Hợp duyệt, chấm điểm đội hình diễu binh kỷ niệm 40 năm giải phóng
Chiều 21/4, Tiểu ban tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước tiếp tục hợp duyệt diễu binh chuân bi cho đại lễ chính thức diễn ra vào ngày 30/4.
Đây là buổi hợp duyệt quan trọng gồm của các khối duyệt binh sau ba tháng tập luyện tại ba cụm là Quân khu 7, Quân đoàn 4 và Trường sĩ quan lục quân.
Có tổng cộng 31 khối, mỗi khối 100 người đại diện cho các lực lượng của quân đội, công an…
Xe chỉ huy dẫn đầu
Khối nữ sĩ quan Cảnh sát giao thông
Khối nữ chiến sĩ thông tin liên lạc, sau một thời gian tập tại sân bay Hòa Lạc (Hà Nội), khối này đã chuyển vào TPHCM để ghép khối cùng hợp duyệt từ đầu tháng 4
Khối dân quân tự vệ
Video đang HOT
Khối du kích Nam Bộ
Trong số này, có hơn 1/3 là nữ giới. Mỗi ngày các chiến sĩ tập luyện hai buổi sáng và chiều dù trời nắng gắt hay mưa to
Khối Bộ Công an
Khối Giải phóng quân
Trong buổi hợp duyệt chiều 21/4, ngoài việc kiểm duyệt, các khối sẽ được Tiểu ban tổ chức diễu binh, diễu hành chấm điểm thực tế với các tiêu chí bắt buộc đặt ra như: đội hình đồng đều thống nhất và đẹp, động tác cá nhân chuẩn, thuần thục…
Các khối duyệt binh sẽ tiến hành hợp duyệt ba vòng dưới sự kiểm tra của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân khu 7. Mỗi động tác nâng chân, đánh tay, đánh mặt, hướng mắt cũng như cự ly giữa các hàng được các chiến sĩ tập luyện rất kĩ.
Khối quân kỳ
Theo kế hoạch, các khối diễu binh, diễu hành sẽ thực hiện tổng duyệt vào ngày 26/4. Nghi lễ mít tinh, diễu binh diễu hành mừng 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra vào sáng 30/4/2015 trên đường Lê Duẩn với sự tham gia của 6.000 người.
Trung Kiên
Theo Dantri
"Vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!"
Đây là câu nói thốt lên của cánh nhà báo chiến trường như chúng tôi khi tác nghiệp trong những ngày Chiến dịch Mùa xuân năm 1975.
Chúng tôi vẽ bản đồ giải phóng miền Nam để cổ vũ cho đồng đội trên chiến tuyến đã không theo kịp bước chân thần tốc của các chiến sĩ khi thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam xuất hiện.
Những nhà báo mặc áo lính theo bước chân thần tốc của đoàn quân giải phóng trong mùa xuân lịch sử 1975. Ảnh minh họa
Hành quân thần tốc
Giáp Tết Nguyên đán Ất Mão 1975, tôi, một người lính trẻđang trên trận tuyến bất ngờđược lệnh điều động về làm công tác tuyên huấn tại Ban Chính trị Trung đoàn (E209-Trung đoàn Lô Giang-Sư đoàn 7-Quân đoàn 4). Đồng đội chia tay, chúc mừng tôi nay đã thành "lính cậu". Về Ban Chính trị, với cấp bậc trung sĩ, tôi nhận nhiệm vụ cùng một thượng sĩ phụ trách tờ tin của trung đoàn. Có thể coi nghiệp làm báo của tôi bắt đầu từ đó.
Ăn Tết xong, đơn vị được họp quán triệt bước vào chiến dịch mà theo cấp trên chỉ đạo là lớn nhất và đặc biệt nhất từ trước tới nay sẽ kéo dài hết Mùa xuân 1975.
Hành trang ra trận của "lính nhà báo" chúng tôi lúc đó, ngoài khẩu súng AK là đồ nghề lỉnh kỉnh của dân viết lách như máy chữ, giấy nến (giấy mỏng, dai, có tráng lớp sáp không thấm mực in, dùng trong việc in roneo), bút sắt, giấy in, mực in, máy in roneo tự tạo... Tất cả khá nặng và cồng kềnh được chất đầy trên 2 chiếc xe đạp thồ. Chúng tôi làm công tác thu thập tin tức trong trung đoàn và trên cả chiến trường biên tập thành bản tin rồi in ra tờ rời hàng ngày chuyển phátđến từng đơn vị tiểu đội trực tiếp chiến đấu ở tuyến đầu.
Trung đoàn tôi lúc đó đứng chân trên địa bàn Đồng Xoài (nay thuộc tỉnh Bình Phước) và bắt đầu chuyển quân về phía Đông, áp sát các cứ điểm địch suốt dọc tuyến quốc lộ 20 từ cầu La Ngà đến các quận Định Quán, Phương Lâm trên đường đến thị xã Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).
Ngày 10/3/1975, bộđội ta mở màn chiến dịch bằng trận thắng vang dội giải phóng Tp Buôn Ma Thuột, kích hoạt cho cả trung đoàn bắt đầu vào chiến dịch Mùa xuân 1975. Từ ngày đó đến cuối tháng 3, Trung đoàn 209 tham gia giải phóng một vùng rộng lớn dọc quốc lộ 20 và nhận lệnh tiến lên giải phóng TP Đà Lạt. Nhưng khi chúng tôi hành quân đến gần Đà Lạt thì TP đã được giải phóng (ngày 1/4/1975).
Bắt đầu từđây, việc xuất bản các bản tin cập nhật của 2 lính báo trung đoàn như chúng tôi thật là rất vất vả để theo kịp chuyển biến mau lẹ trên chiến trường. Tôi nhớ rất rõ là từ khoảng ngày 25-26/ 3 trở đi, mỗi ngày bộ đội ta giải phóng từ 1-2 tỉnh, thành từ Tây Nguyên cho đến suốt dải duyên hải miền Trung. Có lúc chúng tôi vừa biên tập xong tin bài, vừa vẽ thêm lên bản đồ chiến sự vùng mới giải phóng thì đã lạc hậu so với chiến trường. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lúc đó đã thốt lên sung sướng: "Vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!".
Tác nghiệp trên chiến trường (Ảnh minh họa)
Tiến về Sài Gòn
Cho tới ngày 9/4/1975 thì Trung đoàn tôi trong đội hình Sưđoàn 7 đã nổ súng tiến công thị xã Xuân Lộc nằm ngay trên ngã ba Dầu Giây, án ngữ quốc lộ 20 và quốc lộ 1, tấm lá chắn của Sài Gòn. Trận Xuân Lộc đã diễn ra khốc liệt 12 ngày đêm vì quân đội Sài Gòn quyết tâm tử thủ tại cửa ải này, và đã tung ra lực lượng lính dù tinh nhuệ cuối cùng để giữ Xuân Lộc.
Tuy nhiên, quân đội ta đã thắng như "chẻ tre" và đại quân của Quân đoàn 2 đã từ hướng quốc lộ 1 giải phóng hoàn toàn các tỉnh Nam Trung bộ và tiến vào từ hướng Đông. Xuân Lộc thất thủ ngày 21/4 và ngay sau đó là sự ra đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bản tin của chúng tôi lúc này đã không còn "thiêng" nữa vì địch hầu như đã vỡ trận, quân ta tiến nhanh ào ạt, ai ai cũng thấy diện mạo chiến trường ngay trước mặt. Từ tuyến sau, chúng tôi hối hả đi theo bước chân các chiến sĩ. Ngày đặc biệt nhất là 28/4 khi cả pháo binh và không quân ta (máy bay A37 ta thu được của địch ở sân bay Thành Sơn, Phan Rang) cùng lúc tiến công Sài Gòn từ hướng Đông. Căn cứ Long Thành thất thủ và Dinh Độc lập bị oanh kích... Chúng tôi ngẹn ngào vì chưa bao giờ thấy quân đội ta hùng mạnh đến như vậy.
Sáng 30/4, trên chiếc xe đạp thồ, tôi rong ruổi theo đại quân vượt ngã ba Dầu Giây tiến về thị xã Biên Hòa. Dọc đường đi, qua những căn cứ như Trảng Bom, Hố Nai còn khói lửa và khét lẹt mùi thuốc súng, dấu tích cuối cùng của cuộc chiến khi chế độ Sài Gòn giẫy chết. Đúng 11h30, bộ đội ta đang trên đường tiến về Sài Gòn đều dừng chân và reo hò, nổ súng chỉ thiên vang dội chào mừng thời khắc mong chờ nhất khi non sông thu về một dải. Sài Gòn đã được giải phóng.
Vĩ thanh
40 năm đã qua. Hôm nay, 2 lính báo chiến trường xưa là tôi và anh bạn đồng nghiệp đều đã nghỉ hưu sau những năm tiếp tục công tác ở TPHCM và Hà Nội. Nhớ lại sự kiện trọng đại 30/4 năm ấy, chúng tôi cảm thấy mình thật quá may mắn khi được chứng kiến giờ phút lịch sử cả một dân tộc, cả một đất nước vụt đứng dậy, tỏa sáng huy hoàng. Nhưng cũng là lúc đó, tôi quặn lòng da diết khi nhớ tới bao nhiêu đồng đội vĩnh viễn nằm xuống, hiến dâng cả tuổi thanh xuân đôi mươi cho sự trường tồn của đất nước. Trong số họ có những người đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn khi chỉ còn một vài giờ nữa thôi là đất nước thanh bình. Các anh đã không được nhìn thấy buối sáng 30/4 vinh quang này.
Ngày nay, trên vùng đất chiến trường xưa, cuộc sống mới đã thay da đổi thịt. Nơi đây là những công trình kinh tế lớn của đất nước như Thuỷ điện Trị An, cao tốc Long Thành-Dầu Giây, trùng điệp các khu công nghiệp ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đi trên vùng đất này không còn dấu tích gì của chiến tranh 40 năm trước. Chỉ có chúng tôi, những người lính tham gia chiến dịch Mùa xuân 1975 ấy mới biết rõ ẩn sau những địa danh ấy là ký ức không thể phôi pha.
Chào 30/4/2015! Đứng từ đây xin đừng bao giờ quên ngày này 40 năm trước!
Theo Vũ Trọng Trí
Chinhphu.vn
TPHCM cấm xe nhiều tuyến đường phục vụ đại lễ 30/4 Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, TPHCM cấm tất cả các phương tiện lưu thông vào khu vực diễn ra lễ mít tinh kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước tại khu vực trung tâm công viên 30/4. Khu vực các loại xe bị cấm lưu thông (bên trong đường màu đỏ). Địa điểm giới hạn bởi...