Hong Kong tiêu hủy hàng nghìn con chuột hamster
Ngày 18/1, Đặc khu hành chính Hong Kong ( Trung Quốc) đã ra lệnh tiêu hủy 2.000 con chuột hamster và cảnh báo chủ vật nuôi không được ôm hôn động vật.
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã ra lệnh tiêu hủy 2.000 con chuột hamster. Ảnh: AFP
Động thái này diễn ra sau khi các nhà chức trách phát hiện một số ca mắc biến thể Delta trong cộng đồng có liên quan đến cửa hàng thú cưng.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Y tế và vệ sinh thực phẩm Trần Triệu Thủy cho biết hiện chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi trong nhà có thể truyền bệnh cho người, nhưng các nhà chức trách cần hành động thận trọng, cấm nhập khẩu và bán các loài vật nuôi gặm nhấm. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cũng không loại trừ khả năng lây truyền từ động vật sang người.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 18/1, Cục trưởng Cục Nông nghiệp, ngư nghiệp và bảo tồn Lương Triệu Huy cho biết trong hơn 100 mẫu được lấy từ cửa hàng Little Boss ở vịnh Causeway, có 11 mẫu cho kết quả dương tính với virus SASR-CoV-2. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có ca bệnh chuột hamster được xác định mắc COVID-19.
Hong Kong cũng đã tiến hành lấy hàng trăm mẫu xét nghiệm từ các thú nuôi như thỏ, sóc chinchilla, nhưng đến nay chỉ chuột hamster cho kết quả xét nghiệm dương tính. Hong Kong cũng đã ngay lập tức quyết định ngừng nhập khẩu động vật nhỏ, đặc biệt là chuột hamster.
Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia, số chuột hamster nói trên sẽ được bàn giao cho ngư dân để tiêu hủy theo hình thức nhân đạo. Ngoài ra, các nhà chức trách cũng yêu cầu những người mua chuột hamster sau ngày 22/12/20212 nên bàn giao cho lực lượng chức năng để đem đi tiêu hủy theo đúng quy định.
Sau 3 tháng không có ca mắc mới trong cộng đồng, Hong Kong đã ghi nhận nhiều ca mắc mới, được cho là xuất phát từ 2 nhân viên phi hành đoàn của hãng Cathay Pacific. Hai nhân viên này đã vi phạm quy định phòng chống dịch trong thời gian cách ly tại nhà, gây lây lan dịch ra cộng đồng.
Sinh vật này uống rượu siêu giỏi trong thế giới động vật
Các nhà nghiên cứu của Đại học Alaska đã phát hiện ra rằng chuột hamster là đối thủ nặng ký của thế giới động vật khi nói đến khả năng uống rượu.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Alaska đã phát hiện ra rằng chuột hamster có tửu lượng tốt nhất trong thế giới động vật. Kết quả khiến nhiều người kinh ngạc về loài sinh vật có kích thước, ngoại hình ngộ nghĩnh, được nhiều người lựa chọn làm thú cưng.
Sinh vật này uống rượu siêu nhất trong thế giới động vật
Tom Lawton, bác sĩ thú y ở Anh cho biết: "Chuột hamster có thể uống rượu nồng độ 15 thay cho nước. Tổng lượng rượu mà chúng có thể uống khiến nhiều người không chịu đựng được".
Tom Lawton đã tham khảo các nghiên cứu do Gwen Lupfer, một nhà tâm lý học tại Đại học Alaska thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày loài gặm nhấm này có thể hấp thụ rượu với lượng khoảng 18 gram/kg cân nặng. Điều đó tương đương với một người đàn ông trung bình uống khoảng một lít rưỡi rượu.
Phát hiện này phù hợp với thói quen của loài gặm nhấm trong tự nhiên. Chúng nổi tiếng với khả năng tích trữ hạt và trái cây, lúa mạch đen trong thời gian dài. Thức ăn tích trữ của chuột có thể sẽ bị lên men sau thời gian dài, nhất là để đồ cho tới mùa đông. Thói quen tiêu thụ đồ ăn lên men giúp chúng có khả năng uống được rượu nhiều hơn.
Để đánh giá mức độ say xỉn của chuột hamster, các nhà nghiên cứu đã cho chúng uống rượu và đo chỉ số bằng cách sử dụng thang đo độ dao động. Điểm dao động từ 0-4, trong đó 0 còn gọi là không lắc lư, đến 4 nghĩa là chúng sẽ bị ngã và không đứng dậy được.
Kết quả cho thấy ngay cả khi uống nhiều rượu, đo ở thời điểm nồng độ ở miệng là cao nhất thì không bao giờ chỉ số đến 0,5. Các nhà nghiên cứu cho phát hiện ra rằng chức năng gan của chuột xử lý rất tốt lượng cồn sau khi uống.
Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu tiêm trực tiếp rượu vào chuột hamster với liều lượng tương đương hoặc thấp hơn, chúng sẽ chao đảo và ngã lăn ra.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chuột có thể lấy calo từ việc uống rượu hơn là để giữ nước. Danielle Gulick, nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Florida đã phát hiện ra rằng việc sử dụng nước đường sucrose có thể hạn chế mức tiêu thụ rượu.
Năm 1994, các nhà nghiên cứu từng thử nghiệm cản trở chuột hamster uống rượu bằng cách cho chúng lựa chọn bia hoặc nước. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại sau khi chứng kiến khả năng uống của chuột.
Chú chó điền viên trưa nào cũng mang cơm ra đồng cho ông chủ: Ngàn vàng không đổi được! Bất luận đang la cà ở đâu, khi giờ cơm sắp tới, chú chó đều tự giác trở về nhà để chuẩn bị đưa cơm cho ông chủ. Chó săn Trung Quốc, hay còn gọi là chó điền viên, xuất hiện từ lâu ở Trung Quốc và Đông Nam Á, chúng thường được nuôi ở vùng nông thôn với mục đích trông nhà,...