Hợp ngoài hại trong
Hội nghị mới rồi ở Vienna (Áo) giữa nước chủ nhà với các quốc gia vùng Balkan đã mang lại chuyển biến mới trong quá trình tìm giải pháp cho vấn đề tị nạn đang thách thức châu Âu.
Người tị nạn tại biên giới Hy Lạp – Macedonia chờ tàu để đến Serbia, ngày 25.2.2016 – Ảnh: AFP
Ngoài Áo, các bên tham dự gồm Bulgary, Croatia, Slovenia (cả ba là thành viên EU), Macedonia, Albania, Bosnia-Herzegovina, Serbia và Montenegro, ngoài ra cả Kosovo cũng góp mặt.
Sự kiện này đáng chú ý trên 3 phương diện. Thứ nhất, nó diễn ra bên ngoài khuôn khổ EU dù theo đuổi cùng mục tiêu như EU. Chỉ riêng điều này đã phản ánh tình trạng bế tắc ý tưởng giải pháp của EU. Thứ hai, trong thành phần tham dự có cả thành viên EU. Từ đó, có thể suy diễn rằng EU không còn là khuôn khổ duy nhất và thích hợp nhất đối với việc giải quyết vấn đề tị nạn, đồng thời bất đồng trong nội bộ EU càng thêm sâu sắc. Thứ ba, hội nghị xác lập vai trò khu vực mới cho Áo, khuấy động liên tưởng đến quá khứ với vai trò trung tâm chính trị và quyền lực của nước này ở châu Âu.
Video đang HOT
Việc 3 thành viên EU tụ hợp với đối tác bên ngoài thể hiện cách tiếp cận thực tế và thức thời hơn trong việc tìm giải pháp cho vấn đề tị nạn nhưng lại rất bất lợi, nếu như không muốn nói là tai hại đối với EU và cá nhân Thủ tướng Đức Angela Merkel. Thật cay đắng cho EU khi thỏa thuận đạt được ở hội nghị nói trên về áp đặt mức trần tối đa tiếp nhận người tị nạn và giúp Macedonia ngăn chặn, sàng lọc người tị nạn ngay từ biên giới đã nhận được đồng tình sâu rộng trên châu lục. Nó cũng cay đắng đối với Đức và bà Merkel vì Áo từ đồng hành đã đi ngược với nước này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Hy Lạp rút đại sứ vì không được Áo mời đến hội nghị về di dân
Hy Lạp hôm qua triệu hồi đại sứ tại Vienna để phản đối động thái hạn chế người di cư của Áo và các quốc gia vùng Balkan.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: spectator.co.uk
Động thái này phản ánh sự giận dữ của Hy Lạp vì không được mời đến dự cuộc họp của các nước Balkan tại Vienna vào hôm 24/2. Cuộc họp nhằm phối hợp đưa ra những hạn chế biên giới trong khu vực, nhằm kiềm chế dòng di dân.
Tại cuộc họp, các quốc gia nằm dọc theo tuyến đường di dân di chuyển đồng ý siết chặt các biện pháp hạn chế người nhập cư, bao gồm đóng cửa biên giới, để ngăn chặn họ vào nước, khiến hàng nghìn người mắc kẹt ở Hy Lạp.
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp, Nikos Kotzias, tuyên bố Athens rút đại sứ "để giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa nhà nước cùng nhân dân Hy Lạp và Áo".
Các quan chức Hy Lạp ước tính 20.000 người tị nạn và di dân mắc kẹt trong nước này do các hạn chế mới, bắt đầu khi Áo hôm 18/2 tuyên bố sẽ không cho phép quá 3.200 người vào nước này một ngày và chỉ chấp nhận 80 đơn xin tị nạn một ngày.
"Hy Lạp sẽ không trở thành Lebanon hay nhà kho của các linh hồn", Bộ trưởng Di trú Yiannis Mouzalas nói. Lebanon, nước có 4 triệu người, chứa một triệu người tị nạn từ cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria.
Các nước châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Hơn một triệu di dân đã đến châu Âu năm 2015, chủ yếu là người chạy trốn khỏi xung đột ở các nước như Syria, Iraq và Afghanistan. Hơn 100.000 người đã đến Hy Lạp và Italy vào năm nay.
Ủy viên hội đồng di dân EU, Dimitris Avramopoulos, hôm qua nói rằng nếu dòng di cư không yếu đi trong 10 ngày tới, "có nguy cơ toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ".
Di dân đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp và các nước Balkan để đến Đức. Đồ họa:AFP
Phương Vũ
Theo VNE
NATO điều tàu chặn mạng lưới buôn người tị nạn trên biển Các tàu NATO đang trên đường đến biển Aegean để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trấn áp các mạng lưới tội phạm buôn người tị nạn sang châu Âu. Một đội tàu của NATO đang tiếp nhiên liệu trên biển. Ảnh: US Navy Vài giờ sau khi các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO nhất trí dùng lực lượng hàng...