Hộp đen ô tô là gì? Hộp đen ô tô có công dụng gì?
Hộp đen ô tô là thiết bị giám sát hành trình được gắn trên các loại xe ô tô với mục đích lưu trữ thông tin lộ trình của chiếc xe khi tham gia giao thông.
Hộp đen ô tô là gì?
Như chúng ta thường thấy, trong các vụ tai nạn, cơ quan điều tra luôn tìm kiếm hộp đen để kiểm tra lại tất cả dữ liệu nhằm xác định nguyên nhân xảy ra va chạm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hộp đen là gì và tác dụng của thiết bị này như thế nào? Trong bài viết này, Oto.com.vn sẽ giải đáp các thắc mắc trên 1 cách chi tiết nhất.
Hộp đen ô tô còn được biết đến với tên gọi khác là hộp đen định vị GPS, là thiết bị giám sát hành trình. Đây là thiết bị được gắn trên các loại xe ô tô để lưu trữ tất cả mọi thông tin về chuyến hành trình của chiếc xe khi lưu thông trên đường.
Hộp đen ô tô được thiết kế phù hợp với từng loại phương tiện khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nó có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 4×10cm và được tích hợp gọn gàng vào động cơ xe. Thiết bị này được thiết kế vô cùng chắc chắn, trong đó vỏ hộp đen được làm bằng kim loại có khả năng chống được lực va đập mạnh cũng như chống sốc rất tốt. Đặc biệt, thiết bị này vẫn có thể bảo toàn nguyên vẹn mọi thông tin trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả khi ở nhiệt độ tăng cao đến 80C.
Hộp đen ô tô là thiết bị giám sát hành trình, có vai trò lưu trữ thông tin lộ trình của chiếc xe
Vị trí lắp đặt của hộp đen ô tô không cố định, nó khá linh hoạt và tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên, hộp đen ô tô phải được đặt ở vị trí hợp lý và đặc biệt không ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Thường thì hộp đen ô tô hay được lắp đặt ở khoang lái, phía bên ghế phụ.
Hộp đen ô tô hiện nay chủ yếu có 2 loại, bao gồm loại hộp đen có dây và không dây. Tuy nhiên, loại hộp đen không dây hiện được sử dụng phổ biến hơn cả do có nhiều ưu điểm như giá cả hấp dẫn, dễ lắp đặt, thuận tiện sử dụng và khá bền. Nhưng cần lưu ý kiểm tra lượng pin thường xuyên để tránh tình trạng hết pin.
Hộp đen ô tô sẽ được kết nối với hệ thống máy chủ và được quản lý trực tuyến thông qua trung tâm giám sát SMS/GPRS/GPS. Người sử dụng xe sẽ theo dõi thiết bị này qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Hộp đen ô tô sẽ cập nhật và hiển thị tất cả mọi thông tin hành trình về màn hình trung tâm và người dùng sẽ dễ dàng giám sát hơn.
Cấu tạo cơ bản của hộp đen ô tô
Thông thường, hộp đen ô tô bao gồm 5 bộ phận cơ bản sau:
Chíp định vị GPS: Chíp định vị GPS giúp xác định đúng tọa độ của phương tiện trên bản đồ vệ tinh.Ăng – ten GSM: Ăng ten này giúp cho quá trình truyền thông tin dữ liệu và giám sát được diễn ra liên tục.Bộ phận vi xử lý: Bộ phận này có vai trò thu nhận các thông tin về trạng thái của chiếc xe.Màn hình hiển thị và cảnh báo: Mọi thông tin về tình trạng của xe, thực trạng lưu thông trong chuyến hành trình sẽ được cập nhật lên màn hình hiển thị trong khi đó còi sẽ đưa ra cảnh báo nếu như xe di chuyển quá tốc độ.Bộ phận thu nhận thông tin lái xe: Đây là bộ phận nắm vai trò quan trọng của hộp đen ô tô, bao gồm đầu đọc thẻ lái và thẻ nhận dạng lái xe. Công dụng của hộp đen ô tô
Hộp đen ô tô có tác dụng lưu trữ, giám sát mọi thông tin hành trình của xe khi tham gia giao thông, cụ thể:
Video đang HOT
Thông tin của chiếc xe và tài xế như: biển số xe, trọng tải, giấy phép lái xe…Định vị vị trí của chiếc xeXác định được vận tốc, quãng đường di chuyển của xeHiển thị thông tin về địa điểm, vị trí dừng, đỗ xeQuản lý lượng tiêu thụ nhiên liệuKết nối với camera giám sát để quản lý số hành khách trên xe, quản lý tài xế
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, với những công dụng trên, hộp đen ô tô được các hãng kinh doanh vận tải đặc biệt chú trọng lắp đặt cho các phương tiện của mình để thuận tiện hơn trong việc quản lý. Và theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
Theo quy định, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải lắp đặt hộp đen
Xe kinh doanh vận tải không trang bị hộp đen ô tô sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Tại khoản 3, Điều 24, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Ngoài ra, khoản 4, Điều 28 của NĐ 46/2016/NĐ-CP cũng quy định:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
c) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
đ) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;
Đồng thời, theo điểm đ, Khoản 4, Điều 22 của Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định: Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 1 tháng của xe ô tô vận tải hàng hóa không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Theo DDDN
Gắn thêm thiết bị cho ô tô không đúng cách tính mạng tài xế luôn bị đe dọa
Nhiều người hiện nay thường gắn thêm các thiết bị cho ô tô để thỏa mãn nhu cầu của mình tuy nhiên không phải thứ gì cũng có thể gắn vì có thể làm hư hỏng xe, mất an toàn.
Hiện nay cụm từ "độ xe" không còn quá xa lạ với nhiều người đặc biệt là những người sở hữu ô tô riêng và thích thể hiện cá tính bản thân. Bằng việc gắn các thiết bị hoặc đồ chơi vào xe ô tô chủ nhân chiếc xe có thể thỏa mãn nhu cầu độc đáo của mình. Tuy nhiên điều gì cũng có hai mặt buộc tài xế phải hết sức lưu ý để không làm hư hại chiếc xe của mình.
Thực tế, việc gắn thêm các thiết bị trên xe ô tô để việc lái xe được an toàn hơn là cần thiết, nhưng có một số thiết bị được chuyên gia tư vấn là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm cho người lái. Khi tham gia giao thông trên đường, không ít tài xế gặp nhiều khó khăn để có thể xoay sở với tình trạng tắc đường, hay luồn qua những đoạn đường nhỏ hẹp, nhất là những người đang trong thời kỳ đầu lái xe. Do đó tài xề nên tránh một số các thiết bị dưới đây:
Gắn các thiết bị không cần thiết lên ô tô có thể gây nguy hiểm tính mạng
Có thể gây chập cháy nếu dùng nguồn điện ắc quy bừa bãi cho các thiết bị
Chỉ cần từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, các lái xe ô tô đã có thể có nhiều "thiết bị tiện nghi" ngay trên xe thông qua ổ cắm điện ắc quy.
Anh Nguyễn Văn Tân cho biết, vì cả nhà anh thường xuyên đi xe ô tô nên cần các thiết bị hỗ trợ. Thấy trên thị trường bán các loại máy dùng cho ô tô nên anh mua dùng.
Theo anh Tân, mỗi lần đi xa cùng gia đình và con nhỏ, vợ anh thường nấu nước nóng hay hâm cháo cho con ngay trên xe thông qua máy nấu. Khi dừng xe cần vệ sinh thì sử dụng máy hút bụi cắm sạc. Còn sạc điện thoại hay máy tính vẫn sử dụng nguồn điện này thường xuyên. Thậm chí, vào mùa hè có thể làm đá bằng thiết bị làm lạnh dành cho ô tô. Tuy nhiên, điều đáng nói chính là ắc quy hết nhanh bất thường. Đã nhiều lần phải thuê cứu hộ kéo xe vì không thể nổ máy khởi động. Khi đi kiểm tra, các chuyên gia cho biết, xe bị chập điện, hết ắc quy vì sử dụng các thiết bị hỗ trợ lấy nguồn điện ắc quy một cách bừa bãi.
Hiện trên thị trường có nhiều thiết bị, phụ kiện đi kèm dành cho xe ô tô thông qua sử dụng nguồn điện ắc quy. Đó có thể là các thiết bị như sạc điện thoại dành cho các loại máy nấu nước nóng hay hâm thức ăn, máy hút bụi, máy nghe nhạc mp3... Điều đáng nói, các thiết bị này gần như không được bán thông qua hãng sản xuất xe hay các cơ sở uy tín. Thay vào đó, thiết bị chỉ được bán ở chợ trời, các cửa hàng đồ chơi dành cho xe hơi.
Ổ cắm xe ắc quy lấy điện từ nguồn ắc quy nên sử dụng cần có sự cân nhắc. Điện từ ắc quy lớn, nhưng khi dẫn đến ổ cắm đã được chuyển nhỏ đi. Theo đó, nguồn điện ở đây chỉ 12V.
Việc nhiều lái xe sử dụng một cách bừa bãi các thiết bị hỗ trợ thông qua nguồn điện này rất ảnh hưởng đến ắc quy cũng như gây nên nguy cơ chập cháy xe. "Sử dụng không chú trọng có thể gây nên xảy ra đoản mạch và cháy dây dẫn. Ngoài ra, dùng không đúng gây nên tiêu hao nguồn điện ắc quy, tuổi thọ kém. Trong khi đó, các mặt hàng trôi nổi, nhập lậu trên thị trường không đảm bảo chất lượng chắc chắn sẽ không đảm bảo cường độ dòng điện ổ định hoặc như quy định cho phép.
Để tránh cho ắc quy khỏi bị hết điện, không được dùng ổ điện lâu hơn mức cần thiết khi động cơ không nổ máy. Đóng nắp ổ điện khi không sử dụng. Cắm vật lạ ngoài phích cắm thích hợp hoặc để chất lỏng chảy vào ổ điện sẽ gây ra hỏng hóc hoặc chập điện.
Không nên gắn hệ thống định vị toàn cầu vào ô tô gây mất tập trung
Việc lắp thêm những thiết bị hoặc đồ chơi vào xe có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, tai nạn cao. Một là, các nhà sản xuất phương tiện khuyên rằng, chủ xe con hoặc xe tải không nên gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào xe. Mặc dù hệ thống GPS có thể cho biết điểm cần tới và tiện lợi hơn nhiều một chiếc bản đồ trong khi đang đi trên đường. Tuy nhiên, đây lại là nhân tố gây mất tập trung bậc nhất.
Sử dụng GPS gây hạn chế tầm nhìn
Một nghiên cứu của hãng bảo hiểm Privilege Insurance cho thấy, 19% người sử dụng GPS bị mất tập trung khi điều khiển ô tô, trong khi chỉ 17% mất tập trung khi sử dụng bản đồ. Mặc dù sự mất tập trung này có thể hạn chế đáng kể thông qua việc thực hành trước với GPS và lập trình đường đi dự kiến trước khi xuất phát, song các thiết bị GPS lắp thêm vẫn tạo ra 2 hiểm họa: hạn chế tầm nhìn và nguy cơ mảnh vỡ găm vào người khi tai nạn.
Lắp màn hình trên táp-lô ảnh hưởng tới người vận hành
Hai là màn hình trên táp - lô cũng là nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ cao khi lái xe. Báo cáo của hãng Nielsen cho thấy, trung bình một người Mỹ xem truyền hình 151 giờ mỗi tháng, tương đương với khoảng 5 giờ mỗi ngày vì thế nhiều người muốn lắp màn hình trên ô tô của họ. Những âm thanh, hình ảnh... sẽ gây mất tập trung, ảnh hưởng tới người vận hành xe. Nhiều bang ở Mỹ thực thi quy định cấm này. Rõ ràng, việc không xem truyền hình khi đang điều khiển xe giúp bạn an toàn hơn nhiều.
Gắn kính màu làm hư hại nội thất
Ba là không nên gắn kính màu. Các cửa kính màu không chỉ ngăn 65% nhiệt lượng của ánh sáng mặt trời và 99,9% tia cực tím làm hư hại nội thất, mà nhiều chủ xe còn cho rằng với kính màu, họ được riêng tư với không gian riêng của mình. Nguy cơ không chắc chắn hơn, song không kém phần nguy hiểm là kính màu làm giảm tiếp xúc giữa mắt với người bộ hành và những lái xe khác.
Theo VietQ
Châu Âu chấm điểm tính năng phát hiện bỏ quên trẻ em trên ô tô Chương trình đánh giá xe Châu Âu (Euro NCAP) từ năm 2022 sẽ áp dụng cấp đánh giá cho ô tô có thiết bị phát hiện trẻ em bị bỏ quên. Hạn chót theo Euro NCAP sẽ bắt đầu từ năm 2022, họ sẽ bắt đầu trao điểm đánh giá cho xe có tính năng phát hiện sự hiện diện của trẻ em....