Hồng vành khuyên xứ Lạng mất mùa, thương lái lùng mua giá cao
Với vị ngọt mát, thơm ngon đặc trưng và mẫu mã đẹp, hồng Vành khuyên, hồng Bảo Lâm từ lâu đã trở thành loại trái cây đặc sản “ăn là nhớ” của xứ Lạng. Do thời tiết năm nay thất thường nên những trái hồng cứ “rụng lộp bộp” dẫn tới mất mùa, thương lái lùng mua với giá cao nhưng nông dân không có nhiều để bán.
Hồng vành khuyên, hồng Bảo Lâm là loại cây ăn quả đặc sản lâu đời của tỉnh Lạng Sơn.
Quả hồng vành khuyên thuộc nhóm hồng ngâm, quả to, tròn, căng mịn và có một vành khuyên xung quanh núm quả. Khi quả hồng càng già, vành khuyên càng hiện rõ. Hồng vành khuyên được trồng nhiều ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng ưa sống trên đồi núi dốc, mùa đông rụng lá, xuân lại đâm chồi nảy lộc, người trồng chỉ phải dọn cỏ gốc.
Hồng là cây chịu hạn tốt nhất trong các giống cây nông nghiệp trồng tại vùng đất Lạng Sơn. Những cây hồng 10 tuổi trở lên thường cao 3-5m, cành nhỏ, giòn nên người dân dùng thang tre tự chế để trèo hái. Cây hồng có tuổi thọ gần trăm năm, cho thu hoạch cả tạ mỗi mùa.
Hiện nay, huyện Văn Lãng có 4 xã trồng nhiều giống hồng vành khuyên là Tân Mỹ, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái.
Với vị ngọt mát, thơm ngon đặc trưng và mẫu mã đẹp, hồng Vành khuyên, hồng Bảo Lâm từ lâu đã trở thành loại trái cây đặc sản “ăn là nhớ” của xứ Lạng
Cũng như Văn Lãng, những năm gần đây người dân trên địa bàn xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc tích cực chuyển đổi nhiều diện tích trồng ngô, rau màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó hồng không hạt Bảo Lâm là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ cũng rộng mở. Đây đều là sản phẩm chủ lực của địa phương. Trên địa bàn huyện hầu hết trồng các giống hồng này vì là cây bản địa, có chất lượng, năng suất, sản lượng ổn định nhất.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 4/2019, thời điểm cây hồng đã đậu quả sai trĩu cành thì xuất hiện bệnh lạ làm những trái hồng non rụng đầy gốc, khiến người trồng hồng không khỏi xót xa.
Nếu năm ngoái, nhiều hộ dân trồng hồng thu từ vài tạ đến cả chục tấn hồng thì năm nay nguy cơ thất thu đã thấy rõ. Nhiều người dân cho biết những năm trước, cây nào cây nấy quả sai trĩu cành, phải dùng trụ để chống gãy đổ, nhưng năm nay cây chỉ còn lưa thưa vài quả, bởi đã rụng rất nhiều, tỷ lệ hồng rụng chiếm khoảng 60%, thậm chí có những cây quả rụng đến 80%.
Video đang HOT
Hồng rụng quả bắt đầu từ tháng 4 đến nay, rụng nhiều nhất vào thời điểm sau mỗi trận mưa.
Thời tiết mưa nắng thất thường khiến mầm bệnh trên cây hồng phát triển nhanh, dẫn tới hồng bị rụng quả.
Dẫn PV Dân Việt ra vườn hồng khoảng 200 gốc ngay sau nhà, anh Đinh Văn Sỹ (thôn Bản Luận, xã Hòa Cư) không giấu nổi nỗi xót xa: “Nhà tôi có khoảng 200 gốc hồng, năm ngoái cũng thu được vài tấn, cho thu nhập mấy chục triệu. Nhưng năm nay hồng bị bệnh lạ, quả non rụng đã gần hết. Năm nay chẳng có hồng mà ăn chứ đừng nói đến bán hồng”.
Là hộ gia đình có nhiều năm gắn bó với cây hồng, ông Hoàng Viết Sằm (thôn Nà Mò, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng) cho biết: “Nhà tôi có hơn 2,5ha hồng, trung bình sản lượng thu hoạch hơn 10 tấn/năm, gia đình có thu nhập hơn 160 triệu đồng/năm. Nhờ cây hồng này mà cuộc sống người dân ở đây thay đổi nhiều, nhà đất, nhà tranh được thay dần bằng những ngôi nhà xây khang trang hơn. Tuy nhiên năm nay vườn hồng của gia đình bị bệnh nên năng suất giảm đi rất nhiều”.
Vườn hồng gia đình ông Sằm năm nay mất mùa do dịch bệnh khiến năng suất giảm chỉ còn được vài tạ quả.
“Nếu năm ngoái gia đình thu hơn 10 tấn hồng/năm thì năm nay sản lượng chỉ còn đạt 5-6 tạ quả bán với giá 25.000- 26.000 đồng/kg. Năm này hồng ít nên thương lái khắp nơi về đây lùng mua với giá cao gần gấp đôi, những năm trước giá hồng chỉ khoảng 16.000 đồng/kg, nhưng thực sự buồn mà xót xa lắm, làm cả năm, lúc đậu quả rồi mới rụng đầy cả gốc”, ông Sằm nói.
Lượn một vòng quanh các khu chợ tại TP.Lạng Sơn, PV Dân Việt thấy những gánh hồng bán rong không còn nhiều như những mùa hồng trước.
Chị Nguyễn Hà Thu (phường Vĩnh Trại) cho biết: Hồng năm nay mất mùa nên giá rất đắt. Dịp trung thu vừa rồi chị tìm mua biếu bố mẹ mà còn không có. Có thì thương lái cũng bán với giá “chát” khoảng 50.000 đồng/kg, đắt gấp đôi so với năm ngoái.
Thương lái, người bán buôn ngoài chợ hiện bán giá 50.000 đồng/kg hồng, cao gấp đôi so với mọi năm.
Được biết, năm 2018, thu nhập từ cây hồng đạt khoảng 7 tỷ đồng. Cây hồng thực sự đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng từ cây hồng này. Hàng trăm hộ gia đình trồng hồng có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng, vươn lên thoát nghèo.
Hồng là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương nên mọi năm đem lại kinh tế và thu nhập cao cho bà con, tuy nhiên năm nay mấy mùa nên sản lượng đạt rất thấp.
Vụ hồng năm nay, trước tình trạng quả rụng nhiều từ 60 – 70%, địa phương đã báo cáo phòng chuyên môn huyện, phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân về quy trình, biện pháp trồng, chăm sóc cây, hạn chế sự gây hại của sâu bệnh. Tuy vậy, hiện chưa khắc phục được tình trạng dịch bệnh hồng mất mùa, hiệu quả kinh tế thấp dù các cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu đã nhiều lần thử nghiệm các loại thuốc nhưng chưa thấy có hiệu quả.
Theo Danviet
Điện lực TPHCM nói gì vụ dây điện rơi xuống quán cà phê giật chết người?
Người đàn ông đang ngồi uống nước trong quán cà phê ở TPHCM bất ngờ một sợi dây điện trên cao bị đứt rơi trúng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ việc.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30 sáng 17/8, tại quán cà phê nằm trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM khiến người đàn ông tử vong.
Thời điểm trên, người đàn ông tên Hòa (60 tuổi) đang ngồi uống cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Trọng Tuyển thì bất ngờ sợi dây điện trung thế từ trên cao bị đứt rơi trúng lưng. Nạn nhân bị điện giật nằm bất động, người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng lông Hoà đã tử vong.
Người dân cho biết, trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn một nhóm khách khoảng 5 người vừa ngồi tại địa điểm trên và rời đi được khoảng 5 phút. Được biết, ông Hòa là lao động chính trong gia đình. Hằng ngày ông Hòa là bảo vệ dân phố và chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập.
Lực lượng chức năng có mặt điều tra vụ việc.
Chiều 17/8, đại diện Tổng công ty điện lực TPHCM cho biết, sự cố đứt dây trung thế 22kV, bọc cách điện 24kV, tại vị trí trụ PNTRT/T25C thuộc NR 479 Lê Văn Sỹ, tuyến dây Hoàng Văn Thụ 22kV. Dây điện không may rớt trúng người ông Lương Nhật Hòa (SN 1960), đang ngồi dưới đường dây.
Ngay khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo và nhân viên công ty Điện lực Tân Bình đã đến hiện trường phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Đồng thời, đến thăm hỏi và ứng toàn bộ chi phí để cùng với gia đình lo chu toàn hậu sự cho người bị nạn.
Tổng công ty Điện lực TPHCM cam kết sẽ cùng cơ quan chức năng điều tra rõ nguyên nhân vụ việc để có chính sách thỏa đáng đến gia đình người bị nạn. Đồng thời, Tổng công ty đã chỉ đạo các công ty điện lực đẩy mạnh việc kiểm tra, rà soát an toàn hệ thống điện trên địa bàn thành phố, để đảm bảo an toàn điện cho đời sống và sinh hoạt của người dân.
NGÔ BÌNH
Theo TPO
Xem người Dao thổi lửa cất "tiên tửu" lạ lùng trên đỉnh Mẫu Sơn Rượu Mẫu Sơn là một nét đặc trưng của người đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên vùng núi thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Với phương thức chưng cất rượu truyền đời, đến nay loại rượu này đã có hơn ngàn năm lịch sử, rượu trong như nước suối, hương thơm đặc trưng, dư vị dễ chịu xứng danh thương...