Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng điều kiện xuất viện đối với bệnh nhân COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 17/2 đã thừa nhận tình hình dịch bệnh ở thành phố này đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, đồng thời hy vọng người dân bình tĩnh và giữ vững niềm tin.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Lâm cho biết chính quyền đặc khu đang làm mọi cách để tăng cường năng lực xét nghiệm, cách ly, điều trị và tỷ lệ tiêm chủng.
Hong Kong đã thông báo về 6.116 ca mắc mới COVID-19 vào ngày 17/2. Kể từ tháng 1 đến nay, thành phố này đã ghi nhận tổng cộng 16.600 ca mắc mới COVID-19, vượt quá tổng số ca bệnh trong 2 năm qua và thêm 24 người tử vong do virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân COVID-19 chưa được đưa đến bệnh viện hoặc phải nằm ngoài trời trong thời tiết giá lạnh do hệ thống y tế đã quá tải.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ luân chuyển giường bệnh, từ ngày 17/2, các bệnh nhân COVID-19 có thể được xuất viện khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-COV-2 sau 7 ngày kể từ khi được chẩn đoán, tiếp tục cách ly tại nhà và làm xét nghiệm sau đó 7 ngày. Bệnh nhân tại các cơ sở cách ly cộng đồng có thể về nhà khi có kết quả âm tính sau 7 ngày kể từ khi được chẩn đoán và phải làm xét nghiệm sau 14 ngày. Đối với những bệnh nhân đang chờ được đưa đi cách ly, nếu sau 14 ngày có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được coi là không còn nguy cơ lây nhiễm và có thể được tự do đi lại.
Cũng trong ngày 17/2, nhóm công tác đặc biệt đầu tiên của chính quyền Trung ương Trung Quốc gồm các chuyên gia dịch tễ học đã nhiều lần tham gia xử lý những ổ dịch ở và các phương tiện xét nghiệm axit nucleic di động đã đến Hong Kong. Thành phố này đang phấn đấu tăng số lượng xét nghiệm lên khoảng 300.000 mẫu/ngày vào cuối tháng 2/2022.
Video đang HOT
Hiện tại, nguồn cung rau từ Trung Quốc đã tăng lên 10%, tương đương khoảng 80% nguồn cung hàng ngày, song giá rau trên thị trường Hong Kong vẫn chưa có xu hướng giảm. Ngoài ra, nhiều mặt hàng thực phẩm tại Hong Kong cũng đang có xu hướng tăng giá.
Người phụ nữ bị COVID-19 trong thời gian dài kỷ lục 335 ngày
Sau khi chiến thắng bệnh ung thư, người phụ nữ này lại phải chiến đấu với COVID-19 trong ròng rã 335 ngày, lâu nhất trong các ca bệnh được ghi nhận trên thế giới.
Nhiễm virus kéo dài có thể dẫn đến các biến thể mới, vì virus có nhiều thời gian và không gian hơn để tiến hóa trong cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu. Ảnh minh họa
Theo tạp chí Science, bệnh nhân 47 tuổi nói trên lần đầu tiên nhập viện vì COVID-19 vào mùa xuân năm 2020 tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) tại bang Maryland (Mỹ). Tình trạng bệnh của cô kéo dài suốt gần một năm và liên tục được theo dõi thông qua các xét nghiệm dương tính lặp đi lặp lại cộng với những triệu chứng kéo dài, đòi hỏi phải được hỗ trợ thở oxy tại nhà.
Mặc dù các xét nghiệm của bệnh nhân cho kết quả dương tính, nhưng mức độ virus SARS-CoV-2 trong cơ thể vẫn rất thấp trong vài tháng sau khi mắc bệnh. Sau đó, vào tháng 3/2021, nồng độ virus trong cơ thể bệnh nhân bắt đầu tăng đột biến.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gien từ các mẫu thu thập được trong lần lây nhiễm ban đầu của bệnh nhân với bộ gien gần đây hơn và nhận thấy rằng loại virus này giống nhau. Hay nói cách khác, bệnh nhân không bị tái nhiễm, mà là liên tục chứa lượng virus tương tự trong gần một năm.
Tạp chí Science cho biết virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể nữ bệnh nhân trên vì hệ miễn dịch của cô đã bị tổn hại do điều trị ung thư hạch trước đó, một bệnh ung thư liên quan đến một phần của hệ miễn dịch.
Bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào Cart-T cách đây khoảng 3 năm. Liệu pháp CAR-T sử dụng tế bào T - tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân - được lập trình lại để nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư trên khắp cơ thể. Quá trình này bao gồm việc lấy một số tế bào T ra khỏi cơ thể bệnh nhân và thông qua các quy trình trong phòng thí nghiệm, các tế bào T này được lập trình lại để có thể "nhận diện" các tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân.
Khi các tế bào T đã được lập trình để xác định các tế bào ung thư của bệnh nhân, chúng sẽ được nhân lên trong phòng thí nghiệm và truyền trở lại bệnh nhân. Các tế bào T được lập trình lại này lưu thông khắp cơ thể, xác định các tế bào ung thư và tiến hành một cuộc tấn công miễn dịch chống lại chúng.
Tuy nhiên, liệu pháp Cart-T cuối cùng đã làm suy yếu hệ miễn dịch của nữ bệnh nhân, khi làm cơ thể cạn kiệt dần tế bào B, vốn là các tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tạo ra kháng thể.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Italy. Ảnh: Life Science News
Trước đây, đã có những báo cáo lẻ tẻ về những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trải qua thời gian chiến đấu và loại bỏ virus COVID-19 lâu hơn dự kiến, chẳng hạn như một bệnh nhân ung thư máu ở Washington đã loại bỏ virus trong 70 ngày. Nhưng trường hợp của nữ bệnh nhân ung thư hạch nói trên là lâu nhất được ghi nhận cho tới nay.
Tác giả nghiên cứu cấp cao Elodie Ghedin - nhà virus học phân tử tại NIH, nói với tạp chí Science, các trường hợp lây nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu "cho chúng ta một cửa sổ để xem xét cách virus khám phá không gian di truyền". Bằng cách phân tích các mẫu từ bệnh nhân này và những người bị nhiễm virus kéo dài khác, các nhà nghiên cứu có thể thấy được rõ sự tiến triển của virus.
Trong mẫu virus SARS-CoV-2 được lấy từ bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hai loại gien bị xóa (đột biến xóa các phần của bộ gien), một trong số các gien mã hóa protein gai của virus (là "cánh tay" mà virus sử dụng để xâm nhập tế bào trong cơ thể người) và một phần khác. Đó là một sự xóa bỏ rất lớn bên ngoài protein gai - một khu vực mà phần lớn vẫn chưa được giới khoa học biết đến do thiếu nghiên cứu.
Các nhà khoa học khác cũng đã phát hiện ra hiện tượng xóa bỏ tương tự ở khu vực đó bên ngoài protein gai ở những bệnh nhân bị nhiễm virus mãn tính.
Nhiễm virus mãn tính rất hiếm gặp, nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các biến thể mới, vì virus có nhiều thời gian và không gian hơn để tiến hóa trong cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu.
Nữ bệnh nhân bị ung thư hạch trong nghiên cứu nói trên cùng đã loại bỏ được virus và có nhiều xét nghiệm âm tính kể từ tháng 4 năm nay.
CDC Mỹ: Vắc xin Pfizer có hiệu quả 93% ngăn trẻ 12-18 tuổi nhập viện Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đánh giá vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả ngăn ngừa nhập viện lên đến 93% ở nhóm thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi. Một thiếu niên tại Massachusetts, Mỹ, được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngày 22-4 - Ảnh: AFP Kết quả được CDC Mỹ công bố ngày...