Hong Kong tiếp tục đóng cửa các trường học
Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 4/1 đã quyết định tiếp tục đóng cửa các trường học cho đến giữa tháng 2 tới do tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Các trường học tại Hong Kong hầu như đã đóng cửa trong 1 năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại vùng lãnh thổ này, theo đó nhiều trường học đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Theo Cục trưởng Giáo dục Hong Kong Kevin Yeung, toàn bộ các trường mẫu giáo và trường trung học sẽ đình chỉ giảng dạy trực tiếp cho đến sau kỳ nghỉ lễ Tết Âm lịch kết thúc ngày 15/2 tới.
Các trường tiểu học và trung học cơ sở có thể cho phép một số học sinh trở lại trường tham dự các kỳ thi song phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn y tế phòng tránh dịch bệnh.
Video đang HOT
Cuối tháng 11/2020, số ca mắc COVID-19 tại Hong Kong đột ngột tăng trở lại, buộc chính quyền đặc khu phải tái áp đặt các biện pháp phòng dịch như quy định các nhà hàng đóng cửa trước 18h hằng ngày, đóng cửa phòng tập thể thao và cửa hàng làm đẹp.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay Hong Kong đã ghi nhận khoảng 9.000 ca mắc và 150 ca tử vong.
* Cùng ngày, báo Bild của Đức đưa tin chính phủ nước này và chính quyền 16 bang đã nhất trí gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 31/1 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Đức đã phải áp đặc phong tỏa nghiêm ngặt đợt 2 từ ngày 16/12 vừa qua để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, theo đó các trường học, cửa hàng, nhà hàng và quán rượu phải đóng cửa. Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang dự kiến sẽ thảo luận về các biện pháp mới vào ngày 5/1.
Trong khi đó, hãng tin Reuters đưa tin Bộ Y tế Đức đang tìm kiếm tư vấn của một ủy ban độc lập về tiêm chủng phòng dịch để quyết định có trì hoãn kế hoạch tiêm mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 của BioNTech/Pfizer do tình trạng khan hiếm vaccine hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất từ Viện Robert Koch, Đức đã tiêm chủng cho khoảng 239.000 người kể từ khi triển khai chương trình tiêm chủng từ ngày 27/12, thiếu 1,3 triệu liều giao vào cuối năm 2020.
Trước đó, Anh cũng đã quyết định hoãn lịch tiêm chủng mũi thứ 2 vaccine BioNTech/Pfizer để có thêm nhiều người được tiêm chủng.
Nếu Liên minh châu Âu cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 của Moderna vào ngày 6/1 theo dự kiến, trong vài tuần tới sẽ có 1,5 triệu liều được phân phối tới khu vực này. Đến hết năm 2021, Đức sẽ tiếp nhận tổng cộng 50 triệu liều vaccine của Moderna theo các hợp đồng đã ký.
UNICEF cảnh báo về hệ lụy của việc đóng cửa trường học
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 8/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên mở lại các trường học, thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để giữ an toàn cho các lớp học và tránh đóng cửa trường học trên phạm vi toàn quốc.
Học sinh tại một trường học ở New York, Mỹ, ngày 5/10/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Số học sinh bị ảnh hưởng do việc đóng cửa trường học nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 đã tăng 38% trong tháng 11/2020, gây áp lực đáng kể đến tiến độ học tập và cuộc sống của thêm 90 triệu học sinh trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), gần 20% số học sinh trên thế giới - tương đương 320 triệu em - đã không được đến trường học kể từ ngày 1/12, tăng gần 90 triệu em so với 232 triệu em vào ngày 1/11. Ngược lại, trong tháng 10, số học sinh bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa đã giảm gần ba lần.
Theo ông Robert Jenkins, Trưởng phòng Giáo dục Toàn cầu của UNICEF, có bằng chứng cho thấy trường học không phải là môi trường chính lây lan đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, xuất hiện một xu hướng đáng báo động là các chính phủ coi đóng cửa các trường học như một giải pháp đầu tiên trong phòng chống dịch. Trong một số trường hợp, việc đóng cửa trường học đang được thực hiện trên toàn quốc, chứ không phải trong phạm vi cộng đồng. Do vậy, trẻ em đang tiếp tục phải chịu những tác động xấu đến việc học tập, tinh thần, thể chất và sự an toàn. Ông nhấn mạnh lợi ích của việc giữ cho các trường học mở cửa cao hơn nhiều so với chi phí đóng cửa và việc đóng cửa trường học trên toàn quốc bằng mọi giá.
Khi trường học đóng cửa, trẻ em có nguy cơ mất khả năng học tập, không được hưởng hệ thống hỗ trợ thực phẩm và an toàn. UNICEF lo ngại hiện có quá nhiều trường học đóng cửa không cần thiết và không chú trọng đủ vào việc thực hiện các bước cần thiết để làm cho trường học trở nên an toàn.
Một nghiên cứu toàn cầu gần đây sử dụng dữ liệu của 191 quốc gia cho thấy không có mối liên quan giữa học đường và tỷ lệ nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. UNICEF kêu gọi các chính phủ ưu tiên mở lại các trường học và thực hiện mọi biện pháp có thể để biến trường học trở thành nơi an toàn nhất có thể. Các kế hoạch mở lại trường học phải bao gồm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục, bao gồm cả việc học từ xa, đặc biệt là cho các nhóm yếu thế. Hệ thống giáo dục cũng phải được điều chỉnh và xây dựng để có khả năng đối phó được với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Học sinh tiểu học ở Trung Quốc bị khỉ rừng tấn công Có ít nhất 7 học sinh tại một trường tiểu học ở huyện Hội Trạch, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bị đàn khỉ rừng tấn công. Trong đó, một nữ sinh bị khỉ cắn vào mặt, phải nhập viện. Ngày 5/12, người dân địa phương cho biết đàn khỉ hoang xuất hiện nhiều ở khu vực trường học và nhà dân. Người dân...