Họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ‘nóng’ vì chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Điều khiến các nhà lãnh đạo thế giới bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ quan tâm hơn cả chương trình hạt nhân Triều Tiên hay tình hình chiến sự Syria là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên toàn cầu.
Theo Bloomberg, các lãnh đạo từ châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á bày tỏ mối lo ngại về căng thẳng thương mại lên cao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi Washington và Bắc Kinh đánh thuế hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau và không cho thấy nhiều dấu hiệu một cuộc đối thoại hiệu quả sẽ diễn ra cho đến khi kết thúc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.
Vòng thuế trừng phạt mới của Mỹ – Trung có hiệu lực từ 24/9 với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và 60 tỷ USD hàng Mỹ bị đánh thuế. (Ảnh minh họa: Dionne Gain)
“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại tăng cường đang đe dọa đến hệ thống thương mại đa phương đã được thống nhất tại Marrakech năm 1994 cũng như tại Doha năm 2001″ – Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói tại Hội đồng quan hệ quốc tế ngày 24/9. “Chúng ta cần củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ và nhanh chóng chuyển đổi các tổ chức đa phương và cấu trúc quản trị toàn cầu khác cho phù hợp với thực tế hiện tại của thế kỷ 21″.
Theo Bloomberg, những lo ngại về thương mại hiếm khi được đặt ra tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi gần 200 lãnh đạo thế giới tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính trị trong nước và khủng hoảng lớn toàn cầu như chiến tranh Syria hay khủng hoảng tị nạn ở châu Âu. Dù vậy, thương mại lần này dường như đã trở thành chủ đề không ngờ đến.
Video đang HOT
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hồi tháng 7 cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ thấp hơn 0,5% trong vòng 2 năm tới nếu Mỹ tiếp tục thực hiện tất cả lời đe dọa đánh thuế của mình, khiến các nước khác đáp trả và thắt chặt điều kiện tài chính đối với đầu tư doanh nghiệp.
Tổng thống Argentina Mauricio Macri trả lời Bloomberg rằng rạn nứt giữa Mỹ – Trung là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi năm 2018, bao gồm cả thị trường Argentina. Trong khi đó, một quan chức Hàn Quốc cấp cao cho rằng xung đột thương mại sẽ tiếp tục đến hàng thập niên khi cả hai quốc gia trên vẫn tiếp tục đánh giá sai lầm về nhau.
Dù vậy, không phải tất cả tin tức thương mại hiện tại đều là tin xấu. Một ngày trước khi phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một thỏa thuận thương mại với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, thỏa thuận Nhà Trắng từng phản đối dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên các nhà phân tích thương mại cho rằng nó sẽ không đem lại nhiều ảnh hưởng.
(Nguồn: Bloomberg)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga tiết lộ hành tung của tiêm kích Israel sau khi trinh sát cơ Il-20 bị bắn hạ
Nga khẳng định máy bay Israel tiếp tục tuần tra ở ngoài khơi bờ biển Syria sau khi chiếc Il-20 của Nga bị bắn hạ, bác bỏ tuyên bố của Không quân Israel nói rằng chiến cơ của họ trở về không phận Israel vào thời điểm xảy ra sự cố.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov trong buổi họp báo hôm 24/9 cung cấp các dữ liệu mới thu được từ hệ thống phòng không S-400 tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở tỉnh Latakia.
Theo dữ liệu này, hệ thống phòng không của Syria đã nhắm vào một chiếc F-16 của Israel trước khi đột ngột thay đổi mục tiêu và bắn trúng trinh sát cơ Il-20 của Nga.
Dữ liệu radar của hệ thống phòng không S-400 của Nga cho thấy vị trí của 4 chiếc F-16 của Israel (màu vàng), tên lửa phòng không của Syria (màu đỏ), và máy bay Il-20 của Nga (xanh lục) tại thời điểm trinh sát cơ Nga bị bắn ha.
"Những hình ảnh radar cho thấy rõ hướng bay của tên lửa phóng đi từ hệ thống S-200 của Syria cũng như vị trí của máy bay Nga và Israel. Rõ ràng là tên lửa đang nhắm vào máy bay Israel nhưng sau đó đã đột ngột đổi hướng và khóa mục tiêu với mặt cắt radar lớn hơn và di chuyển với tốc độ chậm hơn là chiếc Il-20 của Nga lúc đó đang chuẩn bị hạ cánh. Chiến cơ của Israel đã sử dụng hiệu quả Il-20 của Nga làm tấm khiên chắn khỏi cuộc tấn công sau đó đột ngột thay đổi độ cao và hướng bay", ông Konashenkov nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, dữ liệu cho thấy sau khi trinh sát cơ Nga bị bắn hạ, tiêm kích F-16 của Israel vẫn tiếp tục tuần tra ở ngoài khơi bờ biển Syria, trái ngược tuyên bố trước đó của không quân Israel rằng máy bay của họ đã trở về không phận Israel vào thời điểm xảy ra sự cố.
"Những dữ liệu radar này chứng minh rằng không quân Israel phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc Il-20 bị bắn hạ. Tất cả những tuyên bố Israel phủ nhận không liên quan đến sự cố cướp đi mạng sống của 15 quân nhân Nga là không thể chấp nhận", ông Konashenkov cho biết thêm.
Hôm 23/9, Bộ Quốc phòng Nga đã trình bày một báo cáo tiết lộ chi tiết các tình tiết liên quan tới vụ Il-20 bị bắn hạ. Matxcơva khẳng định không quân Syria chỉ gửi cảnh báo tới máy bay Nga 1 phút trước khi triển khai đợt không kích cũng như cung cấp thông tin sai lệch về mục tiêu ở Syria. Điều này khiến cho máy bay Nga không đủ thời gian để di chuyển tới vị trí an toàn.
Một ngày sau đó, 24/9, Nga tuyên bố sẽ triển khai hệ thống S-300 cho Syria nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Damascus ngăn Tel Aviv tiếp cận không phận.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau tuyên bố này, Tổng thống Putin cho rằng đây là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất cứ mối đe dọa tiềm năng nào đối với lực lượng Nga được triển khai tới Syria.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ trừng phạt cơ quan quân sự Trung Quốc: Bắc Kinh tức giận, Nga nói Mỹ đang 'đùa với lửa' Bắc Kinh và Matxcơva phản ứng trước thông báo của Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên một cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga. Trung Quốc ngày 21/9 cảnh báo Mỹ nên rút lệnh trừng phạt với tổ chức quân sự nước này vì mua vũ khí Nga, nếu...