Hợp long cầu được nhà nước góp hơn 1.000 tỷ đồng
Cầu Cổ Chiên nối tỉnh Bến Tre – Trà Vinh sẽ thông xe dịp lễ 19/5, rút ngắn hành trình từ TP HCM đi Trà Vinh khoảng 70 km.
Nhà thầu đã đổ bêtông, hợp long cầu Cổ Chiên nối Trà Vinh – Bến Tre. Ảnh:Cửu Long
Sáng 22/4, tại công trường xây dựng cầu Cổ Chiên trên quốc lộ 60, Ban quản lý dự án giao thông 7 (Bộ Giao thông vận tải) cùng các nhà thầu đã đổ mẻ bê tông hợp long đốt cuối cùng giữa 2 trụ P14-P15, nối liền toàn bộ công trình.
Đây là cây cầu nối 2 tỉnh Bến Tre – Trà Vinh với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, theo hình thức BOT. Trong đó, ngân sách nhà nước góp hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại do liên doanh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần Đầu tư 577 đầu tư.
Theo Ban Quản lý dự án 7, cầu chính sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 19/5, phần đường dẫn và các cầu trên đường dẫn, các nhà thầu đang gấp rút thi công. Riêng gói thầu số 5 (phần đường dẫn lên cầu Cổ Chiên phía Bến Tre) chỉ mới đạt hơn 55% khối lượng.
Cầu Cổ Chiên khởi công đầu tháng 8/2013. Phần cầu chính dài gần 1,6 km; rộng 16 m; quy mô 4 làn xe. Cầu hoàn thành giúp giảm áp lực xe lưu thông trên quốc lộ 1A qua TP Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận, rút ngắn hành trình gần 80 km từ TP HCM đến Trà Vinh, Sóc Trăng.
Video đang HOT
Cửu Long
Theo VNE
Bộ trưởng Thăng cất lời khen
Chiều 5/2 trong buổi kiểm tra tiến độ thi công cầu Cổ Chiên, Bộ trưởng GTVT khen đơn vị thi công làm chủ được tiến độ, thi công đảm bảo an toàn...
Tại buổi kiểm tra, ông Thăng cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện dự án với lãnh đạo hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
"Dù là hai tỉnh khó khăn nhưng lãnh đạo địa phương đã hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, cho chủ đầu tư, cho Bộ mượn tiền để hoàn thành sớm dự án. Cảm ơn nhân dân hai tỉnh, nhất là người dân trong vùng dự án đã nhường đất, nhường nhà, di dời để dự án hoàn thành sớm nhất" - ông Thăng nói.
Cũng trong buổi kiểm tra, Bộ trưởng Thăng còn dặn dò ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND Trà Vinh: "Tết này nhớ ra lì xì cho anh em công nhân, ít thôi, mỗi người 500 ngàn đồng..."
Theo Ban quản lý dự án, hiện nay tiến độ thi công cầu Cổ Chiên đã đạt trên 75%. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào giữa tháng 5/2015. Hiện tại, trên công trường luôn có 50 cán bộ kỹ sư, 400 công nhân trực tiếp thi công ba ca liên tục. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên Đán 2015, sẽ có 200 công nhân và 20 cán bộ kỹ sư ở lại thi công công trình.
Ông Thăng cho biết khi lập dự án ban đầu, dự kiến thời gian thi công là 36 tháng nhưng đến khi khởi công thì quyết định hoàn thành trong vòng 24 tháng. Đến nay đơn vị thi công đã đảm bảo được tiến độ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra tiến độ thi công cầu Cổ Chiên
Theo ông Đồng Văn Lâm, cầu Cổ Chiên rút ngắn được khoảng 70km đi lại giữa Trà Vinh và TP.HCM, tạo điều kiện để Trà Vinh giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Dự án cầu Cổ Chiên được khởi công vào ngày 2/8/2013, với thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có mặt cắt ngang bốn làn xe, tổng chiều dài 1.599 m, chiều rộng mặt cầu 16m, độ thông thuyền cao 25m, nối giữa tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.
Đây không phải lần đầu Bộ trưởng Thăng khen những đơn vị thi công làm tốt nhiệm vụ, trước đó, tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015 của Tổng công ty Đường sắt, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của ngành đường sắt trong năm 2014, dần xóa hình ảnh trì trệ, lạc hậu của các năm trước.
Tổng công ty Đường sắt đã đổi mới quyết liệt, từ việc nhỏ như bán vé điện tử, xây ke ga, bỏ vé tiễn... đến cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp.
"Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn hơn của khách hàng khen ngợi nhân viên đường sắt có thái độ phục vụ ân cần, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Hạ tầng không thay đổi song tư duy của lãnh đạo ngành thay đổi, cho thấy hình ảnh Tổng công ty đổi mới", Bộ trưởng Thăng nói và cho biết.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, sự thay đổi của đường sắt là động lực để những nơi khác thay đổi, bởi ngành đường sắt vốn được đánh giá là trì trệ, lạc hậu mà có thể thay đổi được thì các lĩnh vực khác đều có thể đổi mới. Nếu không đổi mới rất khó tồn tại trong bối cảnh chung, khi ngành giao thông đang làm nhiệm vụ đột phá hạ tầng giao thông.
Năm 2014, ngành đường sắt có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh như đổi mới hình ảnh nhà ga, nâng chất lượng phục vụ trên tàu dưới ga, điều hành giá vé, giá cước linh hoạt; nâng cấp cải tạo mái che, cầu vượt, ke ga, triển khai công nghệ khử mùi tàu vi sinh, lắp đặt vệ sinh tự hoại trên đoàn tàu khách.
Hệ thống bán vé điện tử phục vụ hành khách dịp Tết Ất Mùi được nhiều hành khách sử dụng, xóa bỏ tình trạng phe vé, quá tải tại các nhà ga.
Hà Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Rút ngắn thêm 5 km đường vào cao tốc TP HCM - Long Thành Từ 10/1, khi đoạn An Phú đến nút giao Vành đai 2 được đưa vào sử dụng, ôtô từ Sài Gòn đi lên cao tốc tốc TP HCM - Long Thành rút ngắn thêm 5 km so với trước. Toàn bộ các tuyến của cao tốc sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán. Chiều 7/12, ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc...