Hồng treo gió – Đặc sản Đà Lạt vào mùa
Ai đã đến Đà Lạt mà chưa thử hồng treo gió thì thật đáng tiếc. Đây là sản phẩm kết hợp tinh hoa vùng đất Trạm Hành – Đà Lạt, nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam.
Năm 2015, chị Lê Nguyễn Thị Lâm Hà là một trong những người nông dân Trạm Hành đầu tiên học làm nghề treo hồng.
Những dây hồng cam rực rỡ giữa cái nắng tháng 10 nhẹ nhõm
Kể lại câu chuyện của chính số phận những cây hồng vủng đất Trạm Hành, cũng như bao người dân xứ này, gia đình chị Lâm Hà cũng có vườn hồng trồng xen cà phê do cha mẹ chị, những người nông dân chất phác đào từng cái hố để trồng gốc cà phê, gốc hồng.
Rồi cây hồng lâm vào cảnh bán không ai mua, trái để chín tự rụng đầy gốc, người Trạm Hành bỏ rơi thứ cây trái từng gắn bó với đời sống của họ.
Cho tới khi kỹ thuật làm hồng treo gió được cán bộ kỹ thuật đi học từ Nhật Bản về chuyển giao cho bà con, vùng hồng sống lại.
Sau khi “ra nghề” chị cũng bắt tay làm hồng treo ngay tại chính mảnh vườn nhà, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành. Nghề hồng treo gió đã khiến mỗi mùa hồng trở nên rực rỡ, với những trái hồng vàng cam được treo lên đẹp mắt, màu vàng của hồng và màu vàng của sung túc.
Du khách có thể tự hái và cân tại chỗ. Hồng chín ăn rất ngọt và mềm.
Không chỉ dừng lại ở chế biến trái hồng, người dân Trạm Hành nghĩ đến chuyện gầy dựng farm du lịch canh nông trên đất vườn nhà. Mọi người tự bảo nhau, cũng giống mình, ở khu vực Cầu Đất, bà con làm du lịch rất nhiều, du khách đến tận nơi thưởng thức nông sản địa phương, trái hồng, trái chuối, ly cà phê. Sao người Trạm Hành lại không làm được như bà con Cầu Đất? Vậy là tỉ mẩn học hỏi, tỉ mẩn xây dựng và những mô hình du lịch hồng treo gió ra đời.
Nơi đây có dâu trồng trong nhà kính và hoa nhà kính phục vụ du khách tới tham quan thưởng lãm. Khách tới còn có thể tự tay hái những trái dâu chín, cắt những cành hoa khoe sắc rực rỡ để mua về làm quà.
Video đang HOT
Trạm Hành – Đà Lạt là nơi đầu tiên hồng treo gió xuất hiện tại Việt Nam
Mùa hồng chính là mùa đẹp nhất bởi những chuỗi hồng treo rực rỡ trong nắng. Chị Lâm Hà thu mua hồng trái của nông dân xung quanh để treo và sấy dẻo, tùy thuộc vào tính chất của trái hồng. Chị đóng gói theo đúng phong cách làm du lịch, với từng trái hồng được đóng gói kín.
Thưởng thức ẩm thực đêm Sa Pa trước giờ bước sang năm 2022
Vẫn có nhiều nhóm bạn, gia đình kịp tới Sa Pa để đón năm mới và thưởng thức những món ăn đặc sản.
Một số nhà hàng đông kín, có nơi lại thưa vắng do lượng khách không ổn định.
Chiều 31/12, du khách bắt đầu dồn về Sa Pa (Lào Cai) mặc dù không đông đúc như cùng thời điểm này các năm trước bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Do lượng khách du lịch vào đợt Tết Dương lịch giảm mạnh, nhiều nhà hàng trống bàn ghế.
Chị Oanh (phải) cùng bạn ngồi chờ tại một quán cà phê nằm ngay trung tâm Sa Pa. "Quán không có cửa chắn nên chúng tôi có thể thưởng thức trọn vẹn cái lạnh. Đến đây thích nhất là ngồi nhâm nhi ly trà hoặc cà phê nóng", chị nói.
Đồ uống tại các quán cà phê có giá 30.000-70.000 đồng/ly tùy loại.
Vì thời tiết mưa lạnh, nhiều thanh niên phải mặc áo mưa để tới các quán cà phê chiều 31/12.
17h, các hàng lẩu, đồ nướng bắt đầu có khách tới ăn uống. Phần lớn du khách chọn tới quán nướng vỉa hè hoặc nhà hàng lẩu cá, gà... Đây được xem là những món ăn đặc sản của điểm du lịch này.
20h30 tại một nhà hàng nằm ở trung tâm Sa Pa, thực khách ăn uống nhộn nhịp. Theo anh Hải (quản lý nhà hàng) chia sẻ: "Mọi năm tầm này các bàn ăn đều kín khách ngồi. Năm nay lượng khách chỉ được 30%".
Nhà hàng anh Hải có 6 tầng, phục vụ các món ăn đặc sản như cá hồi, cá tầm, gà đen, lợn nướng...
Thực khách tới các quán ăn đều phải quét mã QR để khai báo y tế.
Lần đầu tới Sa Pa du lịch, chị Ngọc (trái) bất ngờ với những đặc sản nơi đây. "Tôi thấy rau củ, thịt cá đều rất tươi ngon nên cũng yên tâm. Có điều dịch dã nên không khí hơi ảm đạm thôi", chị Ngọc nói.
Trong khung giờ cao điểm 20-22h, nhiều bàn còn trống khách.
Một số nhà hàng phục vụ ca nhạc tại chỗ để thu hút thêm du khách đến ăn uống.
Nướng đường phố cũng là một trong những trải nghiệm ẩm thực được nhiều du khách yêu thích. Mức giá trung bình khoảng 200.000-350.000 đồng cho phần ăn 2 người.
Tại những quán này, thực khách có thể tự tham gia nướng đồ ăn để tạo thêm không khí.
Tối 31/12, chợ đêm Sa Pa đóng cửa do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Không thể tới khu chợ nổi tiếng để thưởng thức các món ăn, du khách chủ yếu tập trung tại các nhà hàng trong trung tâm tới đêm muộn.
Du lịch Nhật Bản, không thể bỏ lỡ "đặc sản" bia thủ công Bia thủ công đậm chất địa phương là "đặc sản" tại Nhật Bản mà du khách không thể bỏ lỡ Văn hóa bia thủ công tại Nhật Bản Tới Nhật Bản, không khó để thấy rằng nền công nghiệp sản xuất bia tại đây "nở rộ". Hàng loạt các nhà sản xuất bia nổi tiếng nhất của Nhật Bản như Asahi, Kirin, Suntory...