Họp HĐND TP Đà Nẵng: “Nóng” vấn đề ngập lụt, chung cư xuống cấp
Ngày 13/12, Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục với phiên thảo luận và phiên chất vấn.
Nhiều vấn đề “ nóng” trong phát triển kinh tế – xã hội đã được các đại biểu tập trung thảo luận, nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Tuyến đường Lê Tấn Trung (quận Sơn Trà) bị ngập gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Văn Dũng-TTXVN
Ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố Đà Nẵng cho hay, các đợt mưa lớn năm 2022, 2023, thành phố có 50 điểm ngập nước, trong đó nhiều điểm ngập nặng như đường Mẹ Suốt, Yên Thế – Bắc Sơn, kênh Phần Lăng, kiệt 96 Điện Biên Phủ… Ông Lê Văn Dũng cho rằng, để xử lý tình trạng trên, cần tận dụng địa thế, địa hình, ưu tiên nguồn vốn để xử lý hướng thoát nước phía Đông, bố trí thêm cửa xả, chia dòng nước lụt, tránh xung đột; có thể xem xét mở thêm các hướng ra vịnh Đà Nẵng.
Về vấn đề ngập lụt, Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết, trong năm 2024, thành phố đã xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, nâng cao khả năng xử lý ngập úng đô thị, đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước đang triển khai, khảo sát đánh giá để nạo vét cải tạo hồ điều tiết trước mùa mưa…
Riêng đối với “rốn lụt” đường Mẹ Suốt, UBND thành phố đã giao cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất cống thoát nước trên đường Phùng Hưng, đoạn phường Hòa Minh ra vịnh Đà Nẵng, nhằm giảm tải cho kênh Phú Lộc, hoàn thành thẩm định hồ sơ trong quý I/2024.
Nhấn mạnh việc người dân bức xúc khi ngập lụt đô thị là chính đáng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu chính quyền thành phố tập trung các giải pháp để khắc phục, ưu tiên nguồn lực giải quyết dứt điểm từng khu bị ngập nặng, không đầu tư dàn trải, tránh tình trạng sửa chỗ này ngập chỗ khác.
Video đang HOT
Nhiều đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về tình trạng nhà xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư Thuận Phước; Hòa Minh; Lâm đặc sản Hòa Cường; tòa 12T1, 12T2 Khu tái định cư Làng Cá…
Theo ông Vũ Quang Hùng, tổ đại biểu quận Hải Châu, từ năm 2017, Sở Xây dựng thành phố đánh giá, đến năm 2020, khu chung cư Thuận Phước sẽ hết hạn sử dụng, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án di dời. Đây là khu chung cư đã xuống cấp nặng, hiện có hơn 2.000 nhân khẩu sinh sống, có nguy cơ mất an toàn.
Trả lời chất vấn, ông Phùng Phú Phong cam kết, trong tháng 1/2024 sẽ báo cáo phương án di dời 3 chung cư xuống cấp trên địa bàn gồm: Chung cư Thuận Phước, Hòa Minh, Lâm đặc sản Hòa Cường. Hai phương án đối với người dân ở các khu chung cư này là: thành phố dùng ngân sách xây chung cư mới, nhà ở xã hội cho người dân thuê lại hoặc người dân sẽ mua lại nhà ở xã hội của thành phố.
Tại phiên họp, các đại biểu cũng nêu nhiều vấn đề được cử tri và nhân dân thành phố quan tâm như: Thiếu trường học tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố; công tác quản lý và khai thác quỹ đất công; việc thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất tại các khu công nghiệp; tình trạng nhiều hộ dân xây nhà trên đất nông nghiệp; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trong đội ngũ cán bộ…
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng: Dân bức xúc vì ngập lụt là đúng, phải giải quyết
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng dân bức xúc vì ngập lụt là đúng, chính đáng, vấn đề là chính quyền phải tập trung khắc phục, không thể đổ cho cơ chế, chính sách.
Ngày 13/12, ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp 15 HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, vấn đề ngập lụt đô thị và các giải pháp chống ngập được đặc biệt quan tâm.
Đại biểu Lê Văn Dũng (Phó trưởng Ban đô thị HĐND TP Đà Nẵng) cho biết, các đợt mưa lớn năm 2022, 2023 Đà Nẵng có 50 điểm ngập nước, trong đó nhiều điểm ngập nặng như tuyến đường Mẹ Suốt, Yên Thế-Bắc Sơn, kênh Phần Lăng, kiệt 96 Điện Biên Phủ...
Ông Dũng cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ngập, nhưng 2 nguyên nhân chính là tình trạng thời tiết cực đoan và mạng lưới thoát nước bất cập.
Theo số liệu thì từ năm 1979-2021, lượng mưa trung bình hằng năm tại Đà Nẵng trong 1 tiếng là khoảng 50mm, trong 3 tiếng cao nhất là 100mm. Đến năm 2023 trung bình 1 tiếng là 73mm, 3 tiếng là 145mm, 6 tiếng là 241mm và 24 giờ là 546mm. " Lượng mưa như trên quá sức đối với hệ thống thoát nước của thành phố hiện nay", ông Dũng nói.
Lực lực lượng công an Đà Nẵng cứu dân bị mắc kẹt trong mưa lụt.
Theo đại biểu Dũng, nguyên nhân chính thứ 2 là mạng lưới thoát nước hiện nay chưa khai thác hết lợi thế của địa hình tự nhiên là gần sông, gần vịnh. Các tuyến thoát nước đi lòng vòng, cùng hướng về một cửa xả dẫn đến xung đột, ngăn cản dòng chảy, thoát nước kém.
Ông Dũng dẫn chứng, nước từ Hồ Hòa Phú (huyện Hòa Vang), cầu Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu), cống Yên Thế - Bắc Sơn, kênh Khe Cạn (quận Cẩm Lệ), kênh Phần Lăng (quận Thanh Khê), hồ sân bay Đà Nẵng... đều đổ về sông Phú Lộc thì không thể thoát kịp.
Vì vậy, để xử lý tính trạng trên cần tận dụng địa thế, địa hình, cần ưu tiên nguồn vốn để xử lý hướng thoát nước phía Đông, bố trí thêm cửa xả, chia dòng nước lụt, tránh xung đột.
Cũng theo ông Dũng, khu vực sân bay có diện tích khoảng 850ha, có khoảng 5 lưu vực thoát nước ra ngoài, trong khi diện tích hồ chứa trong sân bay chỉ khoảng 20ha nên với lượng mưa hiện nay thì sẽ quá tải. Thành phố làm việc với sân bay để bố trí các cửa phai điều tiết lượng nước trong sân bay không cho thoát ra bên ngoài, khơi thông, nạo vét thêm hồ chứa.
Giải đáp vấn đề này, ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thừa nhận ngập lụt đô thị có nguyên nhân của việc quản lý đô thị. Một số khu vực ngập hiện chưa đầu tư được hạ tầng kỹ thuật thoát nước, tình trạng người dân xây nhà trên đất nông nghiệp.
Theo kế hoạch năm 2024, thành phố sẽ mua sắm trang thiết bị, nâng cao khả năng xử lý ngập úng đô thị cùng nhiều biện pháp cấp bách chống ngập.
Đối với "rốn lụt" Mẹ Suốt, UBND TP Đà Nẵng đã giao cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất cống thoát nước trên đường Phùng Hưng đoạn phường Hòa Minh ra vịnh Đà Nẵng nhằm giảm tải cho kênh Phú Lộc, hoàn thành thẩm định hồ sơ trong quý I/2024.
Trước mắt, thành phố đã chỉ đạo rà soát dòng chảy, đánh giá các bất cập để xử lý phù hợp trong tháng 1/2024. UBND thành phố cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước đang triển khai, khảo sát đánh giá để nạo vét cải tạo hồ điều tiết trước mùa mưa.
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết.
Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, người dân bức xúc về tình trạng ngập lụt đô thị là đúng, chính đáng, thành phố phải tập trung các giải pháp để khắc phục.
Ông Triết đề nghị ngành xây dựng cũng như các ngành khách phải làm đồng bộ, từ khâu đầu tư, kinh phí mua sắm, đến khâu quy hoạch, kỹ thuật. Ưu tiên nguồn lực giải quyết dứt điểm từng khu bị ngập nặng, không đầu tư dàn trải, được chỗ này chỗ khác lại ngập nặng.
Đà Nẵng: Nhiều tuyến quốc lộ ngập sâu, phong tỏa đường lên Sơn Trà vì sạt lở Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến quốc lộ qua địa phận Đà Nẵng ngập sâu, giao thông chia cắt và lực lượng CSGT phải phong tỏa đường lên bán đảo Sơn Trà vì sạt lở đá. Theo ghi nhận của PV, đến trưa 14/10, tại Đà Nẵng vẫn xuất hiện mưa to đến rất to, nhiều khu vực ngập sâu, giao thông...