Hợp đồng thiếu chủ thể giao kết: Tòa vẫn tuyên bấp chấp pháp luật?
Mặc dù đại diện Viện kiểm sát cùng cấp đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng về tố tụng và nội dung của Tòa án cấp sơ thẩm thế nhưng, TAND tỉnh Hà Giang vẫn tuyên án một cách đầy khó hiểu.
Câu chuyện về tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đình dưới đây sẽ khiến nhiều ngỡ ngàng về cách áp dụng pháp luật của Tòa án. Bởi lẽ, lâu nay nhiều người vẫn nghĩ tài sản chung của Hộ gia đình có giá trị lớn sẽ phải do các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý thì mới được giao dịch.
Ngày 22/4/2016 TAND tỉnh Hà Giang đưa vụ án kinh doanh thương mại, tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa một bên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hà Giang một bên vay tài sản và người thứ ba (là người dùng tài sản bảo đảm thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay).
Tại bản án cấp sơ thẩm, TAND Thành Phố Hà Giang đã buộc người vay tài sản phải trả nợ cho Ngân hàng Agribank. Đồng thời, buộc bên thế chấp (bảo lãnh) tài sản cho bên vay phải bị xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên vay không thể thanh toán khoản nợ.
Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình phải được tất cả các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý (ảnh minh họa).
Điều đáng nói, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của Hộ gia đình nhưng khi ký hợp đồng thế chấp lại chỉ có duy nhất hai thành viên trong gia đình ký, các thành viên khác không hề biết và không được tham gia.
Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án cũng đã không thông báo, triệu tập đầy đủ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan để xem xét và đảm bảo quyền lợi cho họ.
Video đang HOT
Chính vì vậy, tại phiên tòa cấp Phúc Thẩm, đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ rõ những sai phạm tố tụng nghiêm trọng liên quan đến việc không triệu tập Người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, có những phân tích, khẳng định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng giữa bên có tài sản bảo đảm và Ngân hàng Agribank là không tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật dân sự 2005 và quy định của Luật đất đai 2003.
Trong phần phân tích của mình, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang cho rằng, giao dịch được thực hiện vào năm 2012 khi luật đất đai 2003 vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, căn cứ vào Điều 146, Nghị định 181/2004NĐ/CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 thì: Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong Hộ gia đình thống nhất và kí tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử hủy một phần bản án có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm để chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, bất chấp những nhận định có căn cứ pháp luật trên của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hà Giang vẫn khăng khăng cho rằng: Cấp sơ thẩm có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi đến bản chất của vụ án. Do đó, bác kháng cáo của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Bản án của TAND tỉnh Hà Giang khiến rất nhiều Hộ gia đình hoang mang khi mà tài sản chung của gia đình có thể định đoạt bởi chủ Hộ hoặc thành viên khác mà không cần sự đồng ý của tất cả thành viên gia đình. Điều này vô hình chung làm tê liệt các quy định về chế định Hộ gia đình của Bộ luật dân sự và đi ngược với quy định của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn.
Dễ tạo tiền lệ xấu “Theo Điều 108 của Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản là quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình. Và Điều 109 của Bộ luật này đã ghi nhận: Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của Hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên án như vậy là trái với quy định pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên trong Hộ gia đình. Bản án này sẽ tạo tiền lệ xấu trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của gia đình” Luật sư Nguyễn Văn Đạt, Đoàn luật sư TP. Hà Nội Quan trọng đó có phải là tài sản chung Việc ai đóng góp như thế nào vào khối tài sản chung của hộ gia đình chỉ có giá trị làm căn cứ khi tài sản đó được đem ra chia. Còn khi giao dịch liên quan đến thế chấp, bảo lãnh thì quyền của các thành viên, chủ thể tham gia giao dịch là như nhau. Tài sản đúng tên Hộ gia đình thì các thành viên đều phải đồng ý thì mới có quyền giao dịch chứ không có nghĩa là ai đóng góp nhiều thì có quyền giao dịch. Việc quy định tài sản chung của hộ gia đình phải có sự đồng ý của các thành viên đủ 15 tuổi trở lên nhằm bảo đảm những tài sản có giá trị lớn tồn tại giúp duy trì cuộc sống ổn định của gia đình. Chẳng hạn, bố mẹ là người đóng góp chính cho tài sản chung có giá trị lớn của gia đình. Nhưng không thể tự ý định đoạt quyền sử dụng đất nếu con đã đủ 15 tuổi. Nếu cho phép định đoạt kiểu này thì đứa con sẽ ra đường ở hay sao? Nhất định, phải có sự đồng ý của con. Thạc sĩ luật học, Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội)
Nhất Phiến – Băng Tâm
Theo_Người Đưa Tin
Nguy cơ "trắng tay" từ tài sản thế chấp đồng sở hữu
Sổ hộ khẩu vẫn được coi là căn cứ pháp lý để quản lý hành chính về số lượng nhân khẩu, dù hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định.
Ngân hàng "lờ" đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật
Do đó, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn từ những hợp đồng thế chấp nhà đất nếu "lờ" đi yếu tố "đồng sở hữu"tại sổ hộ khẩu.
Hầu hết nhà băng sẽ ưu ái cấp tín dụng có tài sản đảm bảo và bất động sản là ưu tiên hàng đầu khi nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, dạng tài sản đảm bảo này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bất động sản đồng sở hữu. Hoạt động xét xử tại tòa án cho thấy, nhiều hợp đồng thế chấp đứng trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Ngân hàng viện dẫn nhiều lý do mong có thể thu hồi vốn, song khó được chấp thuận.
Vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra mới đây mà nguyên đơn là một ngân hàng thương mại chờ xem xét ở giai đoạn phúc thẩm là minh chứng. Do bị tòa cấp sơ thẩm tuyên vô hiệu 3 hợp đồng thế chấp (gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc hộ gia đình), nhà băng này đã kháng án để đòi nợ số tiền hơn 13 tỷ đồng. Trong trường hợp bị đơn không trả được nợ, ngân hàng đề nghị được xử lý toàn bộ số tài sản thế chấp nêu trên.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã nhận định, tuy không có văn bản pháp luật nào quy định sổ hộ khẩu là căn cứ xác định số lượng thành viên trong hộ, song hiện nay, sổ hộ khẩu vẫn là một loại căn cứ pháp lý đang được áp dụng thống nhất trong cả nước để quản lý hành chính nhằm xác định số lượng hộ gia đình, cũng như các thành viên trong hộ. Con cái được khai sinh nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình đúng thủ tục hành chính đương nhiên là thành viên của hộ gia đình đó. Do vậy, việc ngân hàng "lờ" đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật.
Trong khi đó, lập luận của ngân hàng trong đơn kháng cáo thể hiện sự trái chiều.
Ngân hàng cho rằng, giấy cho tặng thể hiện chủ sở hữu được thừa kế quyền sử dụng đất từ đời cha mẹ và không đề cập tới thế hệ sau (tức là đời con cái). Căn cứ vào cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này là việc tặng, cho tài sản. Ngân hàng mặc nhiên rút ra kết luận, nhà đất trên không phải là tài sản đồng sở hữu. Do đó, khi ký hợp đồng thế chấp, ngân hàng bỏ qua những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Trong hợp đồng khác, ngân hàng cũng khẳng định, dựa vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, những người trong hộ gia đình không phải là đồng sở hữu đối với tài sản.
Trong một vụ việc tương tự, ngân hàng đã không đưa người vợ vào hợp đồng thế chấp, dẫn đến hợp đồng không được tòa án chấp thuận. Bản án bị trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
Khái niệm "hộ gia đình" đã được nêu chi tiết trong Bộ luật Dân sự. Đó là, các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 109, Bộ luật Dân sự cũng quy định, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Tại Điều 16, Quy định 217 của Ngân hàng Nhà nước, tài sản thế chấp thuộc sở hữu của nhiều người (từ 2 người trở lên) phải được cam kết bằng văn bản của những người đồng sở hữu đồng ý giao cho người đại diện vay vốn và ký hợp đồng thế chấp. Tài sản thế chấp của hộ gia đình phải có cam kết của những thành viên đồng sở hữu trong gia đình.
Ngân hàng phải đánh giá, kiểm định để xác định số lượng, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký hợp đồng.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lỗi thẩm định, chủ nợ lâm "thế bí" Cẩu thả trong khâu thẩm định, thậm chí "phớt lờ" tính pháp lý của tài sản đảm bảo, dẫn đến hợp đồng thế chấp có khả năng bị tuyên vô hiệu. Rủi ro này khiến chủ nợ là ngân hàng lâm vào "thế bí". Tài sản đảm bảo chính là "phao cứu sinh" của ngân hàng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng...