Hỏng tàu cá, 7 ngư dân bị thả trôi ở Trường Sa
Sáng 19/11, tin từ hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam cho biết, một tàu cá của ngư dân Bình Định đang bị hỏng máy, thả trôi ở vùng biển Trường Sa.
Đó là tàu cá BĐ 96801 TS, trên tàu có 7 ngư dân đang đánh bắt tại vị trí có tọa độ 08-50′N – 112-11′E, trong khu vực đảo Trường Sa thì bị hỏng máy vào tối 18/11 và không khắc phục được.
Tàu cứu hộ sẵn sàng lên đường cứu ngư dân bị nạn trên biển
Sau khi tiếp nhận thông tin này, Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã ngay lập tức phối hợp với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương lập phương án hỗ trợ tàu BĐ 96801 TS và 7 ngư dân kịp thời. Hiện việc cứu hộ, cứu nạn đang được thông báo để các cơ quan liên quan theo dõi, trợ giúp tàu BĐ 96801 TS.
Trong một diễn biến khác, sáng nay 19/11, hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam cũng đã nhận được thông tin một ngư dân tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 95618 TS bị ốm khi tàu đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 12-06′N – 112-40′E.
Theo đó, khoảng 8h30 sáng nay 19/11, tàu QNg 95618 TS liên lạc trực tiếp với Đài thông tin duyên hải Nha Trang khi tàu đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 12-06′N – 112-40′E, cách Nha Trang khoảng 200 hải lý, theo hướng 273 độ thì có ngư dân tên Bùi Văn Lục (43 tuổi) bị đau bụng.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã nối máy cho tàu QNg 95618 TS trao đổi trực tiếp với bác sĩ Trung tâm y tế 115 để được hỗ trợ khẩn cấp. Đồng thời, thông tin này cũng được thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ tàu và ngư dân bị nạn.
Qua quá trình trao đổi thông tin hệ thống được biết, ngư dân bị nạn đau bụng từ lúc 4 giờ ngày 17/11. Bác sĩ Trung tâm y tế 115 chẩn đoán ngư dân bị đau ruột thừa. Hiện việc cứu ngư dân Quảng Ngãi bị nạn vẫn đang được theo dõi, xử lý.
Công Bính
Theo Dantri
Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền Kỳ 7: Âm mưu thay đổi sự thật
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép, biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo nhằm phục vụ các hoạt động quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý nhằm nuốt trọn biển Đông
Kể từ tháng 2.2014, Trung Quốc tăng cường hàng loạt hoạt động xây dựng trái phép, đưa vật liệu đến Trường Sa. Trung Quốc đưa nhiều đội xây dựng xuống nhiều khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm biến 6 bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất.
Video đang HOT
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc xuất hiện ở Gạc Ma, Trường Sa
"Hàng triệu tấn đá và cát được móc từ đáy biển để bơm vào các bãi đá ngầm ở Trường Sa để tạo thành những đảo nhân tạo mới", phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes mô tả hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma trong một phóng sự.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trả lời phỏng vấn đài DW (Đức), ông Gregory Poling, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược (CSIS, Mỹ), cho rằng Bắc Kinh chọn 6 bãi đá để biến thành đảo nhân tạo vì mục đích chính trị nhằm thay đổi "sự thật" ở biển Đông.
Bằng cách xây đảo nhân tạo, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi nguyên trạng tại các hòn đảo để không nước nào có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông Poling.
Các tàu công trình hiện đại của Trung Quốc được huy động xây dựng mở rộng bãi Gạc Ma
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhưng một khi nguyên trạng các bãi đá bị thay đổi, tòa án khó phân xử vì các bãi đá này không còn trong tình trạng ban đầu của nó, ông Poling nhận định.
Tuy nhiên, đa số các học giả nghiên cứu các vấn đề pháp lý lại cho rằng dù Trung Quốc có xây đảo nhân tạo thì nước này không thể thay đổi nguyên trạng của các bãi đá kể trên, bởi vì Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển không công nhận "đảo nhân tạo". Đồng thời, Bắc Kinh không hề có một cơ sở hay chứng cứ pháp lý nào để chứng minh chủ quyền, theo DW.
Theo Công ước Liên Hiêp Quôc về luật Biển (UNCLOS), các nước không thể tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm. Phần VII của UNCLOS quy định rằng "các bãi đá mà con người không ở được hoặc không thể duy trì đời sống kinh tế thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
Dựa theo quy định này, nếu Trung Quôc giành được quyền kiểm soát đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, quyền kiểm soát của nước này vẫn bị hạn chế trong vòng 12 hải lý không kèm vùng đặc quyền kinh tế, tạp chí The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo, bình luận.
Tuy nhiên, nếu Trung Quôc có thể tạo ra "các hòn đảo" ngay trên các bãi đá ngầm và tạo điều kiện để các hòn đảo mới này có thể là chỗ sinh sống cho con người, nước này sẽ có thể mạnh miệng khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông.
Biến Gạc Ma thành căn cứ quân sự
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada) ngày 19.9.2014 cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma với mưu đồ biến nơi đây thành căn cứ quân sự.
Trung Quốc xây dựng cầu cảng tại bãi Gạc Ma
Việc xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đảo Gạc Ma, dài 5.000 m và rộng 400 m, không những giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này trên biển Đông mà còn giám sát các hoạt động hải quân của Mỹ trong khu vực, theo Kanwa Defense Review.
Kanwa Defense Review cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đặt một trạm radar trên Gạc Ma và biến nơi đây thành một căn cứ quân sự. Ngoài ra, Bắc Kinh đang xây dựng một đường băng dài 2.000 m trên Gạc Ma.
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực Malacca.
Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực, theo Kanwa Defense Review.
Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc bảo vệ việc xây dựng, củng cố đảo Gạc Ma
Ở bãi Chữ Thập gần Gạc Ma, Trung Quốc định xây đảo nhân tạo có kích thước ít nhất gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ (diện tích 44 km2) ở đảo sang hô vòng Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, ông Jin Canrong, giáo sư khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân, một khu nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại trên hòn đảo nhân tạo ở bãi Chữ Thập.
Bà Zhang Jie, một chuyên an ninh khu vực thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc có khả năng xây dựng đảo nhân tạo nhiều năm trước, nhưng "chúng tôi đã kiềm chế vì không muốn gây ra nhiều tranh luận".
Tuy nhiên, năm 2014 chứng kiến "một bước ngoặt" khi chính quyền Trung Quốc có những động thái bị lên án trong khu vực, cụ thể là việc triển khai giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam vào tháng 5.2014, bà Zhang cho hay.
Trung Quốc đã điều động hàng trăm tàu đến bảo vệ giàn khoan và ngang ngược cho tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan, rồi rút giàn khoan vào tháng 7.2014.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã lên một tàu đánh cá Philippines để ra thăm các hòn đảo nhân tạo của Trung Quôc tại biển Đông.
Rupert Wingfield-Hayes miêu tả các hoạt động tại bãi Gạc Ma: "Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ lòng biển và được bơm vào bãi đá ngầm để tạo đảo mới".
"Dọc theo bờ biển trên đảo mới, tôi có thể thấy các nhóm thợ xây dựng đang xây một bờ đê. Ở đó có các xe tải bơm xi măng, cần cẩu, các ống thép lớn và ánh sáng lóe lên từ các mỏ hàn", phóng viên BBC cho hay.
Khi được hỏi về phóng sự của BBC, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định lập trường của nước này rằng "các hoạt động của Trung Quôc tại các hòn đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (tên Trung Quôc gọi Trường Sa của Viêt Nam) hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quôc và hoàn toàn chính đáng".
Khi bị phóng viên hỏi về mục đích của các công trình xây dựng tại biển Đông, bà Hoa Xuân Oánh nói các công trình này "chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm việc của người dân sống trên những hòn đảo đó".
Phóng viên phản ứng: "Với thực tế rằng những hòn đảo mà Trung Quôc đang xây dựng đều là đảo mới, thì không thể nói các công trình xây dựng tại đó là nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm việc của cư dân trên đảo được. Mục đích và ý định thật sự của Trung Quôc khi làm vậy là gì?"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quôc đáp lại cụt lủn và gắt gỏng: "Tôi đã trả lời câu hỏi của anh rồi".
Mọi hoạt động của Trung Quốc tại Trường Sa là bất hợp pháp
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 23.10, tại Hà Nội, phóng viên đã đặt câu hỏi về phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước thông tin Trung Quốc xây dựng sân bay trái phép tại bãi đá Chữ Thập, đang hoàn thành việc xây dựng và mở rộng bãi đá Chữ Thập thành đảo lớn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và việc Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Đài Loan triển khai tàu vũ trang thường trú, thường trực trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời nhấn mạnh: "Một lần nữa chúng tôi khẳng định mạnh mẽ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên tại những khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị".
Về câu hỏi tiếp sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh tới Trung Quốc, sắp tới Việt Nam có chuyến thăm nào đến Trung Quốc để bàn về vấn đề hợp tác song phương cũng như vấn đề biển Đông, bà Phạm Thu Hằng cho biết năm 2015 sẽ là năm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong thời gian tới, hai bên sẽ tích cực trao đổi đoàn các cấp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền Kỳ 5: Quyết tử "Chiếm được Gạc Ma, phía Trung Quốc nhanh chóng làm nhà kiên cố nhiều tầng. Xong Gạc Ma, nó định đánh chiếm thêm vài đảo nữa, nhưng mình quyết tử ngăn chặn, nên nó không thực hiện được ý đồ", đại tá Cao Ánh Đăng nói. Đảo Gạc Ma đang được Trung Quốc xây dựng thành đảo nổi rộng lớn (năm 2014) Vẹn...