Hong Kong (Trung Quốc) có thể cho phép phong tỏa cục bộ chống Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 đáng lo ngại, chính quyền Hong Kong lại quyết định thực hiện các biện pháp phòng chống dịch “nghiêm ngặt nhất” và sẽ thông qua các điều luật cho phép “phong tỏa” cục bộ.
Phát biểu với báo giới sáng 8/12, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong cho biết, làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 ở vùng lãnh thổ này vẫn chưa dừng lại, nhiều ổ dịch mới lại xuất hiện thêm trong những ngày qua.
Theo bà, tình hình dịch tại Hong Kong là đáng lo ngại và đang tiến sát mức đỉnh của lần dịch trước. Do vậy, chính quyền đặc khu đã quyết định siết chặt các biện pháp phòng chống lên mức “nghiêm ngặt nhất”.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Ảnh: Đài phát thanh Hong Kong RTHK
Theo đó, các cửa hàng ăn uống sẽ không được phục vụ khách ăn tại nhà hàng mà chỉ được giao hàng cho khách mang về sau 18h. Các phòng tập, cơ sở thể dục thể thao, viện thẩm mỹ và trung tâm massage cũng phải đóng cửa. Lệnh cấm tụ tập trên 2 người cùng hàng loạt biệt pháp thực thi trước đó tiếp tục có hiệu lực.
Video đang HOT
Số liệu bà Lâm công bố cho thấy, chỉ trong vòng 1 tuần qua, Hong Kong đã có thêm 661 ca Covid-19, trong đó có 3 ngày số người bệnh tăng thêm đều trên 100, gần bằng mức đỉnh của làn sóng dịch trước đó. Tình hình càng trở nên phức tạp và đáng lo ngại khi tất cả các quận ở đặc khu này đều có người bệnh và liên quan đến các ổ dịch khác nhau, như câu lạc bộ khiêu vũ, phòng karaoke hay siêu thị. Ngoài ra, còn xuất hiện không ít trường hợp không rõ nguồn lây và các đối tượng này đang liên tục tăng. Tính đến ngày 7/12, đặc khu này đã có gần 7.000 ca Covid-19.
Bà còn cho biết, chính quyền Hong Kong sẽ xây dựng những quy định mới, cho phép người đứng đầu cơ quan y tế tại đây được quyền yêu cầu những nhóm người nhất định không được ra ngoài trước khi hoàn thành xét nghiệm. Trước đó, chính quyền đặc khu này đã chuẩn bị cho việc tiếp tế người dân trong thời gian phong tỏa, song chưa thể thực hiện do thiếu các điều luật tương ứng.
Trong khi đó, theo ông Trần Kình Tùng, quan chức cơ quan quản lý các cơ sở y tế Hong Kong, trong đợt dịch này, các ca bệnh nặng có chiều hướng trẻ hóa, một số trường hợp khi nhập viện bệnh tình đã chuyển nặng. Riêng tuần qua, có tới 1/4 số người bệnh nặng từ 60 tuổi trở xuống. Đây là điều hiếm gặp tại đây. Quan chức này đã cảnh báo tất cả người dân không được lơ là trước dịch bệnh.
Ông Hứa Thụ Xương, một giáo sư về các bệnh đường hô hấp, chuyên gia cố vấn của chính quyền Hong Kong cũng cho biết, virus gây ra đợt dịch lần này giống lần trước, lượng virus trong cơ thể người bệnh lớn. Mặc dù không hẳn sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng, song độ lây lan là khá cao./.
Quan chức TQ: Mức độ tự trị của Hong Kong phụ thuộc thái độ người dân
Phó giám đốc phụ trách Hong Kong của Trung Quốc cho rằng mức độ tự trị mà Hong Kong nhận được sau năm 2047 sẽ phụ thuộc vào thái độ của người dân khi đó.
Trong một bình luận hiếm hoi về tương lai lâu dài của Hong Kong, ông Trương Hiểu Minh, Phó giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau, đã liên hệ cách hành xử của người dân Hong Kong hiện tại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái của đặc khu sau năm 2047.
"Tôi thấy khá nhiều người ở Hong Kong đang nhìn về số phận của "Một quốc gia, Hai chế độ" sau năm 2047", ông Trương nói trong một hội thảo trực tuyến về hiến pháp thu nhỏ của thành phố.
"Hong Kong sẽ thể hiện một hồ sơ như thế nào với người dân cả nước?", ông Trương đặt câu hỏi.
Theo ông Trương, một cam kết mạnh mẽ cho an ninh quốc gia sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thoả thuận "Một quốc gia, Hai chế độ".
Phó giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau, ông Trương Hiểu Minh và Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Ảnh: HKGov.
Người biểu tình Hong Kong chỉ trích những nỗ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh để làm xói mòn mức độ tự trị của thành phố.
Trong khi đó, Bắc Kinh coi những cuộc biểu tình là mối đe doạ với chủ quyền và an ninh quốc gia.
Ông Trương cũng nói thêm rằng luật an ninh mới, với mục tiêu dập tắt mong muốn ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài, sẽ chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ ở Hong Kong và không ảnh hưởng đến các quyền tự do của đặc khu, hay vị thế của nó như trung tâm tài chính toàn cầu.
Ông Trương Hiểu Minh từng giữ chức giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau trước khi bị điều chuyển xuống chức phó giám đốc hồi tháng 2 năm nay.
Theo Reuters, người biểu tình ở Hong Kong đã tiếp tục xuống đường trong tuần này để phản đối dự luật an ninh mới của Bắc Kinh, sau thời gian tạm dừng các hoạt động bất tuân dân sự vì đại dịch Covid-19.
Thoả thuận ký kết năm 1997 giữa Anh và Trung Quốc xác nhận một hệ thống theo kiểu "một quốc gia, hai chế độ", theo đó Hong Kong được hưởng những quyền và sự tự do không có ở đại lục trong vòng ít nhất 50 năm, đến năm 2047. Nhưng nhiều người Hong Kong và nước ngoài cho rằng những quyền tự do đó, và vị thế trung tâm thương mại và tài chính châu Á của đặc khu, đang có nguy cơ bị Bắc Kinh đe doạ.
Hong Kong nối lại một phần các dịch vụ quá cảnh tại sân bay quốc tế từ tuần tới Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 26/5 thông báo sẽ nối lại một phần các dịch vụ quá cảnh tại sân bay quốc tế từ tuần tới. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên đường phố tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 1/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Sân bay ở Hong Kong là một trong những...