Hồng Kông xét xử vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử
Quan chức cấp cao thứ hai Hồng Kông đã bị đưa ra xét xử từ ngày 8.5 trong vụ án tham nhũng lớn và quan trọng nhất lịch sử đặc khu này, theo Tân Hoa Xã.
Quách Bính Liên (giữa) rời tòa án Luật Đông ở HK vào ngày 3.7.2012 – Ảnh: Reuters
Quách Bính Giang (giữa) rời tòa án Luật Đông ở HK vào ngày 3.7.2012 – Ảnh:Reuters
Giám đốc điều hành SHK Trần Cựu Nguyên rời tòa vào ngày 3.7.2012. Ảnh: Reuters
Có tiền mua đứt quan chức
Vụ án tham nhũng này được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng bởi dính líu tới 5 quan chức cao cấp Hồng Kông.
Đứng đầu là cựu Trưởng ty Hành chánh đặc khu hành chính Hồng Kông (chức vụ lớn thứ 2 ở Hồng Kông sau Trưởng Đặc khu) Hứa Sĩ Nhân (Rafael Hui, 66 tuổi), bị tố cáo ăn hối lộ của tập đoàn bất động sản Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai Properties Ltd, SHK). Ông này hiện đang là Ủy viên Thường vụ Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc.
Video đang HOT
Tiếp đó là hai anh em nhà họ Quách: Chủ tịch tập đoàn SHK Quách Bính Giang (Thomas Kwok, 63 tuổi) và Tổng giám đốc SHK Quách Bính Liên (Raymond Kwok, 62 tuổi); Giám đốc điều hành SHK Trần Cựu Nguyên (Thomas Chan, 67 tuổi); Phó chủ tịch Sở Giao dịch và thanh toán Hồng Kông (HKEx) Quan Hùng Sinh (63 tuổi).
Mỗi bị cáo hiện đều bị truy tố tới 8 tội danh và đều phải đóng từ 200.000 – 1 triệu đô la Hồng Kông (HKD) tiền bảo lãnh tại ngoại.
Họ Hứa từng là nhân vật lãnh đạo thế lực nhất nhì Hồng Kông, đồng thời cũng được coi là cánh tay mặt của Bắc Kinh đã bị Cơ quan độc lập bài trừ tham nhũng ICAC bắt giữ vào tháng 03.2012.
Phiên tòa xét xử dự tính sẽ kéo dài ít nhất 70 ngày với 82 nhân chứng bị triệu tập cùng dàn luật sư bào chữa hùng hậu của các bên.
Vụ án gây xôn xao dư luận không chỉ ở Hồng Kông mà còn cả đại lục bởi trong con số “khủng” 82 nhân chứng bị triệu tập có nhiều quan chức còn đang đương chức và cựu quan chức cấp cao của Quỹ tiết kiệm Hồng Kông (MPFA), quan chức quản lý-điều hành cấp cao của SHK, các chuyên gia pháp lý…
Anh em nhà họ Quách được đánh giá đã phải chi trăm triệu đô la Hồng Kông để mời dàn luật sư và cố vấn pháp lý hùng hậu về bảo vệ, trong đó gồm 2 luật sư chính là luật sư của nữ hoàng Anh là Clare Montgomery và Kelsey-Fry.
Phiên tòa được xét xử công khai, có gắn 3 màn hình lớn bên trong và 2 màn hình lớn bên ngoài để những người quan tâm có điều kiện theo dõi trực tiếp toàn bộ quá trình xét xử.
Bị tài phiệt kiểm soát
Với tài sản khổng lồ, khoảng 17,5 tỷ đôla, hai anh em họ Quách bị tố cáo lợi dụng sự dễ dãi của ông Hứa Sĩ Nhân, người do đại lục đề cử làm Trưởng ty hành chánh đặc khu hành chính Hồng Kông vào giữa thập niên 2000, chỉ đứng sau lãnh đạo số 1 của đặc khu là Tăng Âm Quyền.
Theo bản cáo trạng, số tiền tham ô này đã lên đến 4 triệu đôla Mỹ qua các thủ thuật cho vay không hoàn trả và quà biếu, gồm cả quà tặng bất động sản cao cấp. Cựu Trưởng đặc khu hành chánh Hồng Kông Tăng Âm Quyền (Donald Sang) vào tháng 6.2012 cũng thú nhận đã nhận nhiều quà cáp của giới doanh nhân ( du lịch trên du thuyền, máy bay riêng…)
Kết quả là lớp quan chức chính quyền của đặc khu hành chánh này đã phát triển mối “quan hệ” thắm thiết với giới tài phiệt và bị xã hội đen Trung Quốc thao túng suốt nhiều thập niên. Việc vụ án bị phanh phui và công khai xét xử, theo phân tích của một số báo giới Hồng Kông, rằng nhằm một mặt làm cho công luận hiểu rằng chính quyền địa phương bị tài phiệt kiểm soát; mặt khác, đây cũng là đòn cảnh cáo giới thương gia từ nay phải thận trọng, không thể sống ngoài vòng pháp luật.
Cái giá phải trả
Cáo trạng nêu rõ trong thời gian 5 năm đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như giám sát hành chính Quỹ tiết kiệm MPFA, Trưởng ty Hành chánh đặc khu… Hứa Sĩ Nhân đã “tranh thủ” hưởng rất nhiều lợi ích từ các chức vụ này.
Trong đó, họ Hứa bị cáo buộc: đã nhận các chi phiếu trị giá 5 triệu tệ (16 tỉ đồng) của anh em nhà họ Quách từ 3.2005-6.2007 thông qua công ty tài chính Phi Đằng; đã nhận hối lộ 8,5 triệu tệ (27,2 tỉ đồng) từ hai anh em nhà họ Quách, Trần Cựu Nguyên, Quan Hùng Sinh, như khoản bồi dưỡng để giúp cho SHK hưởng nhiều ưu đãi; đã nhận hơn 11 triệu tệ (53,1 tỉ đồng) từ tháng 6.2005-1.2009 khi đang giữ chức trưởng ty Hành chánh và quan chức của đặc khu Hành chính; đã nhận 4,12 triệu tệ (13,1 tỉ đồng) của SHK thông qua doanh nghiệp Đức Phúc.
Ngoài ra, họ Hứa bị cáo buộc đã cùng Quách Bính Liên cung cấp các hóa đơn sai. Họ Hứa bị cáo buộc đã chấp nhận 3 khoản vay không tài sản thế chấp của SHK lần lượt là 900.000 tệ (2,8 tỉ đồng), 1,5 triệu tệ (4,8 tỉ đồng), 3 triệu tệ (9,6 tỉ đồng), tuy nhiên cả 3 khoản vay này đều không được khai báo.
Cáo trạng cũng chỉ rõ họ Hứa trong thời gian làm giám sát hành chính của MPFA đã được ở miễn phí hai căn hộ cao cấp liền kề tại khu Leighton Hill và khi bàn hợp đồng cố vấn với SHK đều không báo cáo lại cho MPFA.
Từ sau khi vụ án chính thức bị phanh phui (19.3.2012), Hứa Sĩ Nhân rơi vào cảnh liên tục bị chủ nợ tới đòi và đền bù các khoản tiền đã nhận, cuối cùng phải nộp đơn lên ngân hàng Đông Á xin phá sản.
Tháng 11.2013, tòa án tối cao Hồng Kông đã chấp nhận ban lệnh phá sản họ Hứa và Hứa Sĩ Nhân đã trở thành cựu quan chức cấp cao Hồng Kông đầu tiên bị phá sản ở đây.
Chính quyền Hồng Kông cũng tuyên bố ngưng cấp 80.000 tệ (256 triệu đồng)/tháng tiền trợ cấp cho họ Hứa.
Như vậy trong 4 năm phá sản, họ Hứa bị mất tổng cộng 3,84 triệu tệ (12,28 tỉ đổng). Căn cứ theo số liệu năm 2003 khi nghỉ hưu ở chức vụ ở MPFA ở độ tuổi 55, họ Hứa từng lĩnh lương hưu một cục ít nhất là 4,8 triệu tệ (15, 36 tỉ đồng).
Tập đoàn Bất động sản Tân Hồng Cơ (SHK) được thành lập vào năm 1958 bởi nhà tài phiệt Quách Đắc Sinh (Kwok Tak Seng). Trước khi qua đời năm 1990, ông này đã nhường quyền lãnh đạo SHK cho con trưởng Quách Bính Tương (Walter Kwok). Gia tộc họ Quách là tác giả những tòa nhà chọc trời và ngoài 3 tòa tháp cao nhất Hongkong (Central Plaza, International Finance Center và International Commerce Center), Tập đoàn này còn xây dựng hàng chục tòa chung cư, nhiều trung tâm mua sắm lớn và khu giải trí. Đây cũng là tập đoàn bất động sản lớn thứ hai thế giới, có tổng giá trị thị trường gần 39 tỉ USD. Ngoài lĩnh vực bất động sản, SHK còn kinh doanh truyền thông, vận tải ở Trung Quốc, Hongkong và Singapore.
Theo TNO
Thêm một 'con hổ' Trùng Khánh bị điều tra tham nhũng
Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc cho biết một nhà lập pháp ở thành phố Trùng Khánh đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng, theo Reuters ngày 3.5.
Ảnh minh họa
Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định chống tham nhũng, bất kể đối tượng là "hổ" (quan chức cấp cao) hay "ruồi" (cấp thấp), là mục tiêu chính của ông trong thời gian cầm quyền, do lo ngại vấn đề này có thể đe dọa sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Đàm Thê Vĩ, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Trùng Khánh, bị tình nghi "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp", cụm từ thường được hiểu là có hành vi tham nhũng.
Thông báo về cuộc điều tra nhằm vào ông Đàm được đăng trên website của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trùng Khánh từng nằm dưới sự quản lý của Bạc Hy Lai, cựu chính trị gia cao cấp bị phạt tù chung thân hồi năm ngoái vì phạm một loạt tội, trong đó có tham nhũng.
Truyền thông Trung Quốc cho biết ông Đàm từng làm việc chung với ông Bạc trong nhiều năm. Ông Đàm từng là Phó thị trưởng Trùng Khánh từ năm 2006 đến năm 2013.
Ông Đàm từng xử lý nhiều dự án liên quan đến đập thủy điện Tam Hiệp, bao gồm giám sát việc di dời các cư dân địa phương. Dự án này là tâm điểm của một vụ bê bối tham nhũng với hàng loạt quan chức bị sa thải do cáo buộc gia đình trị, những thương vụ địa ốc mờ ám và dàn xếp đấu thầu.
Theo TNO
Trung Quốc trừng phạt gần 4.600 cán bộ quan liêu Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa thông báo trong tháng 3 có tổng cộng 4.599 cán bộ bị trừng phạt do vi phạm các quy định chống quan liêu. Giới lãnh đạo Trung Quốc quyết chống nạn quan liêu - Ảnh: Reuters Tân Hoa xã ngày 19.4 dẫn thông báo trên nói rõ...