HongKong biểu tình trước đại sứ quán Nhật vì Pikachu… bị đổi tên
Trong tiếng Anh, Pikachu có nghĩa là Pikachu và ngay tại Việt Nam thì Pikachu vẫn là Pikachu. Tuy nhiên, tại HongKong việc này phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt là sau khi Nintendo tiến hành đổi tên của một trong những thương hiệu Pocket Monster nổi tiếng nhất lịch sử.
Thương hiệu Pokémon mới nhất có tên Sun and Moon sẽ ra mắt theo 2 kiểu chữ Trung Quốc là Phồn Thể (Chữ Hán đầy đủ nét có từ thế kỉ thứ 5, chủ yếu dùng ở HongKong và Đài Loan) và Giản Thể (Chữ Hán lược bỏ nét bắt đầu từ 1949, dùng tại CHND Trung Hoa) tại Trung Quốc đại lục, HongKong và Đài Loan. Sự khác nhau giữa kiểu viết và các bản dịch giữa 2 kiểu chữ này cũng tạo ra những tranh cãi không có hồi kết, mà ảnh hưởng lớn nhất vào lúc này chính là sự thay đổi tên của Sun and Moon.
Nintendo muốn đặt lại tên gọi của Pokemon tại từng khu vực như sau: Ở Trung Hoa đại lục, nó sẽ được gọi là hay Jingling Baokemeng trong tiếng Quan Thoại (Jingling có nghĩa là linh hồn, tiên còn Baokemeng là chuyển ngữ từ Pokemon). Ở Hongkong sẽ là – Pet Little Elves (Những yêu tinh nhỏ). Ở Đài Loan sẽ là – Magic Babies (Những đứa trẻ ma thuật) (Thực tế người viết chỉ tạm dịch theo ngôn ngữ Tiếng Việt chứ không dùng Hán Việt, Hán Việt có thể sẽ được nói hoa mỹ hơn).
Vấn đề lớn ở đây là tại HongKong, nơi mà tiếng Quảng Đông mới là ngôn ngữ phổ thông chứ không phải tiếng Quan Thoại, game thủ cảm thấy việc dịch như trên gây vô cùng bất hợp lý.
Video đang HOT
Pikachu được dịch nguyên gốc theo tiếng HongKong là Õ45; (Bei-kaa-chyu). Giờ nó được đặt thành Õ45; (Pikaqiu). Trong khi cụm từ Õ45; (Pikaqiu) đọc theo tiếng Quan Thoại thì rất giống cụm từ Pokemon (đồng nghĩa với cách đọc của người Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan) thì trong tiếng Quảng Đông (đồng nghĩa với cách đọc của người HongKong), nó chẳng có ý nghĩa gì hết.
Gốc rễ của vấn đề này xuất phát từ mâu thuẫn giữa chính quyền HongKong và Trung Quốc Đại Lục, từ lâu đã đi theo 2 con đường chính trị khác nhau nhưng bản thân chính phủ Trung Quốc không chấp nhận. Nhiều người HongKong lo ngại rằng tiếng Quảng Đông đang bị chính phủ Trung Quốc đe dọa bằng cách đồng hóa ngôn ngữ. Càng ngày càng ít trường dạy trẻ em nói tiếng Quảng Đông tại HongKong, thay vào đó là tiếng Quan Thoại. Nếu tình trạng này diễn ra, ngôn ngữ Quảng Đông sẽ sớm biến mất.
Điều này có lẽ là nguyên nhân mạnh mẽ nhất khiến game thủ HongKong biểu tình khi họ không muốn Nintendo sử dụng ngôn ngữ phổ thông của Trung Quốc Đại Lục áp cho HongKong. Một trang Facebook đã được lập ra vì điều này:
Pikachu là Õ45; (Bei-kaa-chyu), chứ không phải Õ45; (Pikaqiu). Tôi xin thề sẽ không bao giờ mua đồ của Nintendo một lần nào nữa nếu như họ không hiểu gì về tiếng Quảng Đông và sử dụng chúng một cách chính xác.
Một nhóm nhỏ thậm chí là đã tiến hành biểu tình trước lãnh sứ quán Nhật Bản, mang theo biểu ngữ và cất vang bài hát về tiếng Quảng Đông, đòi hỏi Nintendo phải đổi ngay tên “Pei-kaa-jau” thành “Bei-kaa-Chyu”. Những người biểu tình còn thu thập 6000 chữ kí yêu cầu Nintendo phải đổi tên và thậm chí có một chiến dịch mạnh mẽ kêu gọi nhiều người hơn trên Facebook yêu cầu đơn vị phát triển Pokemon phải tôn trọng điều này chứ không chỉ dừng lại ở game thủ.
Tuy nhiên, dường như Nintendo vẫn chưa hề có phản ứng và vẫn giữ nguyên cách dịch mới.
Theo Game4V
Game thủ được phen đau ruột khi phát hiện Pikachu trong Sơn Tinh Thủy Tinh
Một bức hình chụp cho thấy Pikachu đứng cạnh... Sơn Tinh đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng ngày hôm nay.
Sơn Tinh Thủy Tinh - câu chuyện về hai vị thần tranh giành nàng công chúa xinh đẹp Mị Nương là một trong những bài học đầu tiên mà chúng ta được dạy khi bắt đầu quá trình mài đũng quần trên ghế nhà trường, vì thế mà nó để lại ấn tượng sâu đậm hơn nhiều so với những sự tích khác của văn học nước nhà.
Trong truyện mô tả Sơn Tinh có khả năng dựng những dãy núi trùng điệp, gọi cây mọc thành rừng chỉ bằng một cái phất tay nhẹ. Ngược lại, Thủy Tinh cũng không kém phần mạnh mẽ với tài hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên tạo thành lũ lụt trong nháy mắt. Dù vậy nhờ mang những lễ vật mà vua cha yêu cầu đến sớm hơn mà Sơn Tinh đã cưới được công chúa Mị Nương về làm vợ.
Ngoài sách giáo khoa trong nhà trường, Sơn Tinh Thủy Tinh còn rất phổ biến trong những cuốn sách tranh dành cho trẻ nhỏ với hình minh họa sinh động để giúp chúng dễ hình dung hơn. Nhưng ngày hôm nay, cộng đồng mạng đã được phen cười vỡ bụng khi phát hiện một hình minh họa truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà trong đó có sự hiện diện của... Pikachu.
Bức hình đang được cộng đồng game thủ chia sẻ và bàn luận sôi nổi vào ngày hôm nay.
Quả thực, nhìn vào hình ảnh chú chuột màu vàng tai nhọn, má hồng cùng cái đuôi zic zac trong tấm hình chụp phía trên, không ai có thể cự cãi rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà đó chắc chắn chính là Pikachu đến từ dòng game Pokemon. Nhiều game thủ hài hước bông đùa rằng chính vì sở hữu Pokemon với khả năng phóng điện này, đội quân dưới nước của Thủy Tinh luôn luôn phải chào thua Sơn Tinh trong mỗi lần giao chiến hòng cướp lại công chúa.
Giải thích cho sự xuất hiện hài hước xen lẫn lố bịch này của Pikachu trong một giai thoại dân gian như Sơn Tinh Thủy Tinh cũng không quá khó. Có thể họa sĩ thực hiện đã lấy một tấm hình trên mạng về để chỉnh sửa lại và bỏ sót không xóa đi Pikachu hoặc thậm chí còn không biết đây là một nhân vật rất nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Theo GameK
Dàn pet đẹp, độc, lạ đồng loạt xuất hiện trong Tam Giới Đại Chiến Sự xuất hiện đồng loạt của dàn "hot pet": Ngưu Ma Vương, Tôn Ngộ Không, Nhị Lang Thần, Baymax, Pikachu ... cùng nhiều thú cưng độc đáo là điểm nhấn của Tam Giới Đại Chiến, hứa hẹn khiến game thủ phải trầm trồ thích thú. Trong dàn thú cưng của Tam giới Đại Chiến, Ngưu Ma Vương và Tôn Ngộ Không là 2...