Hộp đen của MH17 sẽ tiết lộ những gì?
Sau khi hai hộp đen của máy bay MH17 được quân li khai Ukraina trao lại cho phía Malaysia, dư luận chung bắt đầu quan tâm chúng lưu chứa những thông tin gì và có bị xâm phạm hay không.
Theo hãng tin Business Insider, hai hộp dữ liệu đã nằm trong tay quân nổi dậy Ukraina một khoảng thời gian sau khi máy bay bị bắn rơi. Dữ liệu bên trong sẽ là một chỉ dấu cho biết những gì thực sự xảy ra với chiếc Boeing 777 nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu chúng có bị can thiệp?
Hiện trường máy bay MH17 rơi ở đông Ukraina. (Ảnh: AP)
Các máy bay thương mại luôn được gắn hộp ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và hộp ghi hội thoại buồng lái (CVR) – gọi chung là hộp đen. Thiết bị này được thiết kế sao cho có thể chịu lực tác động từ bất kỳ vụ tai nạn nào, cũng không bị ảnh hưởng bởi lửa và nước. Điều đó có nghĩa là sẽ có cơ hội tốt để thu thập dữ liệu về MH17.
Giờ đây, gần như tất cả các máy bay đều được gắn hộp đen kỹ thuật số nên mọi dữ liệu bay được trữ trong một bộ nhớ. Trước khi cất cánh, thiết bị này được cài đặt lại, lưu trữ hai giờ dữ liệu và cứ thế được ghi đè liên tiếp trong suốt chuyến bay. Vì vậy, hộp đen sẽ ghi lại những gì diễn ra trong 2 giờ bay cuối cùng trước tai nạn.
Hộp đen ở buồng lái lưu lại mọi liên lạc trong chuyến bay, gồm tất cả thông tin truyền qua lại với kiểm soát không lưu, thảo luận giữa tổ lái, thông báo của buồng lái và hội thoại của bất kỳ ai tiến vào đó.
Thông tin trong hộp đen được đề rõ thời gian và sau một vụ tai nạn nó có thể cung cấp tư liệu quý giá về những gì đã xảy ra, thậm chí ở một cấp độ nào đó còn cho biết suy nghĩ của tổ lái khi xử lý tình huống khẩn cấp.
Video đang HOT
Việc tìm thấy FDR và CVR đóng vai trò then chốt cho bất kỳ cuộc điều tra nào. Bình thường, chúng được bảo vệ chặt chẽ và được đưa tới một phòng thí nghiệm quy chuẩn để phục hồi dữ liệu. Ngay khi các dữ liệu được sao chép xong, hộp đen coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng vào nguyên trạng của dữ liệu ban đầu và tiến trình sao chép là rất quan trọng. Dữ liệu được lấy ra từ hộp đen được phân tích để tái hiện vài phút cuối cùng của chuyến bay hoặc kiểm tra hoạt động của tổ lái.
Một điểm gây lo ngại trong vụ MH17 là nguyên trạng của quá trình khôi phục dữ liệu do kết quả của cuộc điều tra có thể chịu tác động chính trị. Danh tiếng của một hãng hàng không, thậm chí cả nhà sản xuất máy bay, cũng có thể bị ảnh hưởng.
Có một số điểm mà tiến trình phục hồi dữ liệu của hộp đen dễ bị tổn thương.
Thứ nhất, một hộp đen có thể bị thay thế bằng một hộp chứa dữ liệu khác. Quân nổi dậy Ukraina khó có thể làm được điều này trong một khoảng thời gian ngắn nhưng họ có thể đổi được nhãn và biển số để làm một hộp thay thế giống y như thiết bị gốc.
Bên cạnh đó, dữ liệu được lưu trong bộ nhớ của hộp đen có thể bị xóa, bị ghi đè lên hoặc bị chỉnh sửa để cung cấp một chuỗi sự kiện khác. Dữ liệu trong hộp đen không được mã hóa nên việc ghi đè lên bộ nhớ khá dễ dàng.
Tương đối chắc chắn là hộp đen MH17 sẽ cho thấy máy bay này bị hỏng cấu trúc chính, hỏng động cơ, hỏa hoạn, nổ bên trong hay bị trúng tên lửa. Nó cũng hé lộ hướng và lực của bất kỳ tác động nào như vậy.
Tuy nhiên, giả sử quân li khai can thiệp vào hộp đen thì cũng rất khó thấy họ có được những lợi ích nào từ việc giấu giếm hoặc xâm phạm dữ liệu. Lực lượng này đã bị theo dõi sát sao và bị tình nghi di chuyển các hộp đen khỏi hiện trường mà không được phép, vì vậy họ hẳn biết rõ rằng dữ liệu trong hai hộp này sẽ được phân tích rất kỹ lưỡng.
Nhưng dù hộp đen MH17 chứa thông tin nào và có bị can thiệp hay không thì những gì phơi bày tại hiện trường đã nói lên mức độ của thảm họa này. Lực nổ, những mảnh vỡ tên lửa và thiết bị nổ in hằn trong khung máy bay sẽ được các nhà khoa học phân tích, từ đó có thể xác định được kiểu loại và nhà sản xuất tên lửa được bắn đi.
Xâm phạm bằng chứng ở quy mô này là một điều khó có thể làm được.
Theo Vietnamnet
Chuyện gì xảy ra với chuyến bay MH17 khi bị tên lửa bắn trúng?
Truyền thông Mỹ ngày 22/7 dẫn lời một quan chức cao cấp của tình báo Mỹ cho biết không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Nga dính líu trực tiếp vào vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines.
Hình ảnh vệ tinh của Mỹ chụp hiện trường vụ rơi máy bay MH17 (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, theo tờ New York Post, quan chức này vẫn khẳng định, căn cứ vào hình ảnh vệ tinh, mảnh vỡ của máy bay cũng như các bài viết trên mạng xã hội của lực lượng ly khai Ukraine, nhiều khả năng cho thấy lực lượng này đã sử dụng tên lửa đất đối không BUK (Mỹ và NATO gọi là SA-11) bắn hạ máy bay Boeing 777-200.
Justin Bronk, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Royal United (RUSI), đã cho tờ MailOnline biết rằng quả tên lửa SA-11 (Buk) được dùng để tấn công máy bay có thiết bị bắt bám mục tiêu và được lập trình để nổ gần máy bay. Cú nổ sẽ làm bắn ra các mảnh vỡ tên lửa giống như những thanh thép, xé rách toạc thân máy bay.
"Các mảnh vỡ sẽ bắn vào cánh, động cơ, bình chứa nhiên liệu, đốt cháy nhiên liệu. Một chiếc máy bay cỡ lớn thường được tăng áp suất lên rất cao để cho phép con người thở bình thường ở độ cao lớn. Vì thế khi trúng lên lửa, nó sẽ nổ tung ngay lập tức" - Bronk nói - "Gần như chẳng có ai trên MH17 biết chuyện gì đang xảy ra. Nếu không tử vong ngay, họ cũng sẽ bất tỉnh chỉ trong nháy mắt".
Theo các chuyên gia quân sự, 298 hành khách đi trên chuyến bay MH17 có thể đã chết ngay hoặc ngất xỉu sau khi chiếc máy bay bị trúng tên lửa.
"Bạn phải nhận những lực khủng khiếp khiến cho việc sống sót là gần như không thể" - James Vosswinkel, chuyên gia chấn thương và chăm sóc hậu phẫu tại Đại học bang New York nói với trang tin Bloomberg - "Chẳng ai còn tỉnh táo hoặc cảm thấy máy bay đang rơi".
Vosswinkel đã lãnh đạo một nghiên cứu về vụ tai nạn của chiếc máy bay mang số hiệu TWA 800, đã phát nổ và rơi xuống Long Island, New York vào năm 1996.
Thi thể của 230 hành khách trên TWA 800 được thu hồi từ biển và người ta không thấy nước trong phổi họ, cho thấy họ đã chẳng còn sống khi chạm mặt nước.
Một điều tra viên quốc tế xem xét phần đầu của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 rơi ở Ukraine (Nguồn: AP)
Bill Waldock, một giáo sư về khoa học an toàn ở Đại học hàng không, không gian Embry-Riddle, đã nói với Bloomberg rằng các chứng cứ ở hiện trường cho thấy tên lửa đã bắn trúng gần đuôi máy bay và khiến nó vỡ tung.
"Quả tên lửa đó dùng một cơ chế kích nổ dựa trên khoảng cách và chỉ phát nổ khi ở gần mục tiêu" - Waldock nói - "Đầu đạn sẽ giống như một viên đạn súng săn khổng lồ, bắn vô số mảnh vỡ xuyên qua máy bay. Không rõ nó có trúng thân máy bay không, nhưng một khi đã mất đuôi, anh không thể điều khiển máy bay. Ngoài ra vụ nổ còn gây giảm áp, làm hình thành rất nhiều lực G, ép chặt người ta vào ghế ngồi".
Waldock, người đã nghiên cứu gần 2.000 vụ rơi máy bay nói rằng trong khi phải mất vài phút để máy bay rơi xuống đất từ độ cao 10.000 mét, tình trạng thiếu ô xy có thể khiến bất kỳ ai sống sót sau vụ nổ ban đầu bất tỉnh"./.
Theo Vietnam
Australia dùng máy bay quân sự chở thi thể nạn nhân về nước Chính phủ Australia đã quyết định điều động một máy bay quân sự C-17 của Không quân nước này tới Hà Lan và Ukraine để đưa thi thể các nạn nhân người Australia trong vụ rơi máy bay MH17 trở về nước. Máy bay quân sự C-17. (Nguồn: wiki) Hãng thông tấn Fairfax Media của Australia ngày 23/7 cho biết máy bay vận...