Hợp long cầu Thủ Thiêm 2 dịp 2/9
Nhịp chính dây văng cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn sẽ hoàn thành dịp 2/9, nối liền hai bờ từ TP Thủ Đức qua quận 1 và hoàn thành vào quý 2 năm sau.
Thông tin được Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (nhà đầu tư) nêu ra trong buổi Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoà Bình kiểm tra tiến độ dự án vào ngày 14/7. Hiện, cầu Thủ Thiêm 2 được lắp đặt đốt dầm thứ 14 trong tổng 17 đốt phần cầu chính. Ba đốt còn lại sẽ được đẩy nhanh thi công để kịp tiến độ hợp long nhịp chính và trụ tháp.
Cầu Thủ Thiêm 2 nối TP Thủ Đức với quận 1. Ảnh: Hạ Giang.
Nhà đầu tư cũng cho biết phần cầu chính đã lắp xong 13 đốt dầm; trụ tháp giữa sông Sài Gòn đã xong 30 trong số 34 đốt trụ. 56 bó cáp dây văng được nhập từ nước ngoài hiện 44 bó đã lắp trên công trình. Tổng khối lượng thi công dự án đạt hơn 70% và theo kế hoạch sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác quý 2 năm sau.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoà Bình cho hay đây là công trình đặc biệt, có kết cấu kỹ thuật phức tạp được các nhà thầu, chuyên gia nước ngoài phối hợp đơn vị trong nước cùng thực hiện. Việc đẩy nhanh dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được thành phố tập trung, nhằm mục tiêu kép vừa phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế xã hội.
Hiện, 120 kỹ sư, công nhân của dự án làm việc theo ca, được bố trí ăn nghỉ, thi công tại công trường, đảm bảo các quy định phòng dịch trong thời gian TP HCM thực hiện Chỉ thị 16.
Vật liệu thi công tập kết trên công trường cầu Thủ Thiêm 2, ngày 14/7. Ảnh: Gia Minh.
Động thổ năm 2015, cầu Thủ Thiêm tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, dài gần 1,5 km, thiết kế dây văng với trụ tháp chính hình rồng cao 113 m nghiêng về Thủ Thiêm. Kế hoạch ban đầu, công trình hoàn thành năm 2018, nhưng vướng mặt bằng phía quận 1 nên nhiều lần lỗi hẹn. Hiện, mặt bằng được bàn giao cùng các vướng mắc chính đã giải quyết để dự án đẩy nhanh tiến độ.
Cầu Thủ Thiêm 2 khi hoàn thành ngoài mở thêm hướng kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm TP HCM còn giúp giảm ùn tắc cho khu vực nút giao Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Thánh Tôn (quận 1). Với kiến trúc nổi bật, công trình cũng được xem là một trong biểu tượng mới của TP HCM.
Thủ Đức yêu cầu 'không cho người ra khỏi doanh nghiệp' từ 0 giờ ngày 15.7
Ngày 14.7, thông tin từ một số doanh nghiệp đang có nhà máy sản xuất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, ngoài áp dụng biện pháp "tại chỗ", TP Thủ Đức yêu cầu phải nâng kiểm soát không cho người ra khỏi doanh nghiệp, trừ trường hợp cấp bách.
Từ 0 giờ ngày 15.7, TP.HCM yêu cầu doanh nghiệp sản xuất thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất, ăn và nghỉ tại chỗ) cho công nhân của mình nhằm tránh lây lan dịch Covid-19. ẢNH: NG.NG
Tối 13.7, UBND TP.Thủ Đức gửi Công văn 4623 đến các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về việc tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, TP.Thủ Đức yêu cầu doanh nghiệp trên địa bàn đang phải tạm ngưng hoạt động khi có ca nghi nhiễm Covid-19 theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố để đảm bảo an toàn phòng dịch, chỉ được sản xuất trở lại khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra an toàn phòng chống dịch.
Những lời khuyên dành cho F0 mắc Covid-19 cách ly tại nhà
Với doanh nghiệp đã có phương án "vừa sản xuất, vừa lưu trú tại chỗ", sẽ tiếp tục hoạt động, nhưng phải thực hiện theo kế hoạch hoặc phương án đăng ký, bảo đảm kiểm soát "không cho người ra khỏi doanh nghiệp, trừ trường hợp cấp bách".
Đối với các khu vực phong tỏa cách ly y tế, UNND TP.Thủ Đức yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi xuất nhập vật tư, vật phẩm, phương tiện được phép ra vào trong khung giờ từ 22 giờ tối - 5 giờ sáng hôm sau. Tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, phải khai báo y tế và cập nhật vào sổ nhật ký hằng ngày, lập danh sách, phương tiện, liên hệ UBND phường trú đóng để được cấp phù hiệu cho phương tiện ra vào khu vực phong tỏa cách ly trên địa bàn TP.Thủ Đức.
Chiều 14.7: 3 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM tử vong
Ngoài ra, TP.Thủ Đức yêu cầu đối với doanh nghiệp thực hiện nội dung "3 tại chỗ" (sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ) theo chỉ đạo của UBND TP.HCM ngày 13.7, đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người lao động bên trong nhà máy tại công ty hoặc thuê chỗ ở tập trung bên ngoài doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ đưa đón người lao động bằng phương tiện đưa đón, không để người lao động tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Quy định của UBND TP.Thủ Đức gửi cho doanh nghiệp được áp dụng từ sáng ngày mai, 0 giờ ngày 15.7 tại TP.Thủ Đức.
Một ngày bên trong Bệnh viện dã chiến lớn nhất TPHCM đang điều trị 3.400 F0 Gần 200 nhân viên y tế đang phải căng mình để điều trị hơn 3.400 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 6 (TPHCM). Trung bình một nhân viên y tế chăm sóc cùng lúc khoảng 20 F0. Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 tại khu tái định cư Bình Khánh (phường An Phú, TP Thủ Đức)...