Hongkong chuẩn bị Lễ kỷ niệm 15 năm ngày trở về Trung Quốc
Theo kế hoạch, ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ dự Lễ mít tinh này và Lễ nhậm chức Người đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong nhiệm kỳ 4.
Trước đó, ngày 29/6, tiếp tục chuyến thăm Hongkong và dự Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Hongkong trở về Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có cuộc gặp với Người đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong – Tăng Âm Quyền.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thị sát đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đóng tại Hongkong (ảnh: Tân Hoa xã)
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Hongkong trong 15 năm kể từ khi trở về Trung Quốc đến nay, nhất là thành công trong việc ứng phó với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng cường giao lưu hợp tác với các địa phương khác của Trung Quốc và thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh có hiệu quả.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thị sát đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đóng tại Hongkong; yêu cầu lực lượng quân đội đóng tại đây phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp cơ bản của Đặc khu hành chính Hongkong, thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật, đảm bảo kỷ cương trong quân đội, giữ vững an ninh chính trị tại địa bàn, đóng góp tích cực cho sự ổn định và phồn vinh của Hongkong./.
Theo VOV
Ai sẽ lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai?
Dự kiến 7 trong 9 thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Ai sẽ thay thế họ là câu hỏi được Reuters phân tích.
Video đang HOT
Uông Dương - ngôi sao đang lên
Ông Bạc Hy Lai là nhân vật bảo thủ trong đảng từng được cho là có nhiều khả năng lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị trong cuộc chuyển giao quyền lực tưởng chừng được hoàn tất vào tháng 3. Điều "đáng buồn" là Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại coi ông như mối đe dọa đối với di sản cải cách của mình nên nhanh chóng "hạ" ông này.
Ở phía ngược lại, đoạn kết sự nghiệp của ông Bạc lại mở ra cơ hội cho các đối thủ như Uông Dương - nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Đông nổi tiếng nhờ việc giải quyết khéo léo các vụ bất ổn trong tỉnh.
Uông Dương là một trong những nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách.
Các hoạt động cải cách của ông Uông được "đánh bóng" từ năm ngoái, sau khi ông chấm dứt cuộc nổi dậy ở làng Ô Khảm với cách giải quyết mềm mỏng và không có đổ máu. Dân làng chấm dứt 10 ngày đối đầu và tổ chức các cuộc bầu cử địa phương.
Ngoài ra, ông cũng có nhiều thử nghiệm khác nhau về cải cách hành chính trong những năm qua. Tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, ông thẳng thắn tuyên bố ủng hộ xu hướng thị trường tự do và nới nhẹ bàn tay của nhà nước trong cuộc sống của những người dân bình thường.
Ông cho rằng, đảng và Chính phủ không nên được xem như là chịu trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người dân. "Chúng ta phải xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng, hạnh phúc của người dân là một món quà từ đảng và Chính phủ ... (và) tôn trọng sáng kiến của nhân dân để người dân mạnh dạn khám phá con đường riêng của mình đi tới hạnh phúc", ông nói.
Sau hội nghị, ông còn trả lời trực tuyến và thừa nhận rằng, những chỉ trích từ cư dân mạng là tốt cho việc quản lý điều hành.
Nhà lãnh đạo 57 tuổi này còn dùng hội nghị đảng bộ cấp tỉnh của ông trong tháng này để giành thêm sự ủng hộ của công chúng trước Đại hội Đảng. Cụ thể, ông biến hội nghị thành "sân khấu để giới thiệu" lập trường cải cách của bản thân cũng như của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo.
"Bài phát biểu của ông Uông Dương là một dạng diễn văn từ biệt. Mọi người nghĩ rằng ông sẽ là một Ôn Gia Bảo kế tiếp, người duy trì các tiêu chuẩn tự do trong Ban Thường vụ mới", ông Willy Lam, một chuyên gia tại Hồng Kông chuyên phân tích về giới lãnh đạo Trung Quốc đánh giá.
Các ứng viên khác
Ngoài Uông Dương, nhiều lãnh đạo cấp tỉnh khác cũng nhìn ra cơ hội thăng tiến vào cơ quan quyền lực tối cao khi quyền lực của ông Bạc Hy Lai mất đi.
Ông Du Chính Thanh, lãnh đạo đảng thành phố Thượng Hải và ông Trương Cao Lệ, lãnh đạo đảng bộ thành phố cảng phía Bắc Trung Quốc là Thiên Tân cũng bắt đầu Hội nghị Đảng. Bài phát biểu của họ tại các hội nghị Đảng bộ địa phương cho thấy giới lãnh đạo mới sẽ ủng hộ cải cách kinh tế và thậm chí cả chính trị như thế nào. Đây là thuận lợi của họ bởi các ứng cử viên khác không có các đại hội đảng bộ địa phương để làm nơi thể hiện quan điểm chính trị. Do đó, lập trường của họ cũng họ khó phân biệt hơn.
Xét về mặt cá nhân, ông Uông, ông Du ơ Thượng Hải và ông Trương ơ Thiên Tân là chính trị gia khac hăn ông Bac, ngươi ve vãn phe bảo thủ băng chiên dich "Đo" va băng kêu goi tăng trưởng binh quân.
Ông Du, 67 tuổi, cung giông ông Bac, thuộc phe "thái tử đảng" - nhưng sư giông nhau chi dưng ơ đo. Tuy nhiên, ông Du va ông Trương co le se bao thu hơn so với ông Uông vì không được giơi lanh đao cao câp ủng hộ bằng. Hơn nữa, hai ngươi còn cao tuôi hơn ông Uông va co le sẽ chỉ có một nhiệm kỳ nữa.
Nhà phân tích Willy Lam nhận định, ông Du là nha lanh đao ít gây tranh cãi nhât trong nhóm "thái tử đảng". "Ông không phải la ngươi muôn thuc đây bất kỳ ý tưởng cấp tiến nao", ông Willy Lam chia sẻ.
Trong khi đó, ông Trương, 65 tuổi, một nhà kỹ trị giúp Thiên Tân "lột xác" thậm chí còn đươc cho la se ít gây tranh cai hơn. "Những gì ông muốn làm tại điểm giao thơi này là cố gắng không măc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che giấu tham vọng. Ông sẽ cố gắng đảm bảo Đại hội đang bô đia phương diên ra trôi chay, không bị gián đoạn hoặc găp các vấn đề gi", ông Wang Zhengxu tư ĐH Nottingham noi.
Cả ba ông Uông, Du và Trương đều là các ứng viên vào 9 vị trí Thường vụ Bộ Chính trị, được dự kiến nằm dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình (ảnh), người được ông Hồ Cẩm Đào chọn làm người kế nhiệm.
Cải cách từ dưới lên
Thủ tướng Ôn Gia Bảo ủng hộ cải cách kinh tế ổn định trong nhiệm kỳ kéo dài một thập niên của ông. Đồng thời, ông cũng liên tục kêu gọi cải cách chính trị. Tuy nhiên, người kế nhiệm vào vị trí Thủ tướng là Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường có duy trì chính sách cải cách hay không vẫn là câu hỏi lớn.
Theo BBC, cuôc chay đua vao giơi lãnh đạo Trung Quốc là quá trình bí mật vơi nhưng cuộc rà soát, thương lượng và xây dựng liên minh, tương phản với cuôc chay đua công khai vào Nhà Trắng cung diễn ra trong khoảng thời gian tương tự tư nay cho đến cuối năm.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là tô chưc điêu hanh từ trên xuống nên có ý kiến cho rằng, giơi lãnh đạo trung ương sẽ cải cách từ dưới lên trên.
Theo Infonet
Cha truyền con nối trong chính trường Trung Quốc Bên cạnh các tập đoàn kinh tế lớn, quan trường cũng là nơi một số con cháu giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tham gia tích cực. Thật ra, xu hướng hiện nay là con cháu thế hệ lãnh đạo thứ tư và thứ năm (tức các vị đang nắm quyền hiện nay như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn...