Hỏng một mắt vẫn được cấp chứng nhận đủ điều kiện lái xe ô tô
Dù bị hỏng một mắt trái nhưng ông Trịnh Xuân N. vẫn được Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, để ông học lái xe hạng B2.
Ông Trịnh Xuân N. (SN 1964, trú tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc), đăng ký thi bằng lái xe ô tô hạng B2 tại Trường trung cấp nghề Hưng Đô.
Dù bị mù một bên mắt nhưng giấy khám sức khỏe vẫn ghi thị lực 2 mắt ông N. là… 10/10.
Ngày 25/7, trong quá trình kiểm tra, Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện ông N. bị hỏng một mắt bên trái (là mắt giả). Tuy nhiên trong giấy khám sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn ghi ngày 15/3/2014, phần thị lực vẫn xác nhận 2 mắt ông N. là 10/10; Sắc giác: Bình thường; Bệnh ở mắt: Không.
Từ đó, ông N. đã được tham gia khóa học từ tháng 2 đến tháng 6/2014 tại Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe của trường trung cấp nghề Hưng Đô. Đến ngày 21/7, Giám đốc Trung tâm đã cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề cho ông Trịnh Xuân Ngãi.
Sau đó, Hội đồng sát hạch đã thống nhất không cho học viên Trịnh Xuân N. dự thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2 để xác định lại thị lực.
Để đảm bảo các quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Sở GTVT Thanh Hóa đã có công văn gửi Sở Y tế Thanh Hóa đề nghị xác minh làm rõ trường hợp của ông N., đồng thời báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về vụ việc nêu trên.
Ông Lê Thành Đồng – GĐ bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn – cho biết, phía bệnh viện đã nhận được thông tin, đã họp và xác nhận đây là trường hợp sai sót của bệnh viện.
Ông Đồng trần tình: “Trong một buổi có rất nhiều người khám nên có thể có sai sót hoặc nhìn xa thì không phát hiện nhưng khi nhìn gần mới phát hiện ra mắt của ông N. có vấn đề. Bệnh viện đã họp và kiểm điểm các cá nhân và tập thể trong đoàn khám bệnh hôm 15/3 để rút kinh nghiệm”.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Anh Tuấn đã có ý kiến chỉ đạo về việc kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm trong việc khám sức khỏe cho học viên lái xe ô tô tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn.
Theo đó, việc Bệnh viện Đa khoa thị xã Sầm Sơn cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe đối với ông Trịnh Xuân N. là không đúng với tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Giao Sở Y tế Thanh Hóa căn cứ các quy định của pháp luật, kiểm tra, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trên; báo cáo kết quả thực hiện với chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 25/8/2014.
Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế rà soát, chấn chỉnh lại việc khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Qua tìm hiểu được biết, Bệnh viên Đa khoa thị xã Sầm Sơn ký hợp đồng khám sức khỏe cho học viên học lái xe với Trường trung cấp nghề Hưng Đô từ năm 2013.
Duy Tuyên
Theo dantri
Thực hư mộ thiên táng có đàn vẹt phủ kín như mây
Tương truyền, phía trên ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây.
Tương truyền, phía trên ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây.
Họ Trịnh phát tích nhờ đất làng của vợ cụ tổ
Theo "Trịnh thị bản tông phả ký", tổ tiên của Trịnh Kiểm là Hưng tổ Phúc ấm vương Trịnh Đặng, người làng Sóc Sơn (tên cũ là Sáo Sơn), huyện Hòa Phúc, phủ Thiệu Hóa, trấn Thanh Hóa (nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).
Lúc bé, cha mất sớm, Trịnh Đặng lấy nghề cày cấy, chăn nuôi làm kế sinh nhai. Vốn là người nhân đức nên một hôm, vào lúc trời gần tối, khi một ông già ngoài 70 tuổi gặp trên bờ sông xin được ngủ trọ qua đêm, Trịnh Đặng đã vui vẻ mời khách lạ về nhà và tiếp đãi rất hậu.
Tương truyền, phía trên ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây.
Đêm khuya, ông già bảo cụ rằng: "Tôi xem ông có lòng thành thực và thấy ở xứ Linh Lạc của núi Đồn bên trái dãy Hùng Lĩnh có một cái huyệt rất quí. Nếu táng ở đó thì bốn đời sau có thể làm nên vương nghiệp nên tôi muốn lấy đó báo đáp lại, ông thấy thế nào".
Ông trả lời: "Tôi nghèo hèn, đâu dám mong điều đó." Ông lão lại nói: "Trời và người đều thế cả. Chả phải cầu mà được." Ông mới nghe theo lời ông lão, mà dùng huyệt đó, đem cốt táng ở đó. Táng xong, lại cùng ông lão đến phía đông núi Nguộn ở xã Biện Thượng, tìm đến xứ Ngò Thượng.
Ông lão chỉ ở đó nói với ông rằng: "Chỗ này cũng có thể dùng". Sau đó xem bói chọn làm chỗ đặt nhà cửa để ở. Biện Thượng nằm bên bờ tả dòng sông Mã đoạn hạ lưu chảy qua huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), trở thành nơi khởi sinh của dòng họ Trịnh 12 đời Chúa.
Rồi ông lão lại đến xứ Cao Cũ chỉ vào đó nói rằng: "Khí đất ở đó rất quí, sau nên dùng huyệt đó mà cát táng". Khi về lại Sóc Sơn, ông lão ra đi lúc nào, về nơi nào không ai rõ.
Trịnh Đặng lấy con gái họ Hoàng làng Biện Thượng rồi dời sang quê vợ ở và sinh ra Diễn Khánh vương Trịnh Lan. Trịnh Lan sinh ra Dục Đức vương Trịnh Lâu. Trịnh Lâu lấy con gái họ Hoàng thôn Hổ, làng Vệ Quốc, huyện An Định, sinh Thế tổ Minh Khang Đại vương Trịnh Kiểm (1503-1570). Khi cầm quyền ông chưa xưng chúa nhưng Trịnh Kiểm là vị Chúa tiên khởi của nhà Trịnh, người tạo dựng vương nghiệp nhà Trịnh truyền mười hai đời, kéo dài 249 năm ròng, quyền lực "nghiêng ngả trời đất".
Mộ thiên táng được đàn vẹt che chở?
Trịnh Kiểm mồ côi cha từ lúc 6 tuổi, sống ở quê ngoại với mẹ là bà Hoàng Thị Dốc ở quê ngoại. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một cậu bé lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt là rất can đảm, có hiếu với mẹ.
Lớn lên, ông là một tay kỵ mã tài giỏi nên một viên tướng nhà Mạc thu nhận, giao chăm sóc huấn luyện đàn ngựa chiến. Được ít lâu, có người khuyên Trịnh Kiểm không nên cộng tác với tướng nhà Mạc. Trịnh Kiểm nghe theo, nửa đêm bỏ Ninh Bang hầu trốn đi, mang theo con ngựa chiến đầu đàn.
Khu lăng mộ các chúa Trịnh ở Thanh Hóa.
Tướng nhà Mạc hay được, rất tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm nhốt vào một cái cũi tre, lấy đá lớn cột lại, thả xuống vực nước sâu. Khi chiếc cũi chìm xuống đáy, thì đêm ấy lạ thay nước sông như sôi lên, sấm chớp cùng mưa nguồn cuồn cuộn đổ về, nước chảy mạnh như muốn xô trôi cả hai bờ sông cũ.
Sáng ra ngừng mưa, người quanh vùng hết sức kinh ngạc khi thấy nơi vực xoáy nhận chìm mẹ Trịnh Kiểm chiều hôm trước bỗng nổi lên một gò đất lớn chạy từ giữa sông vào bờ, thành ngôi mộ thiên táng kỳ lạ ôm giữ thi hài bà mẹ. Lạ hơn, phía trên ngôi mộ có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây.
Đàn vẹt ở đó rất lâu rồi bay đi. Vì vậy, Trịnh Kiểm mới đặt tên nơi này là Nghè Vẹt. Nghè Vẹt hiện nay là nơi thờ tự 12 đời chúa Trịnh và mẹ Trịnh Kiểm.
Về phong thủy, ngôi mộ của mẹ Trịnh Kiểm ở giữa dòng sông. Ba phía có các núi gồm Thổ Tượng, Hắc Khuyển, ốn Sơn nối nhau như rồng lượn. Phía bên kia, sông Mã nước trong như ngọc lượn lờ giữa khoảng ruộng đồng xanh ngát.
Dòng sông Bưởi từ phía đông nhập vào chẳng khác đuôi rồng đang vẫy. Thế đất này đẹp và rất lạ vì mang hai thế phong thủy là thế "lưỡng long tranh châu" và "thanh long hý thủy". Biện Thượng nằm trên vùng đất nguyên là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển, giáp giới hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình.
Làng Gia Miêu - quê hương của nhà Nguyễn ở phía Nam của dãy núi. Chốn cũ của họ Trịnh cũng chung mạch, được núi non, sông nước bao quanh, che chở, giữ cho lộc trời bền lâu.
Cuối năm Kỷ Tỵ 1569, Trịnh Kiểm gần 70 tuổi. Có điềm bất thường lại xảy ra tại huyện Vĩnh Lộc. Vào một đêm trăng giá buốt, một ngôi sao băng dài vài chục trượng đã sa xuống đất, phát tiếng nổ lớn làm mọi người kinh hoàng. Sau đó, Trịnh Kiểm qua đời, mộ phần được đặt cạnh mộ phần mẫu thân.
Theo_Kiến Thức
Một người bị nước cuốn trôi 3 ngày chưa tìm thấy xác Sau khi ăn cơm trưa xong, anh Đồng cùng một số người bạn ra sông tắm. Do nước sông to, nạn nhân đã bị nước cuốn trôi, đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Vụ việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 12/8, tại đoạn sông Mã chảy qua thôn Hạ, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Nạn nhân là anh...