Họp Ban soạn thảo xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự
Ngày 28/8 tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đã diễn ra cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu khai mạc.
Tham dự họp Ban soạn thảo xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) có đại biểu các Bộ, ngành gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Ngoại giao.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhấn mạnh vai trò của Thỏa thuận GCM trong việc thiết lập khuôn khổ hợp tác toàn cầu nhằm mục tiêu di cư vì sự phát triển. Trong bối cảnh di cư ngày càng tăng đem lại cơ hội cũng như thách thức cho tất cả các quốc gia, việc Việt Nam tham gia và triển khai Thỏa thuận GCM sẽ giúp giải quyết một cách hiệu quả và toàn diện hơn các vấn đề liên quan đến di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam.
Đại biểu tham dự họp ban soạn thảo xây dựng kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Video đang HOT
Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho rằng, để việc triển khai Thỏa thuận GCM trên thực tế phù hợp với luật pháp và điều kiện của Việt Nam, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Trên tinh thần đó, Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đóng góp tích cực nhằm xây dựng nội dung dự thảo Kế hoạch đảm bảo tính khả thi, khách quan và chính xác, đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách hiện nay về di cư quốc tế của Việt Nam.
Quán triệt chỉ đạo của Thứ trưởng Tô Anh Dũng, Ban soạn thảo đã thảo luận tích cực và đưa ra nhiều ý kiến xác đáng, thiết thực đối với bản dự thảo của Bộ Ngoại giao. Sau cuộc họp này, Bộ Ngoại giao, với tư cách là cơ quan chủ trì, xây dựng Kế hoạch sẽ hoàn thiện dự thảo và lấy các ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Theo TG&VN
Long trọng Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 72 của Ấn Độ tại Hà Nội
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 72 của nước Cộng hòa Ấn Độ (15/8/1947-15/8/2019).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tham dự Lễ kỷ niệm, có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung ; Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Công Tạc cùng các vị đại sứ, đại diện các đoàn Ngoại giao nước ngoài, trưởng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành của Việt Nam, đông đảo những người bạn Việt Nam của đất nước Ấn Độ và những công dân Ấn Độ đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhiệt liệt chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ, đồng thời khẳng định "Nhân dân Việt Nam tự hào có người bạn lớn và thủy chung như Ấn Độ. Quan hệ hai nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, được các vị cha già dân tộc Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh đặt nền móng, và tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp".
Theo thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2016 đã mở ra một chương mới cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp này. Việt Nam rất vui mừng vì sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương thời gian gần đây. Hai bên đã trao đổi 4 đoàn cấp cao trong hơn 1 năm qua, thể hiện sự tin cậy chính trị cao và khuôn khổ hợp tác sâu sắc toàn diện giữa hai nước.
Quốc phòng, an ninh tiếp tục là lĩnh vực hợp tác hiệu quả, trong khi hợp tác kinh tế thương mại song phương phát triển rất nhanh. Ấn Độ tiếp tục là 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 14 tỷ USD và hướng đến mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD vào năm 2020. Hiện Ấn Độ có hơn 230 dự án đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, ngân hàng...
Hợp tác trong các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, văn hóa, giao lưu nhân dân cũng phát triển hết sức mạnh mẽ, đặc biệt, hai nước sẽ sớm có đường bay trực tiếp trong năm nay. Việt Nam cảm ơn Ấn Độ đã sớm ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma khẳng định mối quan hệ thân thiết giữa Ấn Độ và Việt Nam trong suốt những năm vừa qua.
Ngài Đại sứ nhận định: Trong quá trình phát triển, Ấn Độ và Việt Nam đã kết nối với nhau trong một mối quan hệ thật đặc biệt.
Đại sứ nhấn mạnh, đối với Ấn Độ, Việt Nam là một đối tác chủ chốt trong chính sách Hành Động Hướng Đông và tầm nhìn cho cả khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Ấn Độ chúc Việt Nam thành công khi trở thành Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào năm 2020, đồng thời mong muốn cùng hợp tác để đạt những mục tiêu chung giữa hai bên.
Đông đảo quan khách cùng nâng cốc chúc mừng tình hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, hai dân tộc, và cùng thưởng thức những món ăn ẩm thực truyền thống của đất nước Ấn Độ tươi đẹp.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung và các quan khách chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung và các quan khách chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Theo TG&VN
TP.HCM yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông trước các trường học Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các đơn vị phối hợp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông xung quanh các trường học. Cụ thể, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn cần: Tăng cường hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng giao thông...