Hợp long toàn tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông
Phiến dầm cuối cùng trong tổng số 806 phiến dầm của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã được lắp đặt thành công, hoàn thành giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất của dự án.
Sáng 8/10, phiến dầm cuối cùng của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã được lắp đặt thành công.
Đúng 7 giờ sáng ngày 8/10, phiến dầm cuối cùng của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được lắp đặt thành công. Đây là phiến dầm cuối cùng rời khu đúc dầm Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) sau thời gian hơn 1 năm thi công. Việc lắp đặt thành công phiến dầm đánh dấu sự hợp long toàn tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội dài 13,5km.
Trao đổi với PV, ông Lê Kim Thành – Tổng giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) cho biết: “Ngày 8/10, phiến dầm cuối cùng của dự án đã được lắp đặt thành công. Đây là phần quan trọng nhất để tiến tới hoàn thành hạ tầng cho tàu chạy, cũng là những phần việc rất nặng nề trong quá trình thi công.”
“Những phiến dầm đã được lắp đặt có trọng lượng từ 150 – 240 tấn hầu hết được thi công vào ban đêm vì liên quan đến công tác vận chuyển của xe siêu trường siêu trọng và cẩu lắp dầm. Đến nay về cơ bản công đoạn lắp đặt các phiến dầm từ khu vực đầu nhà ga Cát Linh tới khu vực ga Yên Nghĩa được đảm bảo an toàn tuyệt đối.”
“Một vài điểm thi công lao lắp dầm vô cùng khó khăn như tại nút giao thông 4 tầng đường vành đai 3 – đường sắt Cát Linh – Hà Đông với độ cao nhất so với mặt đất tự nhiên là 18m, hay điểm ga Văn Khê với 3 lộ điện 220KV cao thế và 110KV… Chúng tôi đã phải thực hiện một quy trình thi công rất ngặt nghèo để đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lưới điện” – ông Thành chia sẻ.
Tại buổi lễ hợp long, thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Giai đoạn thi công khó khăn nhất đã hoàn thành, trong những thời gian tiếp theo công việc hầu hết sẽ nằm trong khu vực nhà ga và tuyến đường sắt trên cao. Bộ Giao thông vận tải đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc xây lắp, hoàn thành tất cả các khối lượng bê tông, các nhà ga, đường dẫn. Bắt đầu từngày 1/1/2017, tổng thầu bắt đầu lắp đặt thiết bị, công tác này sẽ diễn ra trong 6 tháng.Từ ngày 1/7/2017, dự án sẽ đưa vào chạy tàu thử nghiệm và cuối tháng 9/2017 sẽ đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.”
Video đang HOT
Việc lắp đặt thành công phiến dầm đánh dấu sự hợp long toàn tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội dài 13,5km.
Từ đây, dự án đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn thi công ray tàu và chuẩn bị công tác lắp ráp thiết bị nhà ga, đoàn tàu.
Từ ngày 1/7/2017, dự án sẽ đưa vào chạy tàu thử nghiệm và cuối tháng 9/2017 sẽ đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông bắt đầu tiến hành lao lắp dầm vào năm 2014, trên đoạn đường dài 13,5km có tổng số 806 phiến dầm. Có nhiều loại dầm được lao lắp cho phù hợp với từng vị trí cụ thể, trong đó loại dầm nhỏ nhất trọng lượng 136 tấn, dài 18m và loại lớn nhất nặng 236 tấn và dài 32m. Hoạt động thi công lao lắp dầm được thực hiện hoàn toàn vào ban đêm. Dự án bao gồm các hạng mục xây dựng 13km đường sắt đi trên cao, 1,7km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1.435m, tốc độ tối đa 80km/giờ; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23ha.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Đường sắt Cát Linh Hà Đông chỉ được đầu tư thêm 250 triệu USD
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, do có biến động giá rất lớn về mọi mặt dẫn đến trượt giá, nên năm 2013 Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Trên cơ sở tính toán, Bộ GTVT và Tổng thầu thống nhất bổ sung thêm 250,62 triệu USD.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3 của Bộ GTVT vào chiều ngày 29/9.
Theo đó, tại cuộc họp báo trên, trả lời câu hỏi của PV liên quan đến tổng mức đầu tư, tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, dự án khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu là 550 triệu USD với nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức tổng thầu EPC.
"Do có biến động giá rất lớn về mọi mặt dẫn đến trượt giá, nên năm 2013 Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Trên cơ sở tính toán, Bộ GTVT và Tổng thầu Trung Quốc thống nhất bổ sung thêm 250,62 triệu USD", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, số vốn 250,62 triệu USD bổ sung cho dự án đã được thống nhất xong từ cách đây 3 năm. Mới đây nhân chuyến thăm của Thủ tướng sang Trung Quốc làm việc, hai bên thực hiện ký kết vay vốn cho dự án, không phải là vốn tăng thêm và vay mới.
Trước đó, đầu năm 2014, sau 5 năm thi công, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư. Bộ GTVT đã kiến nghị cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Trong đó, các khoản phát sinh lớn nhất tại dự án là chi phí xây dựng (tăng 221 triệu USD), chi phí thiết bị (tăng 20 triệu USD), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng 25 triệu USD)...
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2017.
Tại cuộc họp báo trên, đề cập đến tiến độ công trình, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, từ năm 2013 đến nay, theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tiến độ của dự án đã được cải thiện tích cực, đến nay cơ bản kiểm soát tiến độ. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt đôn đốc, giám sát tiến độ của dự án.
Bộ đã làm với tổng thầu Trung Quốc chốt mốc thời gian cụ thể cuối năm nay, toàn bộ phần xây lắp liên quan tới kết cấu chính gồm hệ thống dầm, trụ, nhà ga... nói chung cơ bản phải hoàn thành.
"Đến tháng 6/2017, nhà thầu sẽ lắp đặt xong các thiết bị phục vụ cho đường sắt. Tới tháng 9/2017 sẽ đưa đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào vận hành, khai thác thương mại. Chúng tôi khẳng định, đây là tiến độ cuối cùng và sẽ thực hiện được," Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Về thiết bị phục vụ hoạt động khai thác bao gồm 13 đoàn tàu, hệ thống đường ray, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống nhà điều hành, nhà xưởng phục vụ bảo dưỡng,... Thứ trưởng Trường cho biết, hiện gói thiết bị (khoảng 200 triệu USD) đang được đàm phán để đảm bảo công nghệ mới nhất, đáp ứng tự động hoá cao, đặc biệt trong hệ thống thông tin tín hiệu và giá thành.
"Bộ GTVT đang mời các công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính để thẩm định giá. Phía Trung Quốc cũng muốn Việt Nam sớm thẩm định giá để trên cơ sở giá đó triển khai đấu thầu", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói và khẳng định nếu không có gì thay đổi, hết quý I/2017 sẽ hoàn tất việc đấu giá cũng như mua sắm toàn bộ thiết bị. Sau 3 tháng lắp đặt, 3 tháng chạy thử, đến tháng 9/2017, dự án có thể khai thác thương mại.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng thầu EPC (Trung Quốc) tại cuộc họp giao ban định kỳ nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện, kế hoạch, tiến độ thi công Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào chiều ngày 5/8 vừa qua, trong 6 tháng đầu năm, với tình hình rất khó khăn về nguồn vốn nhưng các nhà thầu phụ đã không ngừng thi công và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Hiện công tác thi công đã hoàn thành toàn bộ bệ trụ, thân trụ, xà mũ.
Ngoại trừ ga Cát Linh và ga Vành đai 3, còn lại 10 nhà ga khác đã xong toàn bộ kết cấu chính. Hiện nay đang thi công kết cấu phụ trợ, thang lên xuống và kết cấu thép.
Theo báo cáo, nhà điều hành khu Depot đang thi công kết cấu chính tầng 4, các công trình kiến trúc khác đang thi công phần móng cọc, bệ trụ. Công tác lao dầm cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn lại 18 phiến. Tỷ lệ ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ đạt 90%, 10% còn lại chưa ký kết chủ yếu là hoàn thiện công trình phụ trợ, dự kiến sẽ ký xong vào cuối tháng 9.
Về tình hình giải ngân, thanh toán cho các nhà thầu phụ, đại diện Tổng thầu EPC cho biết, sau khi Tổng thầu điều động 60 triệu NDT vốn lưu động sang để chi trả, đơn vị này đã lần lượt thanh toán cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật tư và thanh toán chi phí quản lý dự án. Hiện còn nợ 340 tỷ, sau khi nhận được 19 triệu USD tạm ứng phần bổ sung, Tổng thầu sẽ lần lượt thanh toán cho các đơn vị..../.
Theo Thanh Niên
Hà Nội trồng hàng trăm cây xanh dưới gầm đường sắt trên cao Hà Nội đã từng chặt hạ, đánh chuyển hàng trăm cây xanh cổ thụ khi triển khai xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Gần đây thành phố lại triển khai trồng hàng loạt cây xanh ngay dưới gầm công trình đường sắt này, khiến nhiều người thắc mắc... Nhiều người băn khoăn những cây xanh mới trồng này khi...