Hợp long cầu Mây nối huyện Kim Thành và thị xã Kinh Môn
Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án trên 331 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Cầu Mây đang được hoàn thiện. Ảnh: Mạnh Tú-TTXVN
Chiều 27/5, tỉnh Hải Dương đã tổ chức hợp long cầu Mây – cây cầu nằm trên tuyến đường 389, vượt sông Kinh Môn, nối giữa huyện Kim Thành và thị xã Kinh Môn.
Được khởi công từ cuối tháng 8/2019 và dự kiến khánh thành vào tháng 6/2020, đây là công trình có tốc độ thi công được rút ngắn kỷ lục từ trước tới nay tại Hải Dương.
Video đang HOT
Cầu Mây được xây dựng tại vị trí bến phà Tuần Mây hiện nay, gồm cầu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực rộng 12m, dài 685 m; tường chắn bê tông cốt thép 2 đầu cầu dài 280 m; đường đầu cầu dài 594 m theo quy mô cấp III đồng bằng, mặt cắt ngang 12 m, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, mặt đường rộng 11 m bằng bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm.
Cầu Mây đang được hoàn thiện. Ảnh: Mạnh Tú-TTXVN
Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án trên 331 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư. Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (LICOGI 18) – Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 – Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 đảm nhiệm thi công. Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, sau khi hợp long, các nhà thầu tiếp tục thi công chống thấm, trải thảm nhựa mặt cầu, thi công lan can, khe co giãn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Đường đầu cầu phía huyện Kim Thành hiện thi công đường gom, hệ thống thoát nước và an toàn giao thông, còn thị xã Kinh Môn đang dỡ tải để thi công các lớp móng, mặt đường.
Các đại biểu tham gia chụp ảnh lưu niệm tại lễ hợp long cầu Mây. Ảnh: Mạnh Tú – TTXVN
Việc cầu Mây sớm được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông ở bến phà Tuần Mây và rút ngắn thời gian đi lại của người dân, nhất là công nhân, người lao động đi làm tại các doanh nghiệp ở huyện Kim Thành và thị xã Kinh Môn.
Hàng ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện đi qua phà Tuần Mây và thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm khi công nhân đi làm và tan ca. Đặc biệt, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, khi thị xã Kinh Môn cấm hoạt động một số bến đò nhỏ ngang sông thì ước tính vào giờ cao điểm có khoảng 3.000 lượt người và phương tiện lưu thông qua đây, gấp khoảng 10 lần so với ngày thường.
Từ vụ đổ tưởng ở Đồng Nai, cảnh báo gì?
Đất nước phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, lĩnh vực đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên rầm rộ khắp nơi. Thực tế đó cũng đồng nghĩa và tỉ lệ thuận với sự gia tăng tai nạn lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm cả nước xảy ra bình quân từ hơn 7.000 đến gần 10.000 vụ như năm 2018 có tới 8.950 vụ, làm chết 926 người và hàng nghìn người khác bị thương. Về kinh tế, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng về tài sản và bồi thường cho nạn nhân.
Hiện trường vụ sập tường ở Đồng Nai.
Vụ đổ tường tại công trường xây dựng nhà xưởng ở Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ngày 14/5/2020 làm chết 10 người, 14 người khác bị thương là một vụ tai nạn lao động hết sức nghiêm trọng, gây nỗi kinh hoàng cho doanh nghiệp, người lao động và nhân dân địa phương. Công trình này thuộc Dự án đầu tư nước ngoài (FDI), chủ đầu tư là Công ty AV Healthcare (Hàn Quốc) làm nhà xưởng để sản xuất băng vệ sinh, tã lót, bình sữa... 59 công nhân đang hối hả thi công thì toàn bộ bức tường dài 100m, cao hơn 5m bỗng đổ sập gây nên thảm khốc, điêu linh. Đây là một vụ tai nạn nặng nề nhất trong hàng trăm vụ xảy ra mấy tháng đầu năm.
Tai nạn lao động đang là mối lo thường trực và bất khả kháng trên các công trình xây dựng, trong khai thác khoáng sản, vận hành thiết bị công nghiệp. Các địa bàn xảy ra nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh... nhiều vụ chết người rất thương tâm và oan uổng, gây thiệt hại lớn về tài sản, tài chính. Năm nào, ngành Công an cũng khởi tố hàng chục vụ án hình sự do để xảy ra tai nạn lao động.
Nguyên nhân của tai nạn lao động có nhiều nhưng tựu trung 50% đến 75 % do trách nhiệm của người sử dụng lao động. Hầu hết các vụ việc nghiêm trọng đều bộc lộ bởi không thực hiện các quy trình, quy phạm, không làm công tác bảo hộ, ít tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng cho người lao động, không trang bị quần áo, giày, mũ, thiết bị an toàn trong quá trình thi công. Việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành buông lỏng, thông thường vụ việc xảy ra rồi mới biết, mới kiểm tra, kết luận.
Mặt khác, trong các vụ tai nạn, hầu hết thường là sử dụng lao động tự do, lao động thời vụ, không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội nên khi xảy ra giải quyết chế độ, chính sách rất lúng túng, khó khăn (Vụ đổ tường ở Đồng Nai trong số 24 lao động thương vong đều mới vào làm việc từ 10 ngày đến 3 tháng).
Đó là sự cảnh báo một thực trạng về lĩnh vực quản lý lao động, sử dụng lao động, bảo đảm an toàn lao động không phù hợp pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay.
18 tháng, phát hiện hơn 8.400 vụ trẻ em bị xâm hại Báo cáo giám sát của Quốc hội cho biết chỉ trong 18 tháng đã có 8.442 vụ việc với 8.709 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý. Sáng 27-5, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phó trưởng đoàn giám sát của Quốc Hội, báo cáo Quốc hội kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp...