuận, hai NH nữa đang báo cáo Thủ tướng (một tự tái cơ cấu, một sẽ hợp nhất). Còn lại duy nhất một NH đang được NHNN xây dựng phương án cuối cùng.
"Cơ bản năm 2012 phương án cơ cấu được xây dựng triển khai. Cái được lớn nhất là khả năng chi trả của NH được đảm bảo, tiền gửi của dân được trả đầy đủ, tài sản nhà nước được bảo toàn. Đặc biệt, không xảy ra những vụ rút tiền hàng loạt", ông Nghĩa nói.
Nhiều cách xử lý nợ xấu
Liên quan đến việc xử lý nợ xấu, theo ông Nghĩa, NHNN tạo điều kiện cho TCTD dùng dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ xấu, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi. Cùng với kềm chế gia tăng nợ xấu, từ tháng 4.2012, NHNN có quyết định 780 đưa ra cho phép TCTD được phép giữ nguyên nhóm nợ, nếu TCTD xét thấy khách hàng cơ cấu lại vẫn có thể phát triển tốt. Bên cạnh đó, văn bản 2871 cho phép các TCTD khi khó khăn tìm kiếm đối tác mua nợ, NHNN đứng ra môi giới, làm trung gian cung - cầu, để các TCTD bán nợ.
Tuy nhiên, ông Nghĩa khẳng định: "NH nào không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, nhất quyết năm 2012 không cho chia cổ tức. Đánh giá lại tài sản bảo đảm để trích lập hợp lý hơn".
Cũng theo ông Nghĩa, hôm qua, Chính phủ đã nghe hai đề án gồm Xử lý nợ xấu và Thành lập công ty mua bán nợ. Đề án Xử lý nợ xấu gồm một gói các giải pháp tổng thể. Công ty mua bán nợ là công cụ mới, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Hiện theo ông Nghĩa, sau 11 tháng, NHNN đã xử lý nợ xấu đạt con số 39.000 tỉ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu giảm, chỉ còn bình quân 3%/tháng, so với mức bình quân 8-9%/tháng của 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, tháng 10 giảm 0,95%.
Theo báo cáo của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng đề ra từ đầu năm, nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến. Lãi suất huy động giảm từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5 - 9%/năm so với cuối 2011, trở về mức lãi suất của 2007.
Tính đến 20.12.2012, tín dụng tăng 6,45% so với cuối 2011, trong đó tín dụng VNĐ tăng 8,92%, ngoại tệ giảm 3,51%. Dư nợ cho vay có mức lãi suất 15% chỉ còn chiếm 18,7%, giảm so với mức 65% trước ngày 15.7.2012. Trong đó, đến cuối tháng 9, các tổ chức tín dụng đã gia hạn, giãn nợ khoảng 252.159 tỉ đồng.
Tỷ giá đến ngày 21.12.2012, tỷ giá mua trung bình của các ngân hàng thương mại giảm 0,96% so với cuối 2011. Tình trạng đô la hóa giảm, NHNN mua một lượng ngoại tệ đáng kể bổ sung cho dự trữ ngoại hối.
Theo TNO
Tập trung kiểm toán nhiều ngân hàng, tập đoàn Hôm qua (21-12), Kiểm toán Nhà nước đã công bố kế hoạch kiểm toán năm 2013 với 119 đơn vị đầu mối nằm trong diện được kiểm toán, giảm 42 đơn vị so với năm nay. Tuy số lượng giảm, nhưng quy mô vốn của các đơn vị trong diện kiểm toán lại lớn hơn. Các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp...