Hợp đồng Nga – Trung Quốc: Không đổi khí đốt lấy chính trị
Tạp chí Bloomberg nói Nga và Trung Quốc chưa thể ký kết bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD đã đàm phán 10 năm qua.
Alexey Miller, Giám đốc điều hành hãng sản xuất khí đốt Gazprom của Nga nói các cuộc đàm phán vẫn phải tiếp tục sau khi Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình ký các hiệp định song phương mà không có các thỏa thuận khí đốt trong chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Thượng Hải.
Trong chuyến thăm Thượng Hải, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký 49 thỏa thuận về năng lượng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Tổng thống Putin trong chuyến thăm đến Thượng Hải, Trung Quốc
Nhưng họ bất đồng về việc Trung Quốc sẽ trả bao nhiêu để Nga cung cấp khí đốt trong 30 năm tiếp theo.
Quan chức Nga nói trong cuộc họp, 2 bên đã tiến đến rất gần thỏa thuận về giá khí đốt, mở đường cho việc xây dựng hệ thống ống dẫn năng lượng lớn nhất thế giới cho thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các ký kết chính thức vẫn chưa được thực hiện dù quá trình đàm phán đã kéo dài trong 10 năm qua.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nga đang gặp một số khó khăn sau khi bị Mỹ và phương Tây cấm vận liên quan đến chính biến Ukraine.
Chris Weafer, chuyên gia kinh tế tại Matxcơva nói: “Điều này cho thấy Nga không sẵn sàng bán khí đốt giá rẻ để đổi lấy quan điểm chính trị. Một điều đáng ngại nữa là nếu thỏa thuận không được ký trong năm nay có lẽ Trung Quốc sẽ phải đi tìm đối tác khác”.
Trong khi đó, Dmitry Peskov người phát ngôn của Tổng thống Putin cho biết 2 nước đang làm việc về giá cả và thỏa thuận này có thể được ký bất cứ lúc nào.
Theo Dantri
Vì Ukraine, Nga sẽ nhanh chốt giá bán khí đốt cho Trung Quốc
Trung Quốc sẽ ký bản hợp đồng trị giá hàng tỷ USD mua khí đốt của Nga ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Thượng Hải vào tuần tới bất chấp áp lực từ Mỹ.
Trước đó, Washington từng kêu gọi Bắc Kinh không nên ký kết thỏa thuận thương mại với Nga mặc dù giới chức Mỹ biết rõ rằng Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đang rất khát năng lượng.
Mặc dù các cuộc thương thảo giữa giới chức Nga và Trung Quốc đã được tiến hành trong hơn một thập niên song hai bên chưa thể ký kết hợp đồng chính thức do những bất đồng về mức giá bán khí đốt. Tuy nhiên, theo giới phân tích, giờ đây, việc Matxcova đang bị cô lập sau sự kiện sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, đã khiến Nga nhượng bộ để đổi lấy mối quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nhóm họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải vào tuần tới
"Chúng tôi vẫn đang tiến hành trao đổi với Matxcova. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bản hợp đồng được ký kết dưới sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Nga", hãng tin AP dẫn lời phát biểu hôm 15/5 của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cheng Guoping.
Chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc được xem là dấu mốc lớn mở ra cơ hội hợp tác giữa hai cường quốc kinh tế. Trong khi, Trung Quốc đang dần từng bước chiếm vị trí nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ và gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị tới các nước láng giềng trong khu vực. Nền kinh tế Nga lại đang rơi vào cuộc khủng hoảng với phương Tây xung quanh những bất đồng giải quyết bất ổn chính trị tại Ukraine.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 20/5 tại Thượng Hải, Tổng thống Putin sẽ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp kéo dài 2 ngày về tình hình an ninh khu vực châu Á. Theo Thứ trưởng Cheng, hy vọng ký kết hợp đồng mua bán khí đốt giữa Matxcova và Bắc Kinh được nhen nhóm khi ông Tập tới tham dự Thế vận hội mùa Đông Sochi tại Nga.
"Các công ty của hai nước đã đồng thuận về đa số nội dung trong bản hợp đồng. Trở ngại chính vẫn là giá bán khí đốt", ông Cheng nhấn mạnh.
Mặc dù, Bắc Kinh đã tiên lượng được những ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh tế khi làm "trái ý" Washington và Liên minh châu Âu (EU). Song giới phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định ký kết hợp đồng mua bán khí đốt với Nga. Bởi hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn khí đốt trầm trọng. Ngoài ra, quá trình thảo luận bản hợp đồng có thời hạn 30 năm giữa Tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã diễn ra từ lâu trước cả thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) - đơn vị chủ lực trong cuộc thương thuyết bản hợp đồng mua bán khí đốt của Nga
Thậm chí, giới lãnh đạo Trung Quốc còn hy vọng rằng bản hợp đồng mua khí đốt của Nga sẽ giúp Bắc Kinh giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khi giảm sự phụ thuộc vào nguồn than đá.
Hồi tháng 3/2013, Bắc Kinh đã lên kế hoạch kêu gọi Tập đoàn Gazprom vận chuyển 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm tới Trung Quốc bắt đầu kể từ năm 2018. Con số này còn có thể tăng lên thành 60 tỷ m3. Ngoài ra, Trung Quốc còn dự định xây dựng một đường ống dẫn nối khu vực miền đông bắc Trung Quốc với đường ống vận chuyển khí đốt từ phía tây Siberia tới cảng Vladivostok trên Thái Bình Dương.
Theo hai nhà phân tích Leslie Palti-Guzman và Emily Stromquist thuộc Tập đoàn Eurasia - công ty tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới, quá trình bản thảo bản hợp đồng mua bán khí đốt giữa Nga và Trung Quốc đã đạt mức thành công tới 80% trong tháng này. Do đó, bản hợp đồng là "bước tiến chiến lược quan trọng" trong thời điểm cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine khiến mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa Nga và phương Tây lung lay.
Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nhấn mạnh với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng Washington không muốn chứng kiến bất cứ quốc gia nào xem thường lệnh trừng phạt khi ký kết các thỏa thuận thương mại và đầu tư với Nga.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt với Nga sau những bất đồng về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. "Mỹ đang lạm quyền sử dụng các lệnh trừng phạt", Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc, Zhu Guangyao, phát biểu sau cuộc họp với Bộ trưởng Lew.
Trước đó, Washington và EU đã quyết định phong tỏa tài sản và cấm cấp phép visa cho 61 cá nhân và công ty có mối liên hệ với Tổng thống Putin trong bất ổn tại Ukraine.
Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã khiến nền kinh tế Nga sụt giảm khi các công ty và cá nhân rút vốn đầu tư khỏi nước này. Theo Bộ Tài chính Nga, 51 tỷ USD đã rời khỏi Nga trong quý I năm nay. Hồi tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi ước tính con số này lên tới 220 tỷ USD kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine bùng phát.
Chuyên gia lĩnh vực ngoại giao tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Li Xin nhận định Nga đã phải "nhượng bộ nhiều" trong quá trình thương thuyết giá bán khí đốt với Trung Quốc. Bởi Matxcova đang tìm kiếm các khách mới tại khu vực phía đông trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang khiến châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
"Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng là chiến lược lâu dài của cả Nga và Trung Quốc. Nó không hoàn toàn liên quan tới tình hình tại Ukraine", ông Li nói.
Theo Infonet
Trung Quốc chưa mua khí đốt Nga, nhưng đồng thuận về Ukraine Trung Quốc và Nga vào hôm 20.5 vẫn chưa thống nhất về thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD, nhưng Moscow đã nhận được sự ủng hộ từ phía Bắc Kinh về vấn đề Ukraine. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và phu nhân đón Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) nhân dịp ông Putin đến tham dự Hội...