Hồng Lỗi la làng: Có nước “bắt cóc” ASEAN?!
Truyền thông nhà nước Trung Quốc tưởng rằng cứ lập lờ đánh lận con đen như thế là có thể lôi kéo được Việt Nam về phía họ hoặc chí ít cũng reo rắc hoài nghi…
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Reuters ngày 28/4 đưa tin, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Ba đã nói rằng Bắc Kinh “vô cùng lo ngại” sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 bày tỏ lo lắng trước các hoạt động cải tạo đất (bất hợp pháp mà Trung Quốc đang làm) cũng như tự do hàng hải ở Biển Đông. Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông là căn nguyên mới nhất của căng thẳng với các nước lán giềng.
10 nước ASEAN đã khẳng định sau hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại Kuala Lumpur rằng, hoạt động cải tạo đất (bất hợp pháp) gây mất lòng tin, sự tự tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Hồng Lỗi rêu rao, trong vấn đề Biển Đông hiện Trung Quốc đã “kiềm chế cùng cực”?! Nếu không phải cái gọi là “kiềm chế cùng cực”, liệu Trung Quốc còn định leo thang đến đâu trên Biển Đông? PV.
Nguồn tin ngoại giao nói với Reuters, ngoài Philippines công khai yêu cầu ASEAN thống nhất lập trường phản đối Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, Việt Nam và Indonesia cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trong cuộc họp kín, buộc nước chủ nhà Malaysia vốn miễn cưỡng đối kháng với Trung Quốc phải đưa vấn đề Biển Đông lên bàn đàm phán trong các phiên họp kín.
Theo bình luận của The Diplomat ngày 29/4, giai đoạn hiện nay khá khó khăn cho các nhà ngoại giao Trung Quốc khi Thủ tướng Nhật Bản đang ở thăm Hoa Kỳ và lãnh đạo 2 nước hoặc công khai, hoặc ngụ ý chỉ trích Bắc Kinh ngày càng hung hăng trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp với láng giềng.
Kết quả tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 chỉ trích các hoạt động cải tạo của Trung Quốc là phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Mặc dù về mặt ngôn từ, tuyên bố lần này của ASEAN có cứng rắn hơn so với các lần trước, nhưng vẫn còn tương đối không rõ ràng. Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông đã nhận được sự quan tâm chú ý rất lớn nhưng lại có rất ít tiến bộ được ghi nhận.
Video đang HOT
Nhưng ngay cả những tiến triển ít ỏi đó cũng khiến Bắc Kinh “lên cơn thịnh nộ”. Hồng Lỗi tức tối rêu rao: “Hội nghị thượng đỉnh ASEAN không phải là nơi thích hợp để thảo luận về Biển Đông khi chỉ có 4 nước ASEAN có yêu sách. Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN”. Hồng Lỗi lu loa: “Một số ít quốc gia đang bắt cóc toàn bộ quan hệ Trung Quốc – ASEAN giữ làm con tin cho lợi ích ích kỷ của họ”?!
The Diplomat nhấn mạnh, một bài xã luận trên Tân Hoa Xã thì bộc lộ quan điểm của Bắc Kinh rõ ràng hơn, trực tiếp cáo buộc Philippines kích động chống Trung Quốc (bành trướng): “Lịch sử đã chứng minh rằng ASEAN như một tập thể phải chịu thiệt thòi vì việc làm sai trái của một vài thành viên. Nếu ASEAN tiếp tục để bản thân bị kéo vào các giải pháp đa phương cho Biển Đông, nó sẽ chỉ có lợi cho một số ít quốc gia và thiệt hại cho phần còn lại”?!
Phải chăng cái “thiệt” mà Tân Hoa Xã úp mở ở đây chính là những mồi thơm kinh tế – thương mại của chiến lược Một vành đai, một con đường hay Con đường Tơ lụa trên biển mà Bắc Kinh đang cổ súy và trưng ra? Nhưng Tân Hoa Xã và Trung Nam Hải nên nhớ, một khi cứ để Bắc Kinh muốn làm gì thì làm gây nên xung đột, chiến tranh ở Biển Đông thì chẳng có Con đường Tơ lụa nào, cũng không một thành viên nào của ASEAN được yên ổn, làm ăn – PV.
Thủ đoạn hơn, Tân Hoa Xã còn có ý so sánh cái họ gọi là “chủ nghĩa bài Trung Quốc” ở Philippines với “lựa chọn của Việt Nam tập trung vào hợp tác với Trung Quốc”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tưởng rằng cứ lập lờ đánh lận con đen như thế là có thể lôi kéo được Việt Nam về phía họ hoặc chí ít cũng reo rắc hoài nghi, nghi ngờ trong nội bộ ASEAN về quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhưng như người xưa vẫn nói, màn thưa không che được mắt thánh – PV.
The Diplomat kết luận, những chỉ trích của Bắc Kinh với tuyên bố của ASEAN về Biển Đông cơ bản bác bỏ mọi khả năng ASEAN được có mối quan tâm chính đáng trước những căng thẳng gia tăng trong khu vực. Phản ứng này rõ ràng cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục từ chối các quan điểm, vị thế của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc định lấy Việt Nam, Philippines làm "bia đỡ đạn"?
Hồng Lỗi định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm bia đỡ cho Trung Quốc trước búa rìu dư luận thực sự chỉ là một trò hề của Bắc Kinh nhằm tới những người nhẹ dạ.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày hôm qua.
Reuters ngày 29/4 đưa tin, sau khi phải đối mặt với những lời chỉ trích về hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hôm Thứ Tư, Trung Quốc quay ngoắt lại cáo buộc (chụp mũ trơ trẽn) Việt Nam, Philippines và một số bên "xây dựng bất hợp pháp" ở Trường Sa.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đã thúc đẩy nhanh chóng trong việc xây dựng các đảo nhân tạo với 1 đường băng (có nguồn tin cho là 3 đường băng ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi) tại quần đảo Trường Sa "thích hợp" cho việc sử dụng vào mục đích quân sự. Những động thái này cùng các hoạt động khiêu khích khác đã trở nên báo động với khu vực và Washington, trở thành vấn đề thống trị hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26.
Trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc liệt kê một số cái gọi là "công việc cải tạo bất hợp pháp" của một số quốc gia yêu sách khác ở Trường Sa mà Trung Quốc gọi là "Nam Sa", trong đó chỉ (chụp mũ) đích danh Việt Nam và Philippines.
Hồng Lỗi rêu rao: "Trong một thời gian dài, Philippines, Việt Nam và các nước khác đã thực hiện công việc khai hoang trên các hòn đảo của Trung Quốc, xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay và các hạng mục cố định khác, thậm chí triển khai tên lửa và các thiết bị quân sự khác. Trên đảo Thị Tứ, Philippines đang xây dựng một sân bay và mở rộng cầu tàu"?!
Ông Lỗi lu loa rằng Việt Nam đang xây dựng bến cảng, đường băng, trận địa tên lửa, doanh trại, nhà cao tầng, hải đăng và sân bay trực thăng trên 20 điểm đảo và bãi cát ngầm. Nói xong Hồng Lỗi lặp lại luận điệu sai trái quen thuộc: Trung Quốc kịch liệt phản đối!?
Động thái gắp lửa bỏ tay người, đánh lận con đen này của Hồng Lỗi và Trung Nam Hải không lòe bịp được ai, bởi một sự thật hiển nhiên là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã, đang bị Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp thành tiền đồn quân sự. Trung Quốc chưa và không bao giờ chứng minh được cái gọi là "chủ quyền" của họ ở Biển Đông, đó là lý do tại sao Bắc Kinh lại sợ ra tòa đến thế.
Thứ hai, người Việt Nam đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục với 2 quần đảo này ít nhất là từ thế kỷ 17. Đó là nơi người Việt thường xuyên lui tới tiến hành các hoạt động kinh tế, thực thi và bảo vệ chủ quyền. Nên việc gia cố các cơ sở sẵn có, tăng cường năng lực phòng thủ đối phó với dã tâm bành trướng, xâm lược của Bắc Kinh khi nó đã từng xảy ra năm 1974, 1988, 1995 và khiêu khích năm 2014 là việc hoàn toàn hợp pháp, đương nhiên.
Thứ ba, như nói ở trên, Trung Quốc là kẻ nhảy vào tranh đoạt, thôn tính, xâm lược lãnh thổ láng giềng và gây ra tranh chấp, hiển nhiên không thể so bì vị thế của kẻ cướp với nạn nhân đã đành, nay lại còn định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm "bia đỡ đạn" trước búa rìu dư luận. Có lẽ Trung Quốc muốn lèo lái sự chú ý của dư luận đến điều khoản "giữ nguyên hiện trạng" trong DOC để ngụy biện theo lối "các anh xây thì tôi cũng xây, thậm chí xây to hơn"?
Đó chỉ là thủ đoạn lẻo mép của kẻ xâm lược. Bởi lẽ việc Việt Nam, Philippines nâng cấp các cơ sở sẵn có khác hoàn toàn với việc biến đổi cấu trúc các bãi ngầm, rặng san hô thành đảo nhân tạo, thay đổi địa hình địa mạo để biến nó thành một pháo đài quân sự. Việc Trung Quốc đã và đang làm mới thực sự là "thay đổi hiện trạng" đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Lại nữa, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC đã không được Bắc Kinh tuân thủ vì nó không có điều khoản nào ràng buộc. Trong khi ASEAN đã luôn sẵn sàng và hối thúc Trung Quốc đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC thì Bắc Kinh dùng mọi thủ đoạn có thể để dây dưa, né tránh chầy bửa nhưng bây giờ lại muốn lấy DOC ra làm lá bùa lòe bịp dư luận.
Khi Trung Quốc đã không tuân thủ DOC, tìm mọi cách né tránh COC và tăng cường xây dựng, vũ trang bất hợp pháp ở Trường Sa mà các bên liên quan không lo phòng thủ và tìm giải pháp đối phó chỉ vì cái sự lẻo mép của Hồng Lỗi hay "lá bùa DOC" mà chính họ vi phạm ra dọa là đã trúng phải mưu hèn kế bẩn của Bắc Kinh, nhưng điều này không bao giờ xảy ra.
Bởi vậy phát ngôn của Hồng Lỗi định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm bia đỡ cho Trung Quốc trước búa rìu dư luận thực sự chỉ là một trò hề của Bắc Kinh nhằm tới những người nhẹ dạ, nó không thể che lấp được bản chất âm mưu bành trướng và hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông - PV.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc chỉ trích đề nghị ASEAN cùng tuần tra Biển Đông của Mỹ Trung Quốc chỉ trích một tư lệnh hải quân hàng đầu của Mỹ về đề nghị các nước ASEAN thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp cùng tuần tra Biển Đông, theo tin VOA. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, ngày 20/3 tuyên bố &'Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng nghiêm ngặt cam kết không...