Hồng quân Liên Xô đã lần đầu đánh bại phátxít Đức ra sao?
Nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phátxít Đức, kênh truyền hình Nga RT đã thực hiện những bộ phim tài liệu nhìn lại cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô trước đây, giải cứu thế giới khỏi ách phátxít.
Hồng quân Liên Xô bảo vệ Moskva năm 1941 (Nguồn: RIA Novosti)
Sau khi nhanh chóng chinh phạt phần lớn châu Âu, quân đội phát xít Đức đặt chân tới bên ngoài thủ đô Moskva của Liên Xô vào năm 1941 dường như là một lực lượng không thể bị đánh bại. Nhưng chính những người lính Liên Xô, tham gia vào trận chiến bảo vệ Moskva, đã phá tan ảo ảnh đó.
Kênh RT đã tái hiện lại trận đánh đó qua lời kể của các nhân chứng, các cựu chiến binh Liên Xô.
Theo đó, từ tháng 10/1941, trùm phát xít Adolf Hitler đã mở chiến dịch tấn công vào Moskva mang tên Bão tố. Mục tiêu của chiến dịch là nghiền nát Moskva bằng 2 cánh tấn công đồng thời từ phía Bắc và phía Nam.
Tuy nhiên quân đội của Hitler đã vấp phải sự phản kháng dữ dội từ những người lính Liên Xô, khiến ý định đánh nhanh, thắng nhanh phá sản. Cuộc chiến Moskva đã kéo dài cho tới tận tháng 1/1942, với kết quả là quân đội phátxít Đức lần đầu bại trận.
Đây là một trong những trận chiến đẫm máu, chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, về sau được xem như điểm quyết định giúp xoay chuyển cục diện trong cuộc chiến chống phát xít.
Video đang HOT
Ký ức về cuộc chiến đó vẫn còn tươi nguyên trong tâm trí của cựu chiến binh Gennady Drozdov, 98 tuổi. Thời ấy, ông là lính trong Trung đoàn súng cối cận vệ số 4.
“Tháng 12/1941, khi cuộc chiến ở Moskva vẫn đang diễn ra, chúng tôi đã thực hiện một cuộc đột kích vào vùng hậu phương của lính phát xít Đức. Chúng tôi tiến rất gần tới mức có thể nhìn rõ vị trí lính đối phương, các khẩu súng máy và những người lính điều khiển súng,” ông Drozdov nói với RT.
“Theo sự chỉ dẫn của chúng tôi, trung đoàn đã bắn một loạt cối. Các quả đạn bay qua đầu chúng tôi tới mục tiêu. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và trở lại căn cứ”.
Thời tiết dường như ủng hộ lính Liên Xô, do mùa Thu mang tới các cơn mưa dữ dội, còn mùa Đông là nhiệt độ lạnh cóng. Những yếu tố này khiến lính phát xít bất ngờ.
Thời tiết giá lạnh ở Moskva khiến Phátxít Đức bất ngờ (Nguồn: Wiki)
Khi cuộc chiến diễn ra, cư dân Moskva phải chịu đựng mọi sự kinh hoàng của chiến tranh: cái đói, lạnh, nỗi đau vì mất gia đình, người thân.” Đó là những điều mà các nhân chứng như Rimma Grachyova từng trải qua. Khi ấy bà mới 7 tuổi và vẫn nhớ rõ về cuộc chiến.
“Kinh hãi nhất là các cuộc ném bom – hoạt động ném bom ban ngày diễn ra liên tục, không ngớt,” bà kể. “Đầu tiên chúng tôi lánh nạn trong ga tàu điện ngầm “Park Kultury” nằm cách nhà không xa. Rồi gia đình quyết định rằng nếu số phận buộc mình phải chết, chúng tôi sẽ chết cùng nhau và không chạy trốn nữa. Có 5 đứa trẻ trong gia đình tôi.”
“Chúng tôi đã giúp đỡ mặt trận một cách tích cực nhất có thể. Chúng tôi gom sắt vụn, tham gia đan tất cùng những người lớn. Chúng tôi còn viết thư và hát cho những người bị thương trong bệnh viện,” bà Grachyova, nay đã 80 tuổi, kể về trải nghiệm thời thơ ấu.
Gần 1 triệu người lính Liên Xô đã chết trong cuộc chiến bảo vệ Moskva và tại các chiến dịch phản công diễn ra sau đó. Kết cục của Cuộc chiến Moskva là lính Đức phải rút lui gần 200km, rời xa khỏi thủ đô Nga. Đây là thất bại đầu tiên, phá tan danh tiếng của quân đội phátxít Đức, như một đạo quân bất khả chiến bại./.
Theo Dantri
Bức ảnh cuối cùng của Adolf Hitler trước khi tự sát
Tờ Business Insider mới đây đăng tải một bức ảnh của trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Đây được cho là tấm hình cuối cùng chụp khoảng 2 ngày trước khi Hitler tự sát.
Tấm hình được cho là cuối cùng chụp Hitler (phải) trước khi tự sát. (Ảnh: Business Insider)
Bức ảnh được Business Insider đăng tải hôm 4/5. Trong ảnh, Hitler và một sĩ quan Đức quốc xã khi đó đi khảo sát thiệt hại của hầm ngầm Fuhrerbunker sau đợt không kích của quân Đồng minh.
Hệ thống hầm ngầm Fuhrerbunker là nơi trú ẩn của lực lượng phát xít ở gần Reich Chancellery, Berlin, Đức. Hitler lẩn trốn tại đây từ ngày 16/1/1945 và cũng chuyển luôn trung tâm chỉ huy của Đức quốc xã xuống hầm.
Biết Berlin đã rơi vào tầm kiểm soát của quân Đồng minh, thất bại đang tới gần, Hitler quyết định tự sát. Sáng 30/4/1945, Hitler nhanh chóng làm lễ thành hôn với người bạn gái lâu năm là Eva Braun, chuẩn bị di chúc và tuyên bố chính trị cuối cùng. Khoảng 19 giờ 30 tối cùng ngày, Hitler và Eva tự sát trong hầm ngầm Fuhrerbunker.
Hồng quân Liên Xô sau đó đã tìm thấy thi thể Hitler trên chiếc trường kỷ. Xác Eva ở tư thế ngồi tại đầu ghế bên kia. Cả hai tự sát bằng thuốc độc, Hitler sau đó còn dùng súng tự bắn vào đầu.
Sáng hôm sau 1/5/1945, tin Hitler tự sát được báo cáo cho I.V.Stalin. Tướng Đức Hans Krebs cũng thông báo tin này cho Tổng tư lệnh quân đội Xô-viết Vasily Chuikov.
Hitler tự sát 2 ngày trước khi Berlin thất thủ vào tay Hồng quân Liên Xô (2/5), và chỉ hơn 1 tuần sau thì Chiến tranh Thế giới thứ hai chính thức kết thúc tại châu Âu ngày 8/5/1945.
Trong cuốn sách vừa được xuất bản với tựa đề "Hitler's Last Day: Min by Min", hai tác giả Jonathan Mayo và Emma Craige đã mô tả chi tiết từng phút ngày cuối cùng trong cuộc đời của trùm phát xít Hitler tại hầm ngầm Fuhrerbunker 70 năm trước.
Nghi Phương
Tổng hợp
Theo dantri
Cuộc chiến ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ hai Khi Adolf Hitler xua quân xâm lược Liên Xô vào tháng 6-1941, mạng lưới điệp viên Xô-viết ít nhiều bị xáo trộn. Thực tế cho thấy, phát-xít Đức đã có bước khởi đầu lấn lướt hơn trên mặt trận tình báo. Tuy nhiên, lực lượng tình báo Liên Xô đã nhanh chóng phản công. LTS: Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ...