‘Họp họ, tôi phải ngồi chiếu dưới vì vợ sinh con một bề’
Mới năm ngoái thôi, trong buổi họp họ, anh em họ hàng thẳng thừng tuyên bố vợ chồng tôi không sinh cháu đích tôn cho dòng họ thì phải ngồi chiếu dưới, chiếu này chỉ dành cho các ông nội, không dành cho mấy ông ngoại bàn chuyện.
Sau nhiều năm đi làm ăn xa, tôi nghĩ rằng những buổi họp họ là dịp để anh em, con cháu sum vầy, gặp mặt hàn huyên tăng tình gắn kết trong gia đình, họ tộc. Hơn hết là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà đã có công sinh thành dưỡng dục ta nên người. Thế nhưng bây giờ ý nghĩa của những buổi họp họ đã bị biến tướng và trở thành những cuộc tranh luận, đấu đá, xâu xé và áp đặt.
Tôi và vợ cưới nhau được 5 năm và sinh được hai cô công chúa nhỏ. Hiện vợ tôi cũng đang mang bầu bé thứ ba được bốn tháng, kết quả siêu âm cho thấy bé cũng là con gái. Từ lúc biết tin đến nay, tôi luôn sống trong mặc cảm, lo sợ bởi tôi vốn làm trưởng chi. Áp lực phải có con trai nối dõi tông đường luôn luôn thường trực, và đè nặng lên đôi vai của tôi mỗi khi về hop họ tộc.
Tôi nhớ rõ như in lần thứ 2 vợ tôi sinh con gái, tôi chính là chủ đề chính để cho cả họ mắng nhiếc, dèm pha. Từ lần đó cả họ áp đặt tôi chỉ được ngồi chiếu dưới bàn chuyện vì không có thằng cu.
Không sinh được con trai tôi bị cả họ cho ngồi chiếu dưới. Ảnh minh họa
Năm ngoái tôi được triệu tập về họp để tổ chức giỗ cụ tổ. Khi tôi vào bàn ngồi, anh em họ hàng hết thẩy đều ném cái nhìn thương hại vào mặt tôi. Họ cười đểu rồi mỉa kiểu “cái đó” của tôi ngắn quá nên tôi mới không có được nam tử. Toàn bọn hít thuốc lào nói láo là tài.
Tôi thật sự thấy buồn bã vì buổi họp tổ chức giỗ cụ tổ chỉ mang tính hình thức để khoe của, khoe việc làm rồi xâu xé, đấu đá nhau và đay nghiến vợ chồng tôi mà không hề bàn bạc đến việc dựng rạp như thế nào, mâm cỗ ra sao, con cháu phải về dự đông đủ thế nào….
Video đang HOT
Rồi cũng đến ngày giỗ cụ tổ, lúc tôi về anh em họ hàng lại được dịp vênh mặt ra oai, họ thẳng thừng tuyên bố vợ chồng tôi không sinh cháu đích tôn cho dòng họ thì phải ngồi chiếu dưới, chiếu này chỉ dành cho các ông nội, không dành cho mấy ông ngoại bàn việc.
Bố tôi lúc ấy là trưởng tộc cũng lao vào sát phạt tôi: Có dịp họp tề tựu đông đủ đây con đừng giận, phận đàn bà chỉ có việc đẻ mà cũng không xong thì không xứng làm đàn bà. Đàn bà đi làm dâu cũng chỉ là đẻ thuê cho nhà chồng mà thôi. Không đẻ được con trai thì để cho người khác nó đẻ. Việc gì mày phải khổ sở thế”.
Rốt cuộc lỗi sinh “mặt mẹt” chỉ là do vợ của tôi gây ra thôi. Đúng là lúc lấy vợ, tôi không soi kỹ “giống”. Giờ thì nhục đổ hết vào mặt, tôi chịu đủ rồi.
Tôi bắt đầu về nhà đay nghiến vợ. Vợ tôi đem một đống tài liệu phô tô về rồi quy trách nhiệm không đẻ được con trai là do chồng. Cô ấy nói như đinh đóng cột là: “Khoa học chứng minh thế. Chỉ đám người ngu quanh anh là không biết”. Nói xong vợ tôi thu dọn quần áo và đem hai con trở về ngoại để sống.
Tôi bắt đầu cảm thấy sợ sệt mỗi khi có điện thoại gọi về để họp họ. Tôi rất sợ cảnh cả năm về gặp nhau một vài lần nhưng tư duy, suy nghĩ khác nhau, người giàu người nghèo, quan điểm không giống nhau;chuyện trọng nam khinh nữ, chuyện mâm trên chiếu dưới.
Họp họ tôi chỉ mong bày tỏ lòng thương nhớ, biết ơn tổ tiên, đồng thời nhận biết anh chị em, cô bác, ông bà để từ đó có tôn ti trật tự, giữa con người với con người có sự tôn trọng, thương yêu gắn kết lẫn nhau.
Theo Vietnamnet
Chua xót phận đàn bà yêu hết lòng nhưng chỉ gặp kẻ Sở Khanh
Một mình trong căn nhà trọ quạnh quẽ, những chua xót, cay đắng về cuộc đời lận đận lại bủa vây tâm trí chị... Tưởng dại đủ rồi, tưởng chắc cú lắm rồi, ai ngờ lại bị "lừa tình" một cách trắng trợn như thế.
Chị đã ngoài 40 tuổi, những năm tháng thanh xuân, chị cũng có mấy người ngỏ lời yêu và một lần được mặc chiếc áo cô dâu như bao nhiêu người phụ nữ may mắn khác. Nhưng cuộc hôn nhân của chị đã sớm &'chết yểu' khi chị không thể chấp nhận được người chồng bất tài, nhiều tật. Hai năm sống với nhau, chị không đếm nổi bao nhiêu lần chồng chị say mèm trong men rượu.
Rồi cũng vì rượu, hắn đánh chị đến thâm tím mặt mày, gãy cả tay chỉ vì hắn bắt chị đưa tiền để hắn đi xóc đĩa mà chị không có. Quả thực là chị không có dư dả đồng nào khi cuộc sống của cả gia đình chỉ trông chờ vào vài sào lúa. Lại thêm hai vợ chồng chị ở cùng cả với bố mẹ chồng và một cô em chồng. Ở cái miền quê nghèo của chị, thường chỉ đủ ăn là may lắm rồi, phải từ từ mới tích cóp được. Huống chi, vợ chồng chị mới lấy nhau, hai bàn tay trắng, người chồng không giúp được gì cho vợ, một mình chị xoay sở thì lấy đâu ra tiền.
Nhưng chồng chị không tin, hắn vừa đánh chị vừa nói với bố mẹ chồng, chị giấu tiền để "dấm dúi" cho bố mẹ đẻ. Thế là chị &'một cổ hai tròng', vừa chịu đòn đau của chồng, vừa bị mẹ chồng chửi bới, miệt thị. Chưa kịp có đứa con chung, chị quyết li hôn, tìm lối thoát cho mình. Năm ấy chị 28 tuổi.
Phải nói thêm rằng chị là người đàn bà rất mạnh mẽ và cá tính. Qua năm 28 tuổi, chị rời làng lên thành phố đi buôn. Buôn đủ thứ, ở đủ các vùng miền, từ Hà Nội theo mối lái lên tận Lào Cai buôn tam thất, rồi lên Lạng Sơn buôn quạt điện, rồi vào đến tận miền Tây để buôn hoa quả. Buôn bán trở thành niềm vui sống của chị, ngày này qua năm khác, đầy hào hứng. Có đôi lúc chị quên mất mình bao nhiêu tuổi, bởi cứ liên miên với lãi, lỗ của mỗi chuyến hàng. Lúc đầu chỉ là buôn bán nhỏ, lấy công làm lãi, dần dần chị tích cóp vốn, mở rộng phạm vi buôn bán hơn.
Chị già đi trông thấy, mặc dù kiếm được tiền nhưng cái nắng mưa vất vả của đời người phụ nữ đi buôn thì hằn lại thành những nét nhăn trên khuôn mặt chị. Nhiều khi soi gương, chị giật mình nhưng tiếng khách mua hàng lóe chóe, tiếng bạn hàng gọi điện rủ có &'mối ngon' khiến cái giật mình của chị chỉ thoảng trong thoáng chốc. Chị quên béng ngay, lại thoăn thoắt bán hàng, hớn hở cho những chuyến đi buôn sắp tới.
Chị cũng bảo, có đôi khi chị quên mất mình còn một chốn bình yên để về, đó là mái nhà tranh vách đất của bố mẹ ở quê. Ngày đó, điện thoại chưa có, ô tô cũng chưa nhiều như bây giờ, cả năm chị mới về thăm bố mẹ, thăm quê được một đôi lần. Chị cũng không nghĩ tới việc đi việc tìm lấy một người đàn ông tử tế để nương tựa những khi trái nắng trở trời, để cùng có những đứa con xinh. Phần vì bận rộn, phần vì chị sợ lại vướng phải người đàn ông bệ rạc, vũ phu, bất tài.
Có lẽ những đau đớn về thể xác trước đây đã liền da, nhưng vết thương trong tim người đàn bà quá tuổi xuân thì như chị vẫn chưa lành. Nên chị cứ sống một mình nơi phố thị như thế, điềm nhiên bước qua những dị nghị của xóm làng nơi quê nhà, an nhiên với cuộc sống hiện tại. Với số vốn hơn 10 năm tích cóp đi buôn, chị mua cho mình một ngôi nhà cấp bốn nhỏ ở mặt đường, mở cửa hàng bán quần áo. Cuộc sống nhẹ nhàng của chị cứ thế trôi đi, có lúc đọc báo, hay nghe ai đó kể chuyện những người đàn bà bất hạnh khi gặp phải những hoàn cảnh éo le, chị đã từng nghĩ, cái đời đàn bà của mình đã quá tuổi băm mấy nhát, phong ba bão táp nào cũng đã kinh qua, lấy chồng rồi bỏ chồng đủ cả, đến giờ mình đã lọc lõi, đã kiên gan bền chí lắm rồi, sẽ không bao giờ chị phải trải qua cay đắng, bẽ bàng nữa.
Ấy là chị nghĩ thế, nhưng rồi chị vẫn yêu bằng cả con tim và nhận lại những chua xót khi vở kịch hạ màn...
Người đàn ông chị đem lòng yêu là gã chạy xe ôm đứng trước cửa nhà chị, ngày qua ngày tình cảm bỗng dưng nảy nở từ những cuộc nói chuyện xã giao rồi dần trở nên thân thiết. Chị bảo, hơn một năm tiếp xúc, chị thấy gã là người hiền lành, nói năng đầu đuôi dễ chịu, không tỏ vẻ gì là &'đốn mạt' như các bà bán hàng gần đấy đã &'cảnh tỉnh' chị. Người đàn ông này chiếm được cảm tình của chị một phần từ kiểu lạnh nhạt của gã. Biết chị một mình chăn đơn gối chiếc nhưng gã cũng chưa một lần tán tỉnh chị. Thậm chí gã còn đồng tình: "Ừ, em sống thế này cho thoải mái, tự do, dây dưa vào đàn ông làm gì, mệt người" rồi &'bồi' thêm cho chị một vài trường hợp phụ nữ &'lãnh đủ' khi &'vớ' phải cánh đàn ông &'không ra gì'.
Chỗ đứng của gã ngay trước cửa hàng chị, nhưng gã cũng không bước chân vào chỗ chị bao giờ, không có khách thì cứ ngồi trên xe, cầm tờ báo đọc đi đọc lại đến thuộc lòng. Thế nên, thật lòng mà nói thì chị không bao giờ nghĩ gã là người xấu. Thế nhưng chị đâu biết, tất cả đều là kế hoạch của gã khi đã &'nhắm' chị là &'con mồi' ngon. Chị đã &'coi thường' cái lí lịch nham nhở của gã. Một gã đàn ông đủ mọi tật xấu trên đời: từng lừa đảo cả làng trên xóm dưới, chịu án tù cũng vì tội trộm cắp tài sản, lấy vợ nhưng nghe đâu người đàn bà ấy cũng đã sớm bỏ đi khi biết gã là kẻ ham chơi hơn làm - chính gã đã &'tâm sự' với chị như thế. Hoặc chị đã quên mất, rằng cái miệng lưỡi giảo hoạt của gã có sức mạnh đủ để người khác tán gia bại sản thì có phải hạng vừa đâu.
Tầm này năm ngoái, Hà Nội cũng bị ảnh hưởng của cơn bão, mưa gió mấy ngày trời. Thế nhưng, gã xe ôm vẫn lầm lũi ngồi trên xe trước cửa nhà chị, đội cái mũ bảo hiểm cũ, khoác chiếc áo mưa vá chằng vá chịt, trông đến là thảm. Chị thấy vậy, bảo gã vào cửa hàng mà ngồi, khi nào có khách thì đi. Chị bảo mãi gã mới vào. Thế rồi, mưa gió ế khách, bão táp dập dồn, chị khép cửa hờ cho đỡ hắt nước...
Trong ngôi nhà ấy, một người đàn ông dẻo miệng và một người đàn bà cô đơn, chuyện nam nữ xảy ra cũng là bình thường. Sau ngày mưa bão ấy, chị vui vẻ, dịu dàng hơn, ăn mặc gọn gàng, chịu khó đi chợ nấu cơm cho gã. Nhìn chị, ai cũng hiểu, bao nhiêu năm chị kìm nén niềm khao khát rất đỗi đàn bà của mình, nay có gã bên cạnh, chị như mảnh đất cằn khô được cơn mưa rào tưới mát.
Chị bàn với gã chuyển về sống chung, cùng ăn một mâm, cùng ngủ một giường. Gã có chút băn khoăn vì &'chưa có tiền để cưới' thì chị vội vã: "Chẳng quan trọng lắm đâu, làm dăm ba mâm để báo với tổ tiên, ra mắt bố mẹ và hai họ thôi, bởi chúng mình là rổ rá cạp lại chứ có phải trai tân gái son đâu. Tiền thì anh không phải lo, em cũng dành dụm được ít rồi". Về ở với nhau rồi, gã bảo: "Anh thấy sức khỏe mình không còn như xưa nữa, anh tính mở quán bia vì bạn bè anh nhiều, lãi là cái chắc. Nhưng chỉ có điều anh chẳng có vốn...". Chị không phải loại dại dột, nhưng nghĩ thấy hợp lý, thôi thì của chồng công vợ, đi đâu mà thiệt. Chị rút tiền về mở quán bia, gã xe ôm thành ông chủ. Rồi thỉnh thoảng gã lại ca: "Em à, lại lỗ rồi, tháng này đen quá", hay: "Anh phải nộp tiền phạt vì bán hàng khuya...". Rất nhiều lý do đưa ra để gã moi tiền của chị. Và chị, bỏ qua những tư lự, lại ngoan ngoãn đưa tiền cho gã.
Đám cưới mãi chẳng thấy gã nhắc đến, bỗng một hôm, chị nhận được cuộc điện thoại từ một người đàn bà nhận là vợ gã ở quê. Vợ gã &'cảnh báo' chị nếu muốn yên ổn thì tránh xa gã ngay lập tức. Chị tá hỏa, tìm đến gã thì thấy gã phân bua: "Vợ anh đi Đài Loan xuất khẩu lao động mấy năm, nay về rồi. Anh xin lỗi, anh cũng muốn bỏ nó để lấy em nhưng còn đứa con, anh không đành". Chị nổi cơn tam bành, vò đầu, bạt tai gã, rồi nước mắt ê chề. Hơn 200 triệu dành dụm đã về tay gã người tình gian xảo kia, chị chẳng có giấy tờ, chứng cứ gì để đòi lại. Chị bẽ bàng vì ở độ tuổi trung niên, tưởng dại đủ rồi, tưởng chắc cú lắm rồi, ai ngờ lại bị "lừa tình" một cách trắng trợn như thế.
Theo Thế giới trẻ
Cần bao nhiêu nước mắt để quên đi một cuộc tình...? Không biết cần bao nhiêu nắng để khô một dòng sông? Cần bao nhiêu mưa để cuốn trôi một sa mạc? Cần bao nhiêu nước mắt để quên đi một cuộc tình? Cần bao nhiêu đêm mất ngủ làm vơi đi một nổi nhớ khắc khoải? Hôm nay lạị về trễ, công việc dạo này nhiều quá như muốn đè bẹp lấy nó....