Hợp ca tranh tài: Thiếu cá tính để bùng nổ
Không có ban giám khảo làm nóng sân khấu, dàn hợp ca được thu âm sẵn tới 2/3 phần hợp xướng, chỉ còn vài giọng solo chính và các chiêu trò trong vũ đạo, đã qua ba đêm thi rồi mà Hợp ca tranh tài vẫn thiếu sắc để bùng nổ.
Rời rạc và kém sắc
Tranh thủ sự ủng hộ của khán giả vùng miền, nhất là khán giả 7 tỉnh, thành phố nơi có đội hợp ca đang tranh tài, cuộc thi truyền hình thực tế này những tưởng sẽ là một cuộc chiến rất thú vị trên sàn thi đấu ca hát không chỉ của 7 dàn hợp xướng mà còn của fan hâm mộ 7 giọng ca cá tính và ăn khách tham gia chương trình.
Nhưng, 3 đêm thi đã trôi qua, 2 đội đã bị loại, mà Hợp ca tranh tài vẫn mang đến cảm giác thiếu tâm lý chiến và sự rời rạc trong từng đội hợp ca.
Trước khi Hợp ca tranh tài được phát sóng, chương trình này (tên bản quyền của Thụy Điển là Clash of the Choirs) vốn là một show truyền hình thực tế rất ăn khách tại kênh NBC từ năm 2007. Có tới 13 nước đã mua bản quyền phát sóng và Việt Nam là nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sở hữu bản quyền chương trình này.
Được coi là một show truyền hình thực tế, nhưng tất cả những gì được phát sóng trực tiếp trên sân khấu, tại Việt Nam, lại mang đến một cảm giác dối lừa hơn là thực tế. Các thí sinh tập luyện thế nào, kết hợp ra sao, thể hiện vai trò của mình trong dàn hợp ca thế nào… dường như không được chú trọng tới. Tất cả, chỉ được ngã ngửa khi trong đêm đội Thanh Hóa của Phương Thanh bị loại, MC Nguyên Khang đọc những lời nhận xét từng đội, có đôi điều nói về sự yếu thế trong việc đoàn kết và ăn ý – một điều rất quan trọng khi đứng trong dàn hợp ca của một vài đội. Không rõ, điều này có ý nghĩa quyết định gì không với khán giả, khi những gì được coi là thực tế nhất để một tiết mục lên sân khấu, lại quá mờ nhạt.
Làm đúng phiên bản của Thụy Điển, 7 ca sĩ về quê tuyển chọn dàn hợp ca chừng 15 thành viên để thi thố tài năng, gom góp tiền làm từ thiện từ tin nhắn bầu chọn của khán giả và quyết chiến để giành giải thưởng giá trị tới nửa tỷ.
Nhưng, nhìn lại dàn hợp ca của 7 ca sĩ, sẽ thấy cái gì rất trúc trắc và rời rạc. Một vài dàn hợp ca như của Ngọc Anh, Đức Tuấn có những thành viên khá cao tuổi, tuy nhiên, khi chọn bài hát rất trẻ, với vũ đạo sôi động, các thành viên U50, U60 này thật trở nên đáng thương khi họ lóng ngóng và đứng trơ trên sân khấu, không ăn nhập được.
Video đang HOT
Và được coi là dàn hợp ca trực tiếp trên sân khấu, nhưng toàn bộ phần hợp xướng đã được thu âm sẵn, các thành viên lên sân khấu chỉ tập trung cho vũ đạo và để quyền hát cho 1, 2 cây solo chắc giọng nhất. Đến đoạn hợp xướng, các thành viên chỉ việc đớp mồm hát lips.
Các ca sĩ “vuốt đuôi” nhau
Hợp ca tranh tài cũng đang thể hiện sự nhạt và kém sắc khi một cuộc thi được trao toàn bộ quyền lực về tay khán giả nhưng khi công bố đội bị loại, đột lọt sâu vào trong lại hoàn toàn bỏ quên phần công bố số lượt bình chọn.
Đội Thanh Hóa của Phương Thanh và Buôn Ma Thuột của Siu Black bị loại, họ ra về với số tiền làm từ thiện có được từ số lượt khán giả bình chọn. Nhưng con số đó là bao nhiêu, không ai biết. Và họ cũng không hề nắm rõ, số lượt bình chọn của họ thấp hơn so với đội kế tiếp mình là ai để ra về bớt ngậm ngùi.
Các dàn hợp ca còn lại, cũng rơi vào tình trạng hoang mang khi không hề có chút thông tin, mình đang nằm ở vị trí nguy hiểm nào để vận động khán giả bình chọn bằng nhiều cách. Hoặc giả, ít nhiều họ cũng cảm thấy mình có ích cho quê hương với số tiền mà họ đang tích cực gom góp từ số lượng tin nhắn.
Một cuộc tranh tài không có ban giám khảo khiến nó cũng trở nên thiếu cá tính. Không có những lời nhận xét dí dỏm, không có những lời chê thẳng, khen thật… 7 ca sĩ lòng vòng nhận xét về nhau rất vuốt ve và tránh né. Vì thế, mà có tiến bộ hơn hay thụt lùi, hát phô hay chưa ăn nhập, vũ đạo đẹp mắt không… ai dám lên tiếng. Họ còn phải giữ ý cho nhau, thể hiện tinh thần fair play của mình trước khán giả.
Theo Vnmedia
Hợp ca Huế máu lửa một lần rồi thôi!
Sau cuộc chia tay của hai đội miền Trung là Thanh Hóa và Buôn Ma Thuột, đội đang nằm ở top nguy hiểm - hợp ca Huế của ca sĩ Mỹ Lệ quyết giành lại tình cảm của khán giả bằng một ca khúc tiếng Anh sôi động.
Bước vào đêm tranh tài thứ 3 với tâm trạng hồi hộp, hợp ca Hà Nội đã quyết định thay đổi phong cách quen thuộc của mình, Long Xuyên mang "con át chủ bài" nhạc kịch ra đọ sức, Huế tiếp tục gây bất ngờ với một ca khúc tiếng Anh sôi động, Quảng Ninh chuyển mình đột ngột từ "Stronger" sang "Xuân chiến khu" với mong muốn tạo sự khác biệt, Tp. Hồ Chí Minh ngày càng định hình phong cách quyến rũ và lôi cuốn hơn trong đêm tranh tài thứ 3 này.
Lọt top 2 nguy hiểm ở đêm công bố kết quả thứ 2, đội hợp ca Huế của ca sĩ Mỹ Lệ dường như đã nắm phần khó trong đêm thi thứ ba diễn ra tối qua. Sau phần ghi dấu ấn tượng với một ca khúc dân ca Huế đầy phong cách ở đêm thi thứ 2, lần này, hợp ca Huế chọn một ca khúc tiếng Anh rất máu lửa thể hiện tinh thần thể thao để khuấy động sân khấu Hợp ca tranh tài.
Với tinh thần phải hát cho cả miền Trung (cho Thanh Hóa và Buôn Ma Thuột đã bị loại), Mỹ Lệ quyết đổi mới dàn hợp ca của mình bằng ca khúc "Wavin" flag" của K"na. Nhưng, dường như, Mỹ Lệ đang chơi ván chơi cuối cùng, máu lửa một lần rồi thôi khi chọn một ca khúc khó. Tuy hát bốc lửa, với màn vũ đạo có cả sự tham gia của đội trưởng Mỹ Lệ, những cô gái xứ Huế vẫn không làm nên sự máu lửa trên sân khấu vì vấp một bài hát có nhiều thứ tiếng. Cuộc vượt khó, chinh phục khán giả của họ dường như không thành công. Nhưng ít nhiều, đội trưởng Mỹ Lệ cũng gửi được một thông điệp về tinh thần chơi fair play sau đêm thi mà chị nắm phần nhiều sẽ phải chia tay.
Đội thiếu cá tính, màu sắc nhất - hợp ca Hà Nội lần này cũng chọn cách đổi mới sang liên khúc "Quạt giấy - Guốc mộc" của Lưu Thiên Hương. Sau những ca khúc trầm lắng, có sự chiêm nghiệm của độ tuổi, thời gian, sự đổi mới này ít nhiều cũng mang đến một nét mới cho Hà Nội. Nhưng, với ca khúc đòi hỏi sự sôi động thì dàn hợp ca Hà Nội vẫn chưa toát ra được khí chất tươi trẻ của mình.
Trong khi đó, chọn đúng sở trường của mình, đội hợp ca Long Xuyên đã tái tạo lại vở kịch "Bóng ma trong nhà hát" lừng danh nhiều thế kỷ qua ca khúc "The Phantom of the Opera" của Andrew Lloyd Webber trong một đội hình đầy kiêu hãnh. Công phu và phức tạp là những gì mà đội Đức Tuấn mang đến cho khán giả.
Quảng Ninh và Tp. Hồ Chí Minh vẫn giữ được phong cách của mình đã định hình trong những tuần thi trước. Sau đêm tranh tài thứ hai gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, hợp ca Quảng Ninh quyết định thay đổi phong cách với một ca khúc được sáng tác trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh. "Xuân chiến khu" của nhạc sĩ Xuân Hồng do nhạc sĩ Thanh Tâm phối khí được hợp ca Quảng Ninh thể hiện duyên dáng và trẻ trung trong đêm thi thứ 3. Cách dàn dựng và phối khí "trẻ hóa" ca khúc kết hợp với những phần bè của 15 thành viên đội Quảng Ninh đã làm ca khúc "nhạc đỏ" này hào hùng, hoành tráng và không kém phần hấp dẫn. Sự mạo hiểm của hợp ca Quảng Ninh có lẽ đã rất đúng đắn trong đêm thi này.
Chọn "Đường cong", hợp ca Tp. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục phô diễn sự trẻ trung của mình. Trong đêm thi thứ 3 này, đội hợp ca của ca sĩ Phan Đinh Tùng đã cháy hết mình và một lần nữa khán giả thấy được sự cuồng nhiệt đầy sức trẻ của các thành viên đến từ thành phố Hồ Chí Minh.
Đêm công bố kết quả đội hợp ca thứ 3 phải nói lời chia tay khán giả sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20 tối thứ Sáu ngày 6/4/2012 trên kênh VTV3 đài truyền hình Việt Nam.
Theo Vnmedia
Ngọc Anh bỏ Đức Tuấn, khen ngợi Phan Đinh Tùng Ca khúc "Đường cong" của đôi hợp ca TP.HCM đã khiên nữ ca sĩ " Chuyên thường tình thê thôi" dường như bị mê hoặc và cô đã chuyên sự yêu thích dành cho đôi Phan Đinh Tùng thay vì Đức Tuân như trước. Phương Thanh và Siu Black lân lượt chia tay chương trình Hợp ca tranh tài, đã đê lại nhiêu...