Hợp đồng hôn nhân
Tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, cao lớn, đẹp trai, thông minh, ngày về nước Hùng lập tức tìm được việc làm tại một tập đoàn bảo hiểm lớn. Chỉ vài năm sau, Hùng được bổ nhiệm chức giám đốc chi nhánh. Thế nhưng, ở tuổi 34, Hùng vẫn một mình sớm tối đi về căn hộ chung cư cao cấp.
Có ai tỏ vẻ lo lắng, hỏi thăm, Hùng thản nhiên: “Đàn ông lấy vợ tuổi nào chẳng được. Cứ từ từ tìm cho được người xứng đáng đã, để khỏi phải ly hôn tới ly hôn lui cho con cái khổ”.
Nhưng tiêu chuẩn của một người xứng đáng với Hùng có vẻ không đơn giản. Đầu tiên, trình độ của cô gái đó ít nhất cũng phải đại học, vì “thấp hơn làm sao nói chuyện với nhau?! Vả lại, sau này còn nuôi dạy con cái nữa chứ. Con cái chịu ảnh hưởng của người mẹ nhiều lắm”. Tiếp đến, người đó “Không cần là hoa hậu, hoa khôi hay người mẫu chân dài, nhưng cũng phải được mắt. Vợ xấu, vợ vụng, đi đám tiệc, lễ lộc không dám chào hỏi mọi người”.
Chưa hết, Hung phải lấy vợ có công ăn việc làm đàng hoàng. “Thời buổi này, hôn nhân là bình đẳng giữa hai người, là hợp đồng được pháp luật công nhận. Hai bên cùng có quyền lợi, nghĩa vụ ngang nhau, không ai là gánh nặng của ai, về cả vật chất lẫn tinh thần. Cho nên cô ấy phải tự lo cho mình và cho con được trong trường hợp vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt”.
Chỉ nghe các tiêu chuẩn “giản dị” đó của Hùng, ai cũng ngán, chưa kể các tiêu chuẩn con con. Chẳng hạn, nghề nghiệp tốt nhưng phải có thời gian chăm sóc gia đình (nhưng không được làm nghề giáo, vì nghề đó nghèo), tránh người có gò má cao, sát chồng eo to, hông nhỏ khó sinh con gia đình không quá nhiều anh chị em… Thế là các cô gái đi qua “cái sàng” khó khăn ấy của Hùng không để lại dấu vết.
Năm 38 tuổi, Hùng gặp một cô gái tên Nhi. Cô trẻ hơn Hùng hai tuổi và cũng là người thành đạt: giám đốc của ba công ty có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Lần đầu gặp Nhi, ai cũng lấy làm lạ, chẳng hiểu vì sao người phụ nữ khá xinh, thành công lại muộn chồng như vậy. Nhưng rồi nhìn tới những thành công của cô, ai cũng hiểu: Nhi chẳng còn thời gian dành cho tình yêu. Và thậm chí điều ấy làm cô tự hào vì bản lĩnh sắt đá của mình.
Chỉ có mẹ cô, người được cô xây cho một căn nhà lớn, là khóc thầm hoài. Bà từng nói với cô: “Mẹ không cần nhà của con, mẹ muốn con lấy chồng”, nhưng cô trả lời kiêu hãnh: “Con đang gặp thời. Cái đó mới khó, chứ đàn ông thì nhan nhản”.
Nghĩ đến cảnh chỉ còn lại mình đối mặt với vợ trong căn nhà rộng lớn, Hùng thấy… hoảng (Ảnh minh họa)
Ở tuổi 35-36 Nhi là người phụ nữ thành công, nhưng những gánh vác, những ham muốn ước mơ thực tế biến cô thành người phụ nữ… thiếu nữ tính. Và chắc vì thế mà hình như đàn ông cũng chẳng mấy ai có ý theo đuổi Nhi. Cô và Hùng gặp nhau trong một hợp đồng làm ăn. Và thật bất ngờ là họ nhanh chóng quyết định làm đám cưới. Bạn bè họ ai cũng bảo: “Trai tài lấy gái… tài là phải rồi”. Ấy thế nhưng nghe Hùng tâm sự, bạn bè mới bật ngửa: “Yêu đương gì đâu, mình và cô ấy cưới nhau theo… thỏa thuận”.
Thấy ai nấy tròn xoe mắt, anh phân tích: “Thực ra ở cô ấy có cái quá nhiều, có cái quá ít so với tiêu chuẩn mình định ra, nhưng mình thấy thế là tàm tạm rồi. Mình cũng nghiệm ra chẳng có ai hoàn hảo như mình mong muốn. Quan trọng là cô ấy có nhu cầu lấy chồng, mình có nhu cầu lấy vợ. Cả hai cùng có ý định hết sức nghiêm túc. Nói chuyện vài ba lần, cả mình và cô ấy đều thẳng thắn nói ra mong ước của mình. Tự dưng mình nghĩ: Sao không hợp thành gia đình, sống chung, tôn trọng những thỏa thuận chung, chứ còn đợi yêu nhau, biết đến lúc nào? Tìm người vừa ý đã khó, đến khi tìm được chắc gì đã yêu nhau. Mà yêu nhau thì… người ta yêu năm, bảy năm còn chưa chắc đó là tình yêu, chưa chắc hạnh phúc, huống hồ tuổi mình, không lẽ đợi đến 50 tuổi để kiểm chứng tình yêu. Thôi cứ lấy nhau rồi tính sau”.
Theo anh, đó cũng là một kiểu xây dựng gia đình hiện đại và thực tế. Hình như Hùng luôn là người đưa ra những hợp đồng đúng đắn, thành công. Và Nhi cũng vậy. Gia đình họ thực ra có vẻ rất ổn. Bởi cả hai đều cứng rắn, đều biết tôn trọng các nguyên tắc và cả… đối tác.
Thế nhưng, lần gần đây nhất, bạn bè gặp Hùng khi anh vừa mở công ty mới. Hỏi thăm Hùng về gia đình, anh nói bây giờ kinh tế trong nhà dư dả, vợ chồng mình đều muốn các con đi du học sớm. Thế nhưng nghĩ đến cảnh chỉ còn lại mình đối mặt với vợ trong căn nhà rộng lớn, anh thấy… hoảng.
Hùng đúc kết: “Dù sao con cái cũng là gạch nối duy nhất giữa hai chúng mình. Bây giờ con mà đi xa, chẳng biết sắp tới ra sao? Người ta nói đến tuổi già, vợ chồng chỉ còn tình nghĩa với nhau. Tụi mình chưa già lắm, nhưng vì kết hôn không cảm xúc tình yêu nên mối quan hệ cứ cưng cứng làm sao ấy. Chẳng biết mai này, lỡ con nó hỏi bố mẹ yêu nhau thế nào, chắc mình cũng không biết trả lời sao nữa, không lẽ nói với con: Các con chỉ là sản phẩm của một hợp đồng hôn nhân?”.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chứng "sợ Tây" trong game thủ lẫn giới làm game Việt
Dường như trình độ thực sự của các kỹ sư Việt đang bị coi nhẹ bởi cộng đồng.
Sau gần 1 thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp game Việt Nam luôn được thế giới nhận định là tăng trưởng một cách thần kỳ, thậm chí xuất phát điểm sau nhiều quốc gia ĐNÁ mà sức bật lại tốt hơn nhiều nhờ lượng game thủ lẫn NPH khá lớn. Thế nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn chỉ là mảnh đất "tiêu thụ" hàng ngoại, là nơi để ngành sản xuất game Trung Quốc và Hàn Quốc (đặc biệt là Trung Quốc) khai thác tiền của.
Phong trào phát triển game tại Việt Nam không phải mới ra đời ngày một ngày hai, nó đã tồn tại không dưới 3, 4 năm nay nhưng gần như không có cơ hội vươn lên. Mãi đến gần đây, một số doanh nghiệp mới bắt đầu khởi động các dự án đầu tiên, tuy nhiên chặng đường phía trước còn tương đối gian truân, nhất là khi tâm lý "sợ Tây" còn quá lớn.
Tâm lý "sợ Tây" của giới trẻ Việt khiến người phát triển game tự ti, nản lòng.
"Sợ Tây" ở đây là suy nghĩ không chỉ của game thủ Việt, mà còn tồn tại khá nhiều trong cộng đồng phát triển game. Với người chơi, họ thường dè bỉu ngay lập tức khi nghe thấy mác game "made in VN", dần dần dư luận khắc nghiệt khiến các nhóm làm game cũng trở nên tự ti, không tin vào tương lai của chính mình.
Lấy ví dụ như 7554, dự án game offline FPS đầu tiên tại Việt Nam do Emobi sản xuất. Mặc dù có đồ họa cao nhất trong số tất cả các dự án thuần Việt đã lộ mặt hiện tại, thế nhưng nó vẫn phải nhận không ít lời khó nghe từ phía cộng đồng. Thậm chí có thành viên trên diễn đàn còn phẩy tay cho rằng... không bao giờ chơi hoặc mua game này mà dành tiền cho game nước ngoài còn hơn.
Là tựa game thuần Việt có đồ họa khá nhất, 7554 vẫn bị một số lời chê bai.
Dĩ nhiên, không thể quy chụp cho những quan điểm như trên là sai trái, vì nó thuộc về tự do cá nhân. Thế nhưng nó cho thấy tâm lý "chuộng hàng ngoại, coi thường hàng nội" ngày một lớn dần trong giới trẻ, họ mất niềm tin và tẩy chay ngay cả khi còn chưa thực sự chơi mà mới chỉ nghe qua mà thôi. Đây âu một phần cũng vì một số dự án thuần Việt đầu tiên tỏ ra quá yếu thế và gây thất vọng, không tạo được bản sắc riêng.
"Tâm lý bài nội chuộng ngoại vẫn quá lớn. Không phủ nhận là chất lượng game nội còn chưa được như thế giới. Nhưng khách quan mà nói, mọi thứ đều cần một sự khởi đầu. Những tựa game đã hoàn chỉnh như Thuận Thiên Kiếm, đáng nhận được một sự ngưỡng mộ. Bởi quan trọng hơn tất cả là nó đã ra đời. Làm được một game xong, chạy được, kinh doanh được, khó khăn vô cùng", anh Nguyễn Tuấn Huy, trưởng dự án 7554 tâm sự.
Nhiều studio còn rất khó khăn về tài chính, họ cần sự ủng hộ về mặt tinh thần.
Không chỉ Emobi Games, rất nhiều studio phát triển game Việt cũng luôn e ngại mỗi khi muốn giới thiệu sản phẩm của mình ra công chúng. Họ đứng trước nỗi sợ rằng nếu trò chơi còn gì đó thiếu sót (đặc biệt là về đồ họa) thì chắc chắn sẽ bị "ném gạch đá tập thể", đây là điều khó trách được vì gamer trong nước có một đặc tính là không cần biết sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa, cứ thấy so với các game nổi tiếng ngoài nước mà kém là lập tức mỉa mai.
Phải biết rằng, để gắn bó được với niềm đam mê làm game là điều không hề dễ dàng. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có tiềm lực và được đầu tư lớn tới hàng chục tỷ đồng, đa phần các nhóm sản xuất đều phải huy động vốn cá nhân hoặc vận động các tổ chức tài trợ, họ cũng rất mơ hồ về tương lai của mình. Vì thế khi nhìn thấy các đồng nghiệp hoặc chính sản phẩm đầu tay bị cư dân mạng chê bai, ai ai cũng phải xót xa, dần dần dẫn tới tâm lý tự ti - "sợ Tây".
Trình độ kỹ sư nội địa không phải là thua kém nước ngoài toàn diện.
"Cộng đồng phát triển game Việt rất cần một thái độ tự tin, nhưng tránh ảo tưởng. Tự tin, để không đến mức cứ thấy Tây là sợ. Có người thì bảo, không bằng được thì thôi, đừng làm. Cũng đúng, nhưng nếu vậy, bao giờ ta mới làm ? Không bắt đầu, thì không thể nào có ngày đuổi kịp họ được. Chưa nói là ta phải vừa làm vừa chạy, mới mong khoảng cách ngày càng gần hơn", đại diện Emobi Games chia sẻ thêm.
Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những người mang tâm lý bài hàng nội, vẫn còn không ít cá nhân tỏ rõ thái độ ủng hộ tuyệt đối. Điều này thể hiện rõ ràng vì sự quan tâm đối với các tựa game "made in VN" là rất lớn, ngay như SQUAD, sau khi VTC Studio đưa ra thử nghiệm với vô số thiếu sót nhưng ngày ngày người chơi vẫn thi nhau góp ý giúp họ hoàn thiện hơn.
Ngoài ra một số dự án thuần Việt mang chất lượng yếu kém thực sự, đến nỗi cộng đồng dù rất muốn ủng hộ nhưng dù sao họ cũng là khách hàng, mà khách hàng thì khó chấp nhận một món đồ quá chênh lệch so với nước ngoài, lúc này không thể nói là họ "sợ Tây" được. Nói cách khác, ít ra sản phẩm của chúng ta cũng phải bằng 70, 80% hàng ngoại nhập thì mới mong được số đông chấp nhận.
Cần bài trừ tâm lý "chuộng ngoại, chê nội" một cách mù quáng để game Việt phát triển.
Ngành game Việt đang không nhận được sự quan tâm và úng hộ một cách khách quan từ xã hội. Game là một ngành công nghiệp có giá trị hàng chục tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu, và không phải đất nước nào cũng có tên trong bản đồ sản xuất game. Vì thế nếu khai thác được mảng thị trường này sớm, chúng ta mới thực sự khai thác được 100% tiềm năng của kỹ sư nội địa.
Mà muốn khai thác được, điều đầu tiên là cần bỏ chứng "sợ Tây" trong gamer lẫn giới làm game Việt.
Theo PLXH
Tôi muốn được "hư hỏng" hết mình! Tôi muốn thác loạn hết mình để trở thành một người hư hỏng... chỉ như vậy tôi sẽ không bị đàn ông rời xa và chán ngắt Tôi là một cô gái có nhan sắc và trình độ, lại được sinh ra trong một gia đình gia giáo, nề nếp, khá giả và hạnh phúc. Nhìn bề ngoài ai cũng đánh giá tôi...